- Tham gia
- 22/2/2011
- Bài viết
- 4.258
Mạng xã hội Facebook có thể bị chặn tại nhiều nước vì tiết lộ thông tin cá nhân của thành viên.
Trong động thái mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) muốn ngăn chặn những trang web đang thu thập thông tin người dùng về quan điểm chính trị, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo, nơi cư trú… bằng phần mềm tinh vi nhằm theo dõi hoạt động của thành viên mạng xã hội. Sau đó, chúng lại được bán cho các nhà quảng cáo.
Bắt nguồn từ lo ngại trong việc bảo mật thông tin, EC sắp ban hành đạo luật cấm những hoạt động quảng cáo như vậy, trừ khi người dùng cho phép. Trên thực tế, phần lớn dữ liệu được Facebook lưu trữ trên máy chủ tại Mỹ. Nhưng nếu “ngó lơ” quy định, nhà mạng sẽ phải đối mặt với tòa án cùng khoản tiền phạt khổng lồ. Hơn nữa, điều này có thể đe dọa kế hoạch phát hành cổ phiếu Facebook tại Sàn giao dịch Phố Wall trong năm sau.
Theo ngài Viviane Reding, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, quyết định sửa đổi đạo luật bảo vệ dữ liệu người dùng nhằm tăng cường tiến bộ công nghệ và đảm bảo tính nhất quán trong việc xử lý công ty vi phạm trên toàn Liên minh châu Âu. Ông phát biểu: “Tôi kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội, phải minh bạch hơn về cách thức thu thập thông tin cá nhân. Người dùng cần biết dữ liệu về mình được sử dụng vào mục đích gì”.
Theo báo cáo điều tra do tờ báo Telegraph thực hiện, Facebook tổng hợp rất nhiều thông tin về bạn bè, gia đình, trường học, nhấn “like” điều gì trên tường, từ khóa tìm kiếm… cho mục đích thương mại. Thậm chí, nhà mạng còn lưu trữ mọi tin nhắn và nội dung trò chuyện trực tuyến vào hệ thống cơ sở dữ liệu, ngay cả khi chúng được xóa bởi người dùng. Mặc dù vậy, Facebook khẳng định không sử dụng thông tin này vào lĩnh vực quảng cáo.
Cáo buộc Facebook lấy thông tin người dùng bùng nổ sau khi một sinh viên 24 tuổi người Áo được cung cấp đĩa CD chứa 1.222 trang dữ liệu cá nhân. Khổ chủ nhận thấy mình đã xóa nhiều thông tin nhưng vẫn bị Facebook lưu trữ. Nhà chức trách cho biết: “Facebook cần đảm bảo rằng bất kỳ dữ liệu thu thập về được sử dụng theo cách thức mà khách hàng mong đợi. Nếu dữ liệu được chuyển cho bên thứ 3 thì hoặc dùng vào mục đích quảng cáo thì Facebook nên thể hiện rõ ràng cho người dùng biết khi đăng ký tài khoản và nhắc lại khi người dùng cài đặt ứng dụng ngoài”.
Hiện nay, mạng xã hội với hơn 800 triệu thành viên đang dính vào hàng loạt bê bối liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân. Những vụ việc bị phanh phui cho thấy Facebook không tuyệt vời như bạn vẫn tưởng đâu nhé!
Trong động thái mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) muốn ngăn chặn những trang web đang thu thập thông tin người dùng về quan điểm chính trị, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo, nơi cư trú… bằng phần mềm tinh vi nhằm theo dõi hoạt động của thành viên mạng xã hội. Sau đó, chúng lại được bán cho các nhà quảng cáo.
Bắt nguồn từ lo ngại trong việc bảo mật thông tin, EC sắp ban hành đạo luật cấm những hoạt động quảng cáo như vậy, trừ khi người dùng cho phép. Trên thực tế, phần lớn dữ liệu được Facebook lưu trữ trên máy chủ tại Mỹ. Nhưng nếu “ngó lơ” quy định, nhà mạng sẽ phải đối mặt với tòa án cùng khoản tiền phạt khổng lồ. Hơn nữa, điều này có thể đe dọa kế hoạch phát hành cổ phiếu Facebook tại Sàn giao dịch Phố Wall trong năm sau.
Theo báo cáo điều tra do tờ báo Telegraph thực hiện, Facebook tổng hợp rất nhiều thông tin về bạn bè, gia đình, trường học, nhấn “like” điều gì trên tường, từ khóa tìm kiếm… cho mục đích thương mại. Thậm chí, nhà mạng còn lưu trữ mọi tin nhắn và nội dung trò chuyện trực tuyến vào hệ thống cơ sở dữ liệu, ngay cả khi chúng được xóa bởi người dùng. Mặc dù vậy, Facebook khẳng định không sử dụng thông tin này vào lĩnh vực quảng cáo.
Cáo buộc Facebook lấy thông tin người dùng bùng nổ sau khi một sinh viên 24 tuổi người Áo được cung cấp đĩa CD chứa 1.222 trang dữ liệu cá nhân. Khổ chủ nhận thấy mình đã xóa nhiều thông tin nhưng vẫn bị Facebook lưu trữ. Nhà chức trách cho biết: “Facebook cần đảm bảo rằng bất kỳ dữ liệu thu thập về được sử dụng theo cách thức mà khách hàng mong đợi. Nếu dữ liệu được chuyển cho bên thứ 3 thì hoặc dùng vào mục đích quảng cáo thì Facebook nên thể hiện rõ ràng cho người dùng biết khi đăng ký tài khoản và nhắc lại khi người dùng cài đặt ứng dụng ngoài”.
Hiện nay, mạng xã hội với hơn 800 triệu thành viên đang dính vào hàng loạt bê bối liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân. Những vụ việc bị phanh phui cho thấy Facebook không tuyệt vời như bạn vẫn tưởng đâu nhé!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: