[GameShow] Mỗi ngày một câu chuyện ý nghĩa

Bài học kinh doanh từ Vua dầu lửa John D. Rockefeller

Khi còn là một cậu bé, John D. Rockefeller đã có hai ước mơ lớn là kiếm được 100 ngàn USD và sống đến 100 tuổi. Rockefeller mất ngày 23/5/1937, cách sinh nhật lần thứ 100 của ông chỉ 26 tháng và để lại một tài sản ròng trị giá 1,4 tỉ USD.



vua%20dau%20lua.jpg

Vua dầu lửa Rockefeller
Trong suốt quá trình gây dựng sự nghiệp, Rockefeller đã gây ra không ít tranh luận từ công chúng và nổi lên như một nhân vật huyền thoại. Ông đã đưa Standard Oil trở thành công ty dầu khí lớn nhất thế giới và bản thân ông trở thành người giàu nhất thế giới.
Rockefeller tham gia khá nhiều các hoạt động từ thiện. Ông đã dùng 10% thu nhập của mình tặng cho nhà thờ nơi ông đã từng làm quản lý thời trẻ. Ông cũng đóng góp cho các hoạt động giáo dục và y tế, trong đó có 80 triệu USD cho trường Đại học Chicago; thành lập Đại học Rockefeller và Quỹ từ thiện Rockefeller (Rockefeller Foundation)... Có khá nhiều bài học lý thú rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp của Rockefeller.
1. Hiệu quả. “Bí quyết để thành công là làm những điều bình thường với hiệu quả bất thường… Tôi luôn cố gắng biến các mối nguy thành các cơ hội” - Rockefeller chia sẻ. Từ việc điều hành hoạt động của công ty với một ngân sách eo hẹp cho đến việc mua lại các đối thủ cạnh tranh, tìm cách sử dụng các nguồn chất thải một cách hiệu quả, ông luôn để ý đến việc cắt giảm chi phí tối đa.
2. Mạo hiểm. “Nếu muốn thành công, anh phải thử những hướng đi mới thay vì cứ đi vào những lối mòn đã được mọi người công nhận… Tôi nghĩ điều đó đòi hỏi lòng kiên trì” - Rockefeller khuyên nhủ. Ông không bao giờ ngại làm những việc mà mình chưa bao giờ làm. Đây chính là bí quyết giúp ông luôn tiến về phía trước, ngay cả khi đang bị nghi ngờ và chỉ trích từ công chúng.
3. Tham vọng. “Con đường đi đến hạnh phúc có hai nguyên tắc rất đơn giản. Đi tìm điều làm anh quan tâm và cố để làm tốt, sau đó hãy đặt hết tâm hồn, nỗ lực, tham vọng và khả năng tự nhiên của mình vào đó” - Rockefeller bày tỏ quan điểm. Ông luôn có những ước mơ lớn và sẵn sàng theo đuổi chúng bằng mọi giá. Tham vọng của ông không bao giờ dừng lại. “Tôi có những cách làm ra tiền mà anh chưa bao giờ biết đến”, Rockefeller từng nói như vậy.
4. Uy tín. “Điều quan trọng nhất đối với một người trẻ tuổi là tạo cho mình một uy tín và một cá tính” - Rockefeller nói. Chính uy tín và cá tính đã giúp Rockefeller trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng động viên nhân viên làm việc tích cực và trung thành với tổ chức ngay cả trong những thời kỳ khó khăn nhất.
5. Trách nhiệm với xã hội. “Nếu mục đích duy nhất của anh chỉ là trở nên giàu có, anh sẽ không bao giờ đạt được điều đó”, Rockefeller chia sẻ. Mặc dù giàu có nhưng Rockefeller luôn nghĩ đến việc đóng góp trở lại cho xã hội một cách tốt nhất. Ông tâm niệm, cho đi và làm những điều tốt hơn cho nhân loại là một nhiệm vụ của mình.



Theo Vietnamleader .
 
Khi chúng ta đang ăn vặt, có bao giờ nghĩ đến,
Cha mẹ có thể đang ăn thức ăn thừa tại nhà ?

Khi chúng ta than thở trời chuyển gió, có bao giờ nghĩ đến,
Cha mẹ có thể đang trong giá lạnh ?

Khi chúng ta nhuộm duỗi tóc, có bao giờ nghĩ đến,
Tóc của cha mẹ đang dần bạc trắng đi ?

Khi chúng ta mua từng chiếc áo mới, có bao giờ nghĩ đến,
Mua cho cha mẹ một chiếc áo mới?

Khi chúng ta đi làm đẹp, có bao giờ nghĩ đến,
Đầy các nếp nhăn trên khuôn mặt của họ ?

Họ không sợ khổ, vì con cái luôn là động lực giúp họ sống !
Từ ngày chúng ta đến với cõi đời này,
Sự đùm bọc chăm chút của cha mẹ chưa bao giờ rời mắt chúng ta,
Trừ phi, họ không còn tồn tại trên thế gian này nữa.

Trên thế gian này, ngoài cha mẹ ra, ai sẽ vì bạn hy sinh tất cả …… ?

Cha mẹ đã một đời khổ cực vì con cái,
Xin hãy trân trọng lấy, hãy ở bên cha mẹ khi có thể,
Nắm lấy tay họ, để cho họ an tâm, dìu họ đi hết đoạn đường đời….
 
Câu chuyện về lòng hiếu thảo

father-and-son.jpg


Ngày xưa, ở một làng kia có một gia đình nghèo gồm ông bố già, hai vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ. Ông bố già yếu cần được chăm sóc nhưng con trai và con dâu bất hiếu chẳng ngó ngàng gì đến nên ông thường bị đói rét. Đứa cháu trai nhỏ thấy vậy thương ông nội lắm, thường lén cha mẹ đem phần cơm của nó cho ông ăn.

Ông bố già rất đau khổ về cách cư xử của dâu con. Ông than phiền, oán trách bao nhiêu thì họ càng khó chịu bấy nhiêu. Cuối cùng, họ bàn nhau sẽ đem ông đến một nơi thật xa rồi bỏ lại đấy. Người chồng nói sẽ mua một cái sọt to bằng tre để bỏ ông cụ vào đó mang đi. Trong lúc bàn mưu tính kế để vứt bỏ cha, họ đâu ngờ rằng, đứa con trai bé bỏng của họ đã nghe tất cả.
Sáng hôm sau, ngay khi người cha đi chợ mua sọt, đứa bé hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, tại sao bố mẹ lại vứt ông đi?
Người mẹ vội vàng trả lời:
- Không, chúng ta nào có vứt ông. Con xem bố và mẹ đều bận việc suốt ngày không có thì giờ để chăm sóc ông. Do đó, chúng ta sẽ đem ông đến một nơi có người chăm sóc ông tử tế và ông sẽ được vui hơn.
Đứa bé lại hỏi:
- Nơi ấy ở đâu, mẹ cho con biết để con đến thăm ông mỗi khi con nhớ?
Người mẹ lắc đầu:
- Ồ, nơi ấy xa lắm, con không thể biết được đâu.
Chiều xuống, người chồng đem sọt về. Không muốn cho hàng xóm biết chuyện, họ đợi đến tối mới bắt đầu thực hiện.
Vừa lúc thấy cha mang ông nội ra khỏi nhà, đứa con trai nhỏ bèn lên tiếng:
- Bố ơi! Khi nào xong việc bố nhớ đem cái sọt về đây nhé!
Bố nó nghe nói dừng lại hỏi:
- Để làm gì hả con?
Đứa bé ngây thơ trả lời:
- Nhà ta còn cần đến cái sọt ấy mà, vì khi bố già con sẽ đựng bố vào cái sọt ấy mang vứt đi chứ.
Nghe đứa bé nói, anh chồng bối rối, chân loạng choạng không sao cất bước nổi. Anh ta thấy hối hận, đem bố già vào nhà, và từ đấy chăm sóc bố rất chu đáo.
Bài học đạo lý:
Một trong những nguyên nhân khiến cho con cái bất hiếu với cha mẹ là do đói nghèo. Vì nghèo túng nên dễ cùng quẫn, làm càn, bất chấp đạo lý. Tuy vậy, nhưng không hẳn những ai nghèo khổ cũng đều bất hiếu và những người khá giả cũng chưa chắc đã làm tròn câu hiếu đạo, trọn ân nghĩa với hai đấng sanh thành.
Ngày nay, nhìn chung người ta không nghèo đến nỗi không có cái ăn mặc. Và, cũng không có người con nào mang cha mẹ quẳng vào rừng (ngay cả việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão, có người chăm sóc đàng hoàng, cũng còn nhiều tranh cãi) nhưng có một sự thật là con cái vì mưu sinh đành giã từ cha mẹ ra đi. Một số vùng nông thôn hiện nay, hầu hết trai trẻ đều tìm đến thành phố hay các khu công nghiệp, nhìn tới nhìn lui còn lại ở quê phần đông là các cụ già, trẻ em. Mỗi năm, nhiều lắm là một đôi lần họ về thăm nhà vào các dịp lễ tết, để lại cha mẹ vò võ mong chờ.
Một số người may mắn hơn được ở gần cha mẹ nhưng vì chuộng lối sống tự do nên vừa lập gia thất đã cuống cuồng ra riêng. Các bậc cha mẹ của những người này về vật chất có thể là không thiếu nhưng rất dễ thiếu cái tình. Họ thèm được nghe tiếng bi bô của cháu, tiếng nói cười của con và cả việc chỉ dạy, giáo huấn cho con cái mỗi khi gặp trở ngại, khó khăn. Tuổi càng cao thì cái tình, cái nghĩa càng trở nên quan trọng. Thiếu nghĩa tình, người già dễ héo hon, buồn tủi và rất khổ… dù vật chất dư thừa.
Do đó, cái nhân bỏ cha mẹ ra đi tìm hạnh phúc cho riêng mình hiện nay cũng sẽ dễ dàng hình thành nên quả cô độc khi chúng ta về già. Thì ra, chiếc “sọt” ngày xưa vẫn còn, đang lơ lửng đâu đó để chờ đợi chúng ta. Dẫu cuộc mưu sinh khó nhọc sẽ khiến cho các bậc cha mẹ thông cảm, không trách cứ gì nhưng chúng ta phải nhớ bổn phận của mình, phải về với cha mẹ ngay khi có thể.
Sưu Tầm (62)

Đọc thêm tại: https://www.vnyeu.org/gia-dinh/cau-chuyen-ve-long-hieu-thao#ixzz1whNNvWyc
 
Tờ hóa đơn
Peter là con của một chủ cửa hàng bách hóa nhỏ. Mỗi ngày Peter thường được mẹ giao nhiệm vụ đem những hóa đơn đến bưu điện gửi.

Ngày kia Peter nghĩ: Mình phải viết một hóa đơn gửi cho mẹ, trong đó viết rõ những khoản mà mẹ phải trả cho mình về những gì đã làm cho mẹ mỗi ngày. Peter xoa tay hài lòng, đọc đi đọc lại và đặt trên bàn trang điểm của mẹ.

Sáng hôm sau, mẹ cậu nhận được hóa đơn ghi:

"Mẹ cần thanh toán cho con những khoản sau:

- Vận chuyển đồ dùng về nhà: 2 đồng

- Đem thư đến bưu điện: 1 đồng

- Giúp dọn dẹp vườn hoa: 2 đồng

- Cả tuần lễ vâng lời: 1 đồng

Tổng cộng: 6 đồng"

Đến bữa tối, Peter thấy dưới khay ăn của mình 6 đồng tiền công. Cậu rất vui, nhưng cậu lại thấy kèm theo một hóa đơn thu tiền khác mà tên người nhận là cậu.

Peter rất ngạc nhiên. Peter đọc:

- Sống 10 năm hạnh phúc trong ngôi nhà của mẹ: 0 đồng

- Chi phí cho việc sinh hoạt, ăn uống trong 10 năm: 0 đồng

- Chăm sóc Peter mỗi khi đau bệnh: 0 đồng

- Một người mẹ luôn thương yêu và lo lắng : 0 đồng

Tổng cộng: 0 đồng

Peter đọc đi đọc lại tờ hóa đơn. Cậu hối hận đỏ mặt.

Lát sau, Peter đến bên mẹ và rúc vào lòng mẹ, nhè nhẹ bỏ 6 đồng tiền vào túi mẹ.
 
Bài viết hay quá!
Đọc em nhớ tới 1 câu chuyện khác mà Lincoln đã gửi cho 2 người cháu của mình: 2 đứa cháu này của ông không những ko chịu về nhà,mà cũng chẳng viết thư thăm hỏi ai trong gia đình cả,ngay cả là mẹ của chúng,.................lâu quá bà mẹ ko thấy con thăm hỏi gì từ khi chúng đi học xa nhà,làm bà lo lắng,khóc lóc.
Và Lincoln đã nghĩ ra 1 cách như này để dụ chúng viết thư về,trong thư ông viết,đến cuối thư ông đã nhắn rằng,ông gửi cho chúng mỗi đứa 1 đô la!.............nhưng cố tình ko bỏ tiền vào phong thư!
Và điều mong đợi đã đến,,,chúng viết thư về nhà ngay sau đó,ko quên hỏi ông về 20 $ kia!
Thật sự ............ây da!mong là những việc mình dối bố mẹ mình ko thực sự nghiêm trọng vậy!.....hichic!
 
Truyện này nghe được trên xone, hôm trước ra thư viện tìm thấy trong truyện ngắn O'Henry lại đọc lại. Nhưng quên tên rồi, ai nhớ thì nhắc ha:x:x
Ko nhớ rõ chi tiết, chỉ nhớ cốt truyện:d
Có 2 vợ chồng trẻ rất yêu thương nhau, tuy cuộc sống vất vả nhưng nhờ có tình yêu mà học sống vẫn hạnh phúc. Người vợ

là một người phụ nữ đẹp và đặc biệt, cô có một mái tóc dài tuyệt đẹp. Còn người chồng, tài sản quý giá nhất cũng là quan

trọng nhất là mặt đồng hồ vàng. Ngày giáng sinh, hai vợ chồng đều muốn tặng nhau những món quà đặc biệt, nhưng ai cũng

hiểu mình không có đủ tiền.

Tối hôm giáng sinh, người vợ về nhà sớm , chuẩn bị nhiều thức ăn đợi chồng về. Cô rất vui vì nghĩ rằng, chồng cô sẽ thích

món quà đặc biệt mà cô dành tặng. Khi anh chồng trở về, cô nhẹ nhàng lấy ra chiếc dây đeo dồng hồ mà cô đã mua bằng...

số tiền bán tóc của mình. Phải, cô đã cắt đi mái tóc tuyệt vời để mua tặng chồng chiếc dây đeo đồng hồ rất hợp với mặt đồng

hồ của anh. Còn anh chồng, anh đã tặng cô một chiếc cặp tóc thật đẹp, và chiếc cặp tóc đó thì được mua bằng số tiền bán chiếc

mặt đồng hồ..........
 
Chị thì chưa nghe chuyện này khi nào cả,Phương Minh!
Mấy câu truyện đều rất hay!
Nhất là câu chuyện của chị( anh) nhoc_hlu .....Rất ý nghĩa,còn trong bài của Huy Anh có nhân vật lincoln,1 nhân vật mà chị rất khâm phục!....èo!
 
Con công khoe mã (Lòng kiêu hãnh và sự khiêm tốn)

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy, loài vật bốn chân tôn sư tử làm vua của chúng. Có một con cá khổng lồ dạo chơi trong các đại dương và loài cá tôn con cá này làm vua của chúng. Loài chim thì bị quyến rũ bởi vẻ đẹp nên chúng tôn con thiên nga có bộ lông rực rỡ như vàng làm vua của mình.
Vua thiên nga lông vàng có một cô con gái rất đẹp. Cô cũng có bộ lông óng ả, rực sắc vàng như cha mình. Khi cô còn là một con thiên nga nhỏ, nhà vua ban cho cô một điều ước. Cô ước rằng khi cô đến tuổi kết hôn, cô muốn được tự chọn ý trung nhân cho chính mình.
Khi con gái mình đủ lớn, vua thiên nga vàng cho gọi tất cả các loài chim sống trong khu rừng rộng mênh mông ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, nằm giữa châu Á, lại. Mục đích là tìm một người chồng xứng đáng cho cô con gái cưng của mình. Chẳng quản ngại đường xa, các loài chim từ muôn phương, ngay cả từ vùng Tây Tạng nằm trên đỉnh núi cao, cùng nhau tụ về. Trong bọn chúng người ta thấy nào là ngỗng, thiên nga, đại bàng, se sẽ, chim ruồi, cu cu, cú và rất nhiều loài chim khác.

Cuộc tụ họp được tổ chức trên một phiến đá cao, trong miền đất xanh ngát tuyệt đẹp của Nepal. Vua thiên nga vàng truyền lệnh cho con gái của mình hãy chọn trong bất cứ một con chim nào đang tu tập bên dưới mà cô ưng ý để làm chồng.

Đứng trên phiến đá cao, cô thiên nga nhìn xuống tất cả các loài chim đang đứng bên dưới. Ánh mắt cô chạm phải một anh chàng công cổ dài với màu lông xanh như ngọc lục bảo. Cô bị mê hoặc ngay bởi anh chàng công đẹp trai có bộ lông đuôi dài vô cùng lộng lẫy. Cô nói với cha của mình: “ Thưa phụ vương, anh chim công kia, sẽ là chồng của con.”

Tất cả những con chim khác bu lại, vây quanh anh chàng công may mắn để chúc mừng kẻ may mắn. Chúng nói, “ Mặc dù không thiếu các anh chàng chim khác rất đẹp trai bên cạnh bạn, nhưng công chúa thiên nga vàng đã chọn bạn làm chồng, chúng tôi xinchúc mừng vận may của bạn.”

Anh chàng chim công trở nên hết sức dương dương tự đắc với sự kiêu hãnh, vì vậy chàng ta vênh váo bước ra để bắt đầu một điệu múa mê hồn nhằm khoe những chiếc lông nhiều màu sắc của mình. Chàng ta xoè chiếc đuôi tuyệt đẹp và nhảy thành vòng tròn cốt ý để nhà vua, cho công chúa thiên nga vàng các loài chim khác có thể chim ngưỡng những chiếc lông đuôi của mình. Đang trổ tài nhảy múa nhưng khi nghe các loài chim khác trầm trồ, chàng chim công trở nên vô cùng tự phụ và hăng máu. Quên hết mọi sự khiêm tốn, chàng vênh mặt lên trời nên quên luôn mình đang làm gì và đang múa hát trước mặt ai, do vậy chàng đưa chân lên quá cao và để lộ “ của quý” của mình cho mọi người chiêm ngưỡng!

Những con chim khác, đặc biệt là những con còn trẻ đua nhau cười rúc rích, nhưng vua thiên nga vàng chẳng thấy trò múa may này có một tí gì khôi hài trong đó. Nhà vua cảm thấy xấu hổ khi ý trung nhân của con gái mình hành xử như vậy. Ngài nghĩ, “ Con chim công này chẳng biết tự xấu hổ vì vậy nó chẳng có một chút gì gọi là khiêm tốn cho đúng mực cả, nó cũng chẳng ý thức được sự kính sợ đối với người khác để tự giữ mình khỏi những hành động khiếm nhã. Vậy, tại sao con gái của ta phải bị xấu mặt bởi một người chồng dở hơi như vậy chứ?”

Đứng giữa sự đông đảo của các loài chim, nhà vua phán, “ Thưa ngài chim công, giọng ca của ngài rất ngọt ngào, bộ lông của ngài rất đẹp, cổ của ngài sáng như ngọc lục bảo, và đuôi của ngài giống như một chiếc quạt lộng lẫy, nhưng ngài đã nhảy múa ở đây như một người không biết tự xấu hỗ cũng như kính sợ ai, ta sẽ không cho phép con gái ngây thơ của ta lấy một thằng điên xuẩn ngốc như ngài.”.

Vua thiên nga vàng sau đó gả con gái của mình cho một người cháu trai trong hoàng tộc. Con chim công vênh váo và xuẩn ngốc xấu hổ bay đi, bỏ lỡ cơ hội cưới được cô vợ xinh đẹp.

Bài học rút ra từ câu chuyện: Lòng kiêu hãnh sẽ khiến một người tự phụ và vì vậy hành động như một kẻ xuẩn ngốc.
 
Câu này hay này:Lòng kiêu hãnh sẽ khiến một người tự phụ và vì vậy hành động như một kẻ xuẩn ngốc.
Èo....hâm mộ mà đâu có thấy chị học hỏi gì từ ông Lincoln đó đâu!....hichichic!
 
Mẹ và 8 lần nói dối trong đời!!!

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!
——> Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.
——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!
——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát!!
——> Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy.
——> Mẹ nói dối lần thứ 5

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà!
——> Mẹ nói dối lần thứ 6

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở nước ngoài một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua sống cùng để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen!
——> Mẹ nói dối lần thứ 7.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu.
——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ.







P/s:.....Mẹ!.....
Con cảm ơn mẹ vì…

Con cảm ơn mẹ... mẹ đã hát cho con nghe thủa con còn trong bụng mẹ.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã cho con uống dòng sữa ngọt ngào nhất thế giới.
Con cảm ơn mẹ... mẹ ru con ngủ bằng những câu chuyện cổ tích hàng đêm.
Con cảm ơn mẹ... vì bài hát sinh nhật mẹ hát tặng con, dẫu con bối rối không hiểu sao nước mắt mẹ tuôn rơi khi mẹ hát.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã thêu tên con lên chiếc áo đến
trường.
Con cảm ơn mẹ... mẹ cho phép con phát huy mọi tiềm năng có trong con.
Con cảm ơn mẹ... khi con chưa về đến nhà, mẹ vẫn thức chờ con.
Con cảm ơn mẹ... vì đã tin tưởng con.
Con cảm ơn mẹ... vì mẹ luôn nói với con rằng "mẹ yêu con nhất trần đời.
Con cảm ơn mẹ... -vì trên gương mặt mẹ luôn ánh lên niềm tự hào về con._

Và con cảm ơn mẹ... vì mẹ là mẹ của con.

:KSV@06::KSV@06::KSV@06:Bạn còn nhớ chứ, ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 là ngày dành cho những người mẹ kính yêu của chúng ta. Hãy dành nhiều thời gian hơn nữa cho người bạn yêu thương nhé!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Chào các bạn
Câu chuyện cái đinh và hàng rào
Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.

Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..."
 
Theo bạn thì cái gì là quý giá nhất trên đời???

Theo bạn thì cái gì là quý giá nhất trên đời??? Bạn có trả lời ngay mà không cần suy nghĩ không??? Đọc câu chuyện này nhé, hay lắm....:P

Chuyện con nhện và đức Phật

Có câu chuyện về nhện được chuyển kiếp thành người trải qua vô thường mất còn có không mới liễu ngộ được cái quý nhất trên đời như sau:

Con nhện giăng tơ trên một cành cây trước cửa Phật, một lần Phật đi ngang nhìn thấy mới hỏi con nhện "Theo ngươi thì cái gì quý giá nhất trên đời". Với chút tuệ căn sau một ngàn năm nghe kinh phật, con nhện trả lời: "Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi".

Phật gật đầu, đi khỏi. Một ngàn năm sau, Phật lại đến hỏi con nhện: "Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của ta".

Trải qua một ngàn năm, ngày ngày nhìn thấy bao nhiêu người đến dâng hương cầu nguyện, bao nhiêu lời cầu nguyện là bấy nhiêu ước muốn của con người. Con nhện trả lời "Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi". Phật lại gật đầu rồi đi khỏi.

33CE163B12E348B39634B8A49A15CB9C.jpg


Trong một ngàn năm sau đó, có một hôm một làn gió mang hạt sương nhỏ đến đọng trên mạng nhện, con nhện nhìn ngắm giọt sương long lanh, lòng cảm thấy vui thích. Nó chưa bao giờ thấy vui sướng như vậy trong suốt ba ngàn năm qua. Nhưng rồi gió lại thổi đến, mang giọt sương đi mất, nhện cảm thấy đau khổ, mất mát và cô đơn.

Lúc này Phật lại đến và vẫn với câu hỏi ngày xưa, lần này nhện quả quyết trả lời "Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi". Lần này Phật ko gật đầu mà lại nói với nhện "Vậy ta sẽ cho ngươi một lần sống kiếp người".

Và thế, nhện đầu thai thành con gái của Tể Tướng, xinh đẹp, duyên dáng, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Một hôm, nhà vua quyết định mở tiệc mừng công chúa Trường Phong vừa tuổi trăng tròn ở vườn ngự uyển. Rất nhiều người được mời tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi. Tân khoa Trạng Nguyên Cam Lộc trổ tài cầm kì thi hoạ khiến mọi người đều thán phục. Nàng Châu Nhi cảm thấy đây thực sự là lương duyên mà Phật đã mang đến cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc cũng cùng nhau hàn huyên tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi về nhà, nghĩ Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao Cam Lộc lại không hề có cảm tình với nàng? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, còn Châu Nhi thì được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật lại tàn nhẫn với nàng như thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp. Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên gi.ường : "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Rồi Chi Thụ rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc ngắn ngủi thêm vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa Phật, anh ta đã ngắm ngươi ba ngàn năm, yêu ngươi ba ngàn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

Nhện biết được sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…

Thứ không có được và thứ đã mất đi có phải là điều quý nhất.

Không có được những gì mình mong muốn như tình cảm, tiền bạc, địa vị, danh vọng nhiều người rơi vào trầm cảm, nhẹ thì có thể qua khỏi, nặng thì dẫn đến tinh thần bấn loạn, hành xử nói năng như người mất trí. Chẳng phải đã từng có người tự tử vì thua lỗ chứng khoán hay sao, hoặc cũng có người vì thất tình mà mượn rượu giải sầu đến mức hủy hoại cả sức khỏe của mình.

Mong muốn, khát khao sở hữu mà không thể chạm tới được hay vừa chạm đến đã tan thành mây khói, gặp tình cảnh như vậy bỗng chốc cái bản ngã ta đây, ta phải là như thế này, ta phải được thế kia cũng vụt tan đứt mất. Ngay cái khoảnh khắc vừa biết mình sụt chân khỏi vinh quang, vừa thấy mình mất tất cả những gì trước kia nâng niu, gìn giữ cũng chính là lúc tâm hồn trở nên rỗng rang, nhẹ nhàng.

Nhện đã chiêm nghiệm hơn một ngàn năm nên mới nắm bắt được cái thời khắc mà đối với người còn nặng tham, sân, si là trời đất quay cuồng còn đối với người nhẹ gánh lo âu từ trước thì cũng chẳng thấy nặng nề là bao, hơn nữa còn có thể giúp thâm nhập vào sự rỗng không, vô thường lẽ được mất có còn của cuộc đời.

Nhưng nếu chỉ dừng lại tại đó chắc chắn không thể coi là đã nhận được cái quý nhất trên đời. Như một kho chứa, theo thời gian các loại hàng hóa được đem xuất bán sau cùng chỉ còn lại một kho trống không. Trống không trông cũng nhẹ nhàng, thanh thản, nhưng kho thì vẫn còn ngay ra đó, ngẫm kỹ cũng không thật sảng khoái và thoải mái lắm bởi còn mang cái không kề bên.

Vì vậy khi trong một kiếp làm người, nếm trải mùi vị khao khát yêu thương mà không được toại nguyện nhện mới thức tỉnh. Trước nay mãi chạy theo mong cầu cao xa bên ngoài, còn tầm thường kề bên hằng ngày vẫn hiện diện ngay trước mặt lại không để tâm đến. “Hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”, kỳ thực không phải giữ hay nắm điều gì mà chính là từng giây trôi qua biết từng giây trôi qua, từng ý nghĩ vụt qua biết ý nghĩ chỉ vụt qua, tăng trưởng rồi hoại diệt, không chấp biết cái không, không chấp vào không để thật thấy mọi vật chỉ huyễn hóa, tạm bợ, đập tan luôn kho chứa thì hiển hiện cái quý nhất trên đời. Cả đối tượng và chủ thể nhận biết đều tan mất, một trạng thái như như bất động, hằng tỏa sáng tự bao đời nay.


Sưu tầm (ineternet)
uehenter.com​







 
Quay lại
Top Bottom