- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Số phận của các loài tê giác trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn trộm chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc và Việt Nam, nơi không ít người dân tin rằng sừng tê giác là một loại thần dược giúp chữa trị nhiều chứng bệnh. Thậm chí việc sử dụng sừng tê giác còn được xem như cách thể hiện đẳng cấp và phô trương sự giàu có.
Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam chính là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài tê giác Java và cũng là tác nhân chính yếu gây ra cái chết của 448 cá thể tê giác tại Nam Phi trong năm 2011. Thói quen sử dụng sừng tê giác của người Việt đang thực sự làm suy giảm số lượng loài này tại Nam Phi.
Đáng buồn thay, sự tàn sát trên hoàn toàn vô nghĩa. Sừng tê được cấu thành bởi những chất giống như của móng tay người hay sừng trâu. Hơn nữa, theo các bác sỹ Đông y và một số chuyên gia, phần lớn sừng tê giác được rao bán trên thị trường hiện nay là giả.
“Sừng tê giác không phải là thần dược!” Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cho biết, "Lời khuyên của chúng tôi dành cho những người đang có ý định sử dụng sừng tê giác là: Hãy là người tiêu dùng thông thái. Gặm móng tay của mình nếu bạn thấy cần phải sử dụng sừng tê giác.”
Bà Dung cũng cho biết thêm, “Chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm với cả thế giới, chung tay bảo vệ những loài cần được bảo vệ như tê giác. Có nghĩa là, phải đảm bảo mọi hành động của chúng ta không đe dọa tới sự tồn vong của bất cứ loài nào, dù loài đó ở Việt Nam hay không.”
Hãy hành động để bảo vệ loài tê giác!
Theo ENV
Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam chính là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài tê giác Java và cũng là tác nhân chính yếu gây ra cái chết của 448 cá thể tê giác tại Nam Phi trong năm 2011. Thói quen sử dụng sừng tê giác của người Việt đang thực sự làm suy giảm số lượng loài này tại Nam Phi.
Đáng buồn thay, sự tàn sát trên hoàn toàn vô nghĩa. Sừng tê được cấu thành bởi những chất giống như của móng tay người hay sừng trâu. Hơn nữa, theo các bác sỹ Đông y và một số chuyên gia, phần lớn sừng tê giác được rao bán trên thị trường hiện nay là giả.
“Sừng tê giác không phải là thần dược!” Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cho biết, "Lời khuyên của chúng tôi dành cho những người đang có ý định sử dụng sừng tê giác là: Hãy là người tiêu dùng thông thái. Gặm móng tay của mình nếu bạn thấy cần phải sử dụng sừng tê giác.”
Bà Dung cũng cho biết thêm, “Chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm với cả thế giới, chung tay bảo vệ những loài cần được bảo vệ như tê giác. Có nghĩa là, phải đảm bảo mọi hành động của chúng ta không đe dọa tới sự tồn vong của bất cứ loài nào, dù loài đó ở Việt Nam hay không.”
Hãy hành động để bảo vệ loài tê giác!
Theo ENV