- Tham gia
- 14/5/2015
- Bài viết
- 1.036
Đứng trên cùng vạch xuất phát và chạy đến đích đến cuối cùng… có công bằng hay không ?
Chúng ta thường nghĩ rằng khái niệm công bằng là khi mọi người đều nhận được những thứ giống nhau, đứng trên cùng một điểm khởi đầu…nói chung quy, đó là được đối xử như nhau. Thế nhưng, việc được đối đãi như nhau với tất cả mọi người đã tự mang những mâu thuẫn và sự bất công ở đó. Như vậy, thế nào mới thật sự là công bằng và…cuộc sống có thật sự công bằng hay không ???
Để trả lời hai câu hỏi này, tôi xin mượn hai khái niệm Equity và Equality để làm sáng tỏ . (Tuy nhiên, vì không thể Việt hóa nghĩa của 2 từ này nên trong bài viết này, tôi sẽ chỉ nêu lên khái niệm về nghĩa chứ không đưa ra bất cứ tên gọi Việt hóa nào của 2 từ này. )
Khái niệm Equity và Equality thông thường khi sử dụng có thể hoán đổi cho nhau, tuy nhiên điều đó lại dẫn đến sự bối rối trong cách sử dụng vì chúng có liên hệ mật thiết với nhau về nghĩa. Tuy nhiên,bên cạnh sự giống nhau về nghĩa, giữa chúng vẫn có sự khác biệt rõ ràng.
Khái niệm Equity liên quan đến việc tìm hiểu và cung ứng cho con người những nhu cầu mà họ cần có để tận hưởng cuộc sống cũng như có một cuộc sống khỏe mạnh, no ấm. Ngược lại, khái niệm Equality nhắm đến mục đích giúp tất cả mọi người đều được hưởng mọi thứ giống hệt nhau để họ tận hưởng cuộc sống và tất nhiên, vẫn hướng đến 1 cuộc sống khỏe, no ấm. Cũng như Equity, Equality nhắm đến việc thúc đẩy sự công bằng và bình đẳng, nhưng điều đó chỉ thật sự xảy ra khi mà tất cả mọi người đều khởi đầu từ những vị trí giống hệt nhau, và họ có những nhu cầu giống nhau !
Hãy nhìn và suy ngẫm về bức ảnh bên dưới, một đoạn đường đua hình vòng cung của cuộc thi chạy.
Dựa trên khái niệm Equality, sự bình đẳng xảy ra khi mà những vận động viên cùng chạy trên cùng một con đường và xuất phát từ cùng một điểm . Xét về mặt này, có vẻ là công bằng đúng ko nào .
Nhưng...có một điều mà chúng ta nên xét đến, đó là những vận động viên chạy ở làn chạy phía trong sẽ có những ưu thế riêng biệt hẳn so với những vận động viên chạy ở làn chạy phía ngoài...đơn giản vì đoạn đường mà họ chạy ngắn hơn. Như vậy, cái gọi là sự công bằng-xuất phát từ cùng một điểm-có thật sự còn đúng hay không, kết quả chung cuộc có thật sự công bằng và chính xác chưa ?????
Trái lại, với khái niệm Equity, các vận động viên sẽ được bố trí xen kẽ nhau về vị trí nhằm bù đắp những bất lợi mà những vận động viên chạy ở làn chạy bên ngoài phải đối mặt. Trong trường hợp này, việc đối xử khác biệt như thế mới thực sự dẫn đến sự công bằng và bình đẳng so với việc đối xử như nhau ngay từ đầu.
Nếu vẫn chưa đủ thuyết phục, hãy xét thêm một ví dụ nhé. Ai trong các bạn đã từng chơi trò ném máy bay giấy? Hãy tưởng tượng một tý nhé, nếu cho 3 bạn cùng gấp máy bay giấy và cùng ném về 1 tấm bia đích. Xét hai trường hợp sau đấy :
Chính vì vậy, đôi khi có những thứ , những sự vật mà chúng ta cho là công bằng…vẫn ẩn chứa những sự bất công riêng và để đánh giá đúng sự công bằng còn cần phải xét đến nhiều yếu tố bản chất như thể lực, năng lực, kinh nghiệm và khả năng…
Mọi người bảo xuất thân, vị trí khởi đầu không quan trọng, đích đến cuối cùng mới là cái cần xem xét. Thế nhưng, nếu chỉ đánh giá sự thành công qua kết quả cuối cùng thì có công bằng với người được đánh giá chưa ?
Đôi khi nhìn vào kết quả cuối cùng để đánh giá một sự việc là chưa đủ và thật thiếu công bằng. Ví dụ, khi nhìn vào hai người thành đạt, bạn tán dương cả hai người. Nhưng hãy nhìn xem, một người vươn lên từ những khó khăn, từ nghịch cảnh, họ phải bỏ ra biết bao nhiêu sự cố gắng, chịu biết bao nhiêu thử thách để có được sự Thành đạt…điều mà người thứ hai chỉ xem như một việc hiển nhiên…vì họ sinh ra trong sự sung túc, hưởng nền giáo dục tân tiến,hiện đại, cái họ lo chỉ là cần bao nhiêu thời gian để họ thành đạt mà thôi. Vậy có công bằng hay không nếu chỉ nhìn vào điểm cuối cùng mà cả hai người họ đạt được ???
Sự công bằng thực sự không phải nằm ở chỗ chúng ta có đứng cùng vạch xuất phát hay không mà là sự đảm bảo sao cho mọi người đều có được những cái họ cần để có thể sống và duy trì một cuộc sống khỏe và no ấm, khi đó, việc đặt họ ở cùng vạch xuất phát mới thật sự là công bằng và có ý nghĩa.
Warning :
Bài viết này không nhằm đả kích, chỉ trích hay lên án cái gọi là bất công hay bình đẳng, hãy hiểu khác đi về sự công bằng để thấy nó không đơn giản là đi cùng 1 điểm xuất phát
.
Pruedence.nguyen
Chúng ta thường nghĩ rằng khái niệm công bằng là khi mọi người đều nhận được những thứ giống nhau, đứng trên cùng một điểm khởi đầu…nói chung quy, đó là được đối xử như nhau. Thế nhưng, việc được đối đãi như nhau với tất cả mọi người đã tự mang những mâu thuẫn và sự bất công ở đó. Như vậy, thế nào mới thật sự là công bằng và…cuộc sống có thật sự công bằng hay không ???
Để trả lời hai câu hỏi này, tôi xin mượn hai khái niệm Equity và Equality để làm sáng tỏ . (Tuy nhiên, vì không thể Việt hóa nghĩa của 2 từ này nên trong bài viết này, tôi sẽ chỉ nêu lên khái niệm về nghĩa chứ không đưa ra bất cứ tên gọi Việt hóa nào của 2 từ này. )
Khái niệm Equity và Equality thông thường khi sử dụng có thể hoán đổi cho nhau, tuy nhiên điều đó lại dẫn đến sự bối rối trong cách sử dụng vì chúng có liên hệ mật thiết với nhau về nghĩa. Tuy nhiên,bên cạnh sự giống nhau về nghĩa, giữa chúng vẫn có sự khác biệt rõ ràng.
Khái niệm Equity liên quan đến việc tìm hiểu và cung ứng cho con người những nhu cầu mà họ cần có để tận hưởng cuộc sống cũng như có một cuộc sống khỏe mạnh, no ấm. Ngược lại, khái niệm Equality nhắm đến mục đích giúp tất cả mọi người đều được hưởng mọi thứ giống hệt nhau để họ tận hưởng cuộc sống và tất nhiên, vẫn hướng đến 1 cuộc sống khỏe, no ấm. Cũng như Equity, Equality nhắm đến việc thúc đẩy sự công bằng và bình đẳng, nhưng điều đó chỉ thật sự xảy ra khi mà tất cả mọi người đều khởi đầu từ những vị trí giống hệt nhau, và họ có những nhu cầu giống nhau !
Hãy nhìn và suy ngẫm về bức ảnh bên dưới, một đoạn đường đua hình vòng cung của cuộc thi chạy.
Dựa trên khái niệm Equality, sự bình đẳng xảy ra khi mà những vận động viên cùng chạy trên cùng một con đường và xuất phát từ cùng một điểm . Xét về mặt này, có vẻ là công bằng đúng ko nào .
Nhưng...có một điều mà chúng ta nên xét đến, đó là những vận động viên chạy ở làn chạy phía trong sẽ có những ưu thế riêng biệt hẳn so với những vận động viên chạy ở làn chạy phía ngoài...đơn giản vì đoạn đường mà họ chạy ngắn hơn. Như vậy, cái gọi là sự công bằng-xuất phát từ cùng một điểm-có thật sự còn đúng hay không, kết quả chung cuộc có thật sự công bằng và chính xác chưa ?????
Trái lại, với khái niệm Equity, các vận động viên sẽ được bố trí xen kẽ nhau về vị trí nhằm bù đắp những bất lợi mà những vận động viên chạy ở làn chạy bên ngoài phải đối mặt. Trong trường hợp này, việc đối xử khác biệt như thế mới thực sự dẫn đến sự công bằng và bình đẳng so với việc đối xử như nhau ngay từ đầu.
Nếu vẫn chưa đủ thuyết phục, hãy xét thêm một ví dụ nhé. Ai trong các bạn đã từng chơi trò ném máy bay giấy? Hãy tưởng tượng một tý nhé, nếu cho 3 bạn cùng gấp máy bay giấy và cùng ném về 1 tấm bia đích. Xét hai trường hợp sau đấy :
- Trường hợp thứ 1:
- Trường hợp thứ 2:
Chính vì vậy, đôi khi có những thứ , những sự vật mà chúng ta cho là công bằng…vẫn ẩn chứa những sự bất công riêng và để đánh giá đúng sự công bằng còn cần phải xét đến nhiều yếu tố bản chất như thể lực, năng lực, kinh nghiệm và khả năng…
Mọi người bảo xuất thân, vị trí khởi đầu không quan trọng, đích đến cuối cùng mới là cái cần xem xét. Thế nhưng, nếu chỉ đánh giá sự thành công qua kết quả cuối cùng thì có công bằng với người được đánh giá chưa ?
Đôi khi nhìn vào kết quả cuối cùng để đánh giá một sự việc là chưa đủ và thật thiếu công bằng. Ví dụ, khi nhìn vào hai người thành đạt, bạn tán dương cả hai người. Nhưng hãy nhìn xem, một người vươn lên từ những khó khăn, từ nghịch cảnh, họ phải bỏ ra biết bao nhiêu sự cố gắng, chịu biết bao nhiêu thử thách để có được sự Thành đạt…điều mà người thứ hai chỉ xem như một việc hiển nhiên…vì họ sinh ra trong sự sung túc, hưởng nền giáo dục tân tiến,hiện đại, cái họ lo chỉ là cần bao nhiêu thời gian để họ thành đạt mà thôi. Vậy có công bằng hay không nếu chỉ nhìn vào điểm cuối cùng mà cả hai người họ đạt được ???
Sự công bằng thực sự không phải nằm ở chỗ chúng ta có đứng cùng vạch xuất phát hay không mà là sự đảm bảo sao cho mọi người đều có được những cái họ cần để có thể sống và duy trì một cuộc sống khỏe và no ấm, khi đó, việc đặt họ ở cùng vạch xuất phát mới thật sự là công bằng và có ý nghĩa.
Warning :
Bài viết này không nhằm đả kích, chỉ trích hay lên án cái gọi là bất công hay bình đẳng, hãy hiểu khác đi về sự công bằng để thấy nó không đơn giản là đi cùng 1 điểm xuất phát

Pruedence.nguyen
Đính kèm
Hiệu chỉnh: