- Tham gia
- 30/1/2015
- Bài viết
- 257
Cùng hiểu hơn về mì ăn liền - loại thực phẩm rất gần gũi và thân thuộc đối với cuộc sống.
Mì ăn liền là loại thực phẩm rất quen thuộc đối với mỗi người trong số chúng ta. Bữa sáng, bữa trưa hay thậm chí bữa tối bạn đều có thể “no căng rốn” nhờ những gói mì được chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Tuy mì ăn liền gần gũi, thân thuộc là thế nhưng đã bao giờ bạn đã từng thắc mắc ai là người đã phát minh ra món ăn này, hay tại sao lại gọi nó là “mì ăn liền”…?
Bài viết sau đây sẽ mang đến cho các bạn một số thông tin thú vị về loại thực phẩm đặc biệt và cũng rất “bá đạo” này.
Vào năm 1958, người dân Nhật Bản sống chủ yếu dựa vào bánh mì trợ cấp từ Mỹ. Để giúp cho mọi người có một loại thực phẩm tiện ích mà không phụ thuộc vào nước ngoài, ông Momofuku Ando đã phát minh ra món mì ăn liền.
Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí TIME Asia bình chọn năm 2008.
Vào thời điểm khi mới xuất hiện, mì ăn liền là một loại thực phẩm rất “sang chảnh”. Mỗi gói mì vào năm 1958 có giá khoảng 35 yên, tương đương giá 6 bát mì Udon bây giờ (khoảng 360.000 VND).
Dù Nhật Bản là quê hương của mì ăn liền nhưng quốc gia tiêu thụ sản phẩm này nhiều nhất trên thế giới chính là Trung Quốc. Theo thống kê của Hiệp hội Mỳ ăn liền Toàn cầu, Trung Quốc đã tiêu thụ tổng cộng 46 tỷ 220 triệu gói mì trong năm 2013.
Nếu bạn bóc một gói mì ăn liền và xếp toàn bộ các sợi mì trên một đường thẳng, bạn sẽ có một sợi mì siêu "khủng" với chiều dài lên tới 51m, tương đương chiều dài của bể bơi chuẩn thi đấu Olympic.
Hầu như tất cả những người được hỏi đều tự hào cho rằng mì ăn liền “Made in Japan” là một phát minh vĩ đại và là một trong số những sản phẩm có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Đây là kết luận của Viện nghiên cứu Fuji (Nhật Bản) sau khi thực hiện một cuộc khảo sát trên 2.000 đối tượng.
Bảo tàng đặc biệt này nằm ở Ikeda (Osaka, Nhật Bản). Ngoài những hiện vật liên quan đến lịch sử của sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến mì cốc ăn liền, ở bảo tàng này còn có một khu vực cho khách tham quan tự chế biến những chiếc bánh cá bằng bột mì.
Theo thống kê, người ta có thể chế biến được hơn 5.460 hương vị mì từ những sản phẩm được trưng bày trong bảo tàng này.
Người xưa hay người nay đều có cách ăn mì ăn liền vô cùng đơn giản. Bạn chỉ việc đổ vắt mì ra bát, thêm chút gia vị, rót nước sôi và đậy kín bát trong 3 phút. Sau khi đợi xong 3 phút bạn đã có ngay một bát mì nóng hổi để có thể “ăn liền”!
Binod Chaudhary là một doanh nhân nổi tiếng người Nepal, đang điều hành tập đoàn CG gồm gần 80 công ty trải rộng khắp năm châu. Một trong những sản phẩm đã làm nên thành công rực rỡ cho tập đoàn CG chính là nhãn hiệu mì ăn liền Wai Wai.
Mỗi năm, Wai Wai sản xuất được hơn một tỷ gói mì và giao dịch với 35 quốc gia trên toàn thế giới. Mì ăn liền Wai Wai đã góp phần giúp cho Binod Chaudhary trở thành tỷ phú đầu tiên của Nepal, là người giàu thứ 1.460 trên thế giới (năm 2014) theo bình chọn của Tạp chí Forbes.
Thay vì ăn một bát mì nước bình thường, người Brazil chắt đi phần nước và ăn phần mì không như các món pasta. Chính vì vậy ở Brazil người ta có rất nhiều loại mì ăn liền ăn kèm với sốt phủ kem hay sốt tiêu cay.
Nguồn: HuffingtonPost, TheNational
Theo NAC, Bình Lùm / Trí Thức Trẻ
Mì ăn liền là loại thực phẩm rất quen thuộc đối với mỗi người trong số chúng ta. Bữa sáng, bữa trưa hay thậm chí bữa tối bạn đều có thể “no căng rốn” nhờ những gói mì được chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Tuy mì ăn liền gần gũi, thân thuộc là thế nhưng đã bao giờ bạn đã từng thắc mắc ai là người đã phát minh ra món ăn này, hay tại sao lại gọi nó là “mì ăn liền”…?
Bài viết sau đây sẽ mang đến cho các bạn một số thông tin thú vị về loại thực phẩm đặc biệt và cũng rất “bá đạo” này.
Vào năm 1958, người dân Nhật Bản sống chủ yếu dựa vào bánh mì trợ cấp từ Mỹ. Để giúp cho mọi người có một loại thực phẩm tiện ích mà không phụ thuộc vào nước ngoài, ông Momofuku Ando đã phát minh ra món mì ăn liền.
Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí TIME Asia bình chọn năm 2008.
Vào thời điểm khi mới xuất hiện, mì ăn liền là một loại thực phẩm rất “sang chảnh”. Mỗi gói mì vào năm 1958 có giá khoảng 35 yên, tương đương giá 6 bát mì Udon bây giờ (khoảng 360.000 VND).
Dù Nhật Bản là quê hương của mì ăn liền nhưng quốc gia tiêu thụ sản phẩm này nhiều nhất trên thế giới chính là Trung Quốc. Theo thống kê của Hiệp hội Mỳ ăn liền Toàn cầu, Trung Quốc đã tiêu thụ tổng cộng 46 tỷ 220 triệu gói mì trong năm 2013.
Nếu bạn bóc một gói mì ăn liền và xếp toàn bộ các sợi mì trên một đường thẳng, bạn sẽ có một sợi mì siêu "khủng" với chiều dài lên tới 51m, tương đương chiều dài của bể bơi chuẩn thi đấu Olympic.
Hầu như tất cả những người được hỏi đều tự hào cho rằng mì ăn liền “Made in Japan” là một phát minh vĩ đại và là một trong số những sản phẩm có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Đây là kết luận của Viện nghiên cứu Fuji (Nhật Bản) sau khi thực hiện một cuộc khảo sát trên 2.000 đối tượng.
Bảo tàng đặc biệt này nằm ở Ikeda (Osaka, Nhật Bản). Ngoài những hiện vật liên quan đến lịch sử của sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến mì cốc ăn liền, ở bảo tàng này còn có một khu vực cho khách tham quan tự chế biến những chiếc bánh cá bằng bột mì.
Theo thống kê, người ta có thể chế biến được hơn 5.460 hương vị mì từ những sản phẩm được trưng bày trong bảo tàng này.
Người xưa hay người nay đều có cách ăn mì ăn liền vô cùng đơn giản. Bạn chỉ việc đổ vắt mì ra bát, thêm chút gia vị, rót nước sôi và đậy kín bát trong 3 phút. Sau khi đợi xong 3 phút bạn đã có ngay một bát mì nóng hổi để có thể “ăn liền”!
Binod Chaudhary là một doanh nhân nổi tiếng người Nepal, đang điều hành tập đoàn CG gồm gần 80 công ty trải rộng khắp năm châu. Một trong những sản phẩm đã làm nên thành công rực rỡ cho tập đoàn CG chính là nhãn hiệu mì ăn liền Wai Wai.
Mỗi năm, Wai Wai sản xuất được hơn một tỷ gói mì và giao dịch với 35 quốc gia trên toàn thế giới. Mì ăn liền Wai Wai đã góp phần giúp cho Binod Chaudhary trở thành tỷ phú đầu tiên của Nepal, là người giàu thứ 1.460 trên thế giới (năm 2014) theo bình chọn của Tạp chí Forbes.
Thay vì ăn một bát mì nước bình thường, người Brazil chắt đi phần nước và ăn phần mì không như các món pasta. Chính vì vậy ở Brazil người ta có rất nhiều loại mì ăn liền ăn kèm với sốt phủ kem hay sốt tiêu cay.
Nguồn: HuffingtonPost, TheNational
Theo NAC, Bình Lùm / Trí Thức Trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: