- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Việc Thủ tướng Việt Nam loan báo về các hợp đồng mua tàu ngầm và vũ khí của Nga đã được nhiều tờ báo và cây bút quốc tế chú ý.
Hãng thông tấn Agence France-Presse, trong bài bình luận phát đi từ Hà Nội, nhận xét các hợp đồng này là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền chống lại Trung Quốc trong vùng Biển Đông".
Hãng AFP trích ý kiến của nhiều nhà phân tích nói rằng, phần lớn trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam đã quá cũ kỹ nên nước này quyết định bỏ ra ngân sách lớn để phát triển hạm đội ngầm của mình, trogn khi quan ngại gia tăng về căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ trong khu vực có Hoàng Sa và Trường Sa.
Hãng tin này trích lời ông Richard Bitzinger, phân tích gia về quốc phòng khu vực tại Học viện Quan hệ Quốc tế mang tên S. Rajaratnam ở Singapore, nói rằng ý tưởng chủ đạo của việc mua vũ khí là "đối chọi lại với việc tăng cường quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông".
Ông Peter Abigail, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, thì được trích lời nhận định rằng quyết định của Việt Nam không gây ngạc nhiên vì lâu nay nước này đã bày tỏ quan ngại về môi trường hàng hải, "đặc biệt ở vùng Biển Đông".
Tờ nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong thì đánh giá rằng "Trung Quốc đang đối diện khả năng có đối thủ mới trong sức mạnh tàu ngầm tại Biển Đông" và cho đây là dấu hiệu phản ánh quan ngại của cả khu vực trước tiến trình củng cố hải quân của Bắc Kinh.
Không chỉ có Việt Nam, mà cả Australia, Indonesia và Malaysia đều đang tìm cách mở rộng chương trình tàu ngầm trong khi Mỹ thì lo ngại rằng ảnh hưởng và sự thống lĩnh truyền thống của mình tại Đông Á đang bị việc phát triển hải quân của Trung Quốc thu hẹp lại.
Báo này nhận định, hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc 35 năm trước cho thấy các nước trong vùng đang cảnh giác trước xu hướng là quyền lực mềm của Trung Quốc nay có thể trở nên cứng rắn hơn.
Tờ nhật báo tiếng Anh có uy tín nhận xét: "Với việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, Việt Nam còn kiến thiết quan hệ quân sự mới với Moscow, đồng minh chính thời kỳ Chiến tranh lạnh".
Chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện trong kế hoạch hình thành quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, quốc gia đang tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông.
Cân bằng ảnh hưởng
Tất nhiên, Việt Nam nhiều lần khẳng định muốn giải quyết các xung đột, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng giới chuyên gia cho rằng nước này, với đặc thù có bờ biển dài và trữ lượng dầu khí dồi dào trong lòng biển, cảm thấy dễ bị thương tổn nhất về chiến lược trong lĩnh vực hải quân và đó là lý do Việt Nam muốn có hạm đội tàu ngầm mạnh.
Ngoài tàu ngầm, Việt Nam còn muốn mua thêm nhiều chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga.
Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất và có thể bảo vệ, hỗ trợ hải quân từ trên không.
AFP trích lời ông Bitzinger nói: "Việt Nam mong muốn nhất là tăng cường hiện diện của mình về quân sự."
Bưu điện Hoa Nam thì nói rằng ý định tìm cách quân bằng lại sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong các thảo luận cấp cao ở trong khu vực.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hồi tháng 10 đã nói một câu có tính khái quát cao, trong đó ông đặt câu hỏi về tính minh bạch trong kế hoạch củng cố quốc phòng của Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ tham gia.
Ông nói Mỹ sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu nếu không "đối trọng" lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"Tầm vóc của Trung Quốc khiến toàn bộ châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, đều không thể sánh được về sức nặng và năng lực với nước này, dù là 20 hay 30 năm nữa. Vậy cho nên chúng tôi cần nước Mỹ để đối trọng."
Thế còn Trung Quốc nói gì trước việc Việt Nam mua vũ khí của Nga?
Hãng AFP trích một quan chức giấu tên ở tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nói rằng cả Việt Nam, Nga và các nước khác trong khu vực đều "cần nghĩ tới hòa bình và hoà bình trong vùng Biển Đông".
Tờ Bưu điện Hoa Nam trích lời một vị tướng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nay đã về hưu, ông Xu Guangyu, nói: "Đây không bất ngờ và cũng chẳng phải đe dọa cho Trung Quốc".
"Việt Nam có bờ biển dài và chúng tôi hiểu tại sao họ cần nâng cấp hạm đội. Có thể họ thấy nhu cầu cấp thiết hơn vì chương trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc."
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các nước khác cũng bắt đầu nâng cấp hạm đội của mình. Đa phần hải quân các quốc gia trong khu vực đều làm thế cả và có thể hiểu được điều này."
Tướng Xu cho rằng cạnh tranh ở đâu cũng có, nhưng không nên thổi phồng tầm mức cạnh tranh.
"Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi."
Theo BBC Vietnam.
Hãng thông tấn Agence France-Presse, trong bài bình luận phát đi từ Hà Nội, nhận xét các hợp đồng này là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền chống lại Trung Quốc trong vùng Biển Đông".
Hãng AFP trích ý kiến của nhiều nhà phân tích nói rằng, phần lớn trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam đã quá cũ kỹ nên nước này quyết định bỏ ra ngân sách lớn để phát triển hạm đội ngầm của mình, trogn khi quan ngại gia tăng về căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ trong khu vực có Hoàng Sa và Trường Sa.
Hãng tin này trích lời ông Richard Bitzinger, phân tích gia về quốc phòng khu vực tại Học viện Quan hệ Quốc tế mang tên S. Rajaratnam ở Singapore, nói rằng ý tưởng chủ đạo của việc mua vũ khí là "đối chọi lại với việc tăng cường quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông".
Ông Peter Abigail, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, thì được trích lời nhận định rằng quyết định của Việt Nam không gây ngạc nhiên vì lâu nay nước này đã bày tỏ quan ngại về môi trường hàng hải, "đặc biệt ở vùng Biển Đông".
Tờ nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong thì đánh giá rằng "Trung Quốc đang đối diện khả năng có đối thủ mới trong sức mạnh tàu ngầm tại Biển Đông" và cho đây là dấu hiệu phản ánh quan ngại của cả khu vực trước tiến trình củng cố hải quân của Bắc Kinh.
Không chỉ có Việt Nam, mà cả Australia, Indonesia và Malaysia đều đang tìm cách mở rộng chương trình tàu ngầm trong khi Mỹ thì lo ngại rằng ảnh hưởng và sự thống lĩnh truyền thống của mình tại Đông Á đang bị việc phát triển hải quân của Trung Quốc thu hẹp lại.
Báo này nhận định, hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc 35 năm trước cho thấy các nước trong vùng đang cảnh giác trước xu hướng là quyền lực mềm của Trung Quốc nay có thể trở nên cứng rắn hơn.
Tờ nhật báo tiếng Anh có uy tín nhận xét: "Với việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, Việt Nam còn kiến thiết quan hệ quân sự mới với Moscow, đồng minh chính thời kỳ Chiến tranh lạnh".
Chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện trong kế hoạch hình thành quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, quốc gia đang tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông.
Cân bằng ảnh hưởng
Tất nhiên, Việt Nam nhiều lần khẳng định muốn giải quyết các xung đột, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng giới chuyên gia cho rằng nước này, với đặc thù có bờ biển dài và trữ lượng dầu khí dồi dào trong lòng biển, cảm thấy dễ bị thương tổn nhất về chiến lược trong lĩnh vực hải quân và đó là lý do Việt Nam muốn có hạm đội tàu ngầm mạnh.
Ngoài tàu ngầm, Việt Nam còn muốn mua thêm nhiều chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga.
Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất và có thể bảo vệ, hỗ trợ hải quân từ trên không.
AFP trích lời ông Bitzinger nói: "Việt Nam mong muốn nhất là tăng cường hiện diện của mình về quân sự."
Bưu điện Hoa Nam thì nói rằng ý định tìm cách quân bằng lại sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong các thảo luận cấp cao ở trong khu vực.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hồi tháng 10 đã nói một câu có tính khái quát cao, trong đó ông đặt câu hỏi về tính minh bạch trong kế hoạch củng cố quốc phòng của Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ tham gia.
Ông nói Mỹ sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu nếu không "đối trọng" lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"Tầm vóc của Trung Quốc khiến toàn bộ châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, đều không thể sánh được về sức nặng và năng lực với nước này, dù là 20 hay 30 năm nữa. Vậy cho nên chúng tôi cần nước Mỹ để đối trọng."
Thế còn Trung Quốc nói gì trước việc Việt Nam mua vũ khí của Nga?
Hãng AFP trích một quan chức giấu tên ở tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nói rằng cả Việt Nam, Nga và các nước khác trong khu vực đều "cần nghĩ tới hòa bình và hoà bình trong vùng Biển Đông".
Tờ Bưu điện Hoa Nam trích lời một vị tướng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nay đã về hưu, ông Xu Guangyu, nói: "Đây không bất ngờ và cũng chẳng phải đe dọa cho Trung Quốc".
"Việt Nam có bờ biển dài và chúng tôi hiểu tại sao họ cần nâng cấp hạm đội. Có thể họ thấy nhu cầu cấp thiết hơn vì chương trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc."
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các nước khác cũng bắt đầu nâng cấp hạm đội của mình. Đa phần hải quân các quốc gia trong khu vực đều làm thế cả và có thể hiểu được điều này."
Tướng Xu cho rằng cạnh tranh ở đâu cũng có, nhưng không nên thổi phồng tầm mức cạnh tranh.
"Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi."
Theo BBC Vietnam.