- Tham gia
- 22/4/2011
- Bài viết
- 4.049
Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus annamiticus) hay còn gọi là tê giác một sừng cuối cùng của Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi sau khi những kẻ săn trộm đã giết hại loài này để lấy sừng vào tháng 4/2010. Việc làm này khiến cho loài đông vật thuộc diện bị đe dọa nhất trên thế giới tiến gần đến bờ vực tuyệt chủng, một nhóm bảo tồn cho biết.
Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) cùng với Quỹ tê giác quốc tế (IRF) khẳng định, cá thể tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã chết sau khi đã thu thập và phân tích phân của loài này. 22 mẫu phân của tê giác đã được tìm thấy ở Cát Tiên từ tháng 10/2009 đến 05/2/2010, nhưng không có mẫu phân hay dấu chân tê giác nào được tìm thấy trong chín tuần tiếp theo, báo cáo 44 trang cho biết.
Trước đó, năm 2004, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Queen (Canada) đã tiến hành khảo sát và kết luận có ít nhất 2 cá thể tê giác đang sống ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, dấu hiệu hy vọng loài này tồn tại được ở Việt Nam. Tuy nhiên, "giờ đây, cá thể tê giác Java cuối cùng cũng đã tử vong. Thật đau buồn vì mặc dù đã đầu tư đáng kể cho các nỗ lực bảo tồn quần thể tê giác tại Việt Nam, song chúng ta vẫn không thể cứu được loài động vật quý hiếm này. Tê giác Java tuyệt chủng, Việt Nam nghiễm nhiên bị mất đi một phần di sản thiên nhiên của đất nước” – bà Trần Thị Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam, chia sẻ.
Loài tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam đã ra đi vĩnh viễn
Số lượng tê giác Java ở Việt Nam bị thu hẹp trong nhiều thập kỷ do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dân số địa phương ngày càng gia tăng đe dọa môi trường sống của loài này. Ngoài ra, những kẻ săn trộm và sự quản lý kém hiệu quả cũng khiến số lượng tê giác ngày càng giảm đi - Christy Williams, điều phối viên về chương trình voi và tê giác châu Á của WWF cho biết.
Ông Trần Văn Thành, giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên cho biết lực lượng kiểm lâm chỉ có vài người trong khi ước tính khoảng 100.000 người sống quanh khu vực vườn quốc gia săn bắn các đông vật lạ. Trung bình, một người nông dân ở đây có thể kiếm được 150.000 đồng/ngày từ hoạt động này.
Ông Thành nói thêm: “Không phải chúng tôi cố tình trốn trách nhiệm về cái chết của con tê giác này nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức để bảo vệ chúng”.
Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập vào năm 1998, là một tổ hợp của ba khu vực được bảo vệ. Từ năm 1998 đến 2004, WWF đã đầu tư 6,3 triệu đôla vào vườn quốc gia, trong đó 600.000 đô la dành cho công tác bảo tồn tê giác.
Tê giác Java được cho là tuyệt chủng ở lục địa châu Á đến tận khi người ta săn được một cá thể tê giác trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên năm 1988, dẫn đến việc phát hiện ra một quần thể tê giác nhỏ. Từ sau đó, rất nhiều tổ chức đã tích cực tham gia bảo tồn quần thể tê giác cuối cùng còn sót lại, nhưng rốt cuộc, chính hoạt động bảo vệ kém hiệu quả của vườn đã trở thành nguyên nhân đẩy loài tê giác này tới bờ vực tuyệt chủng. Đây cũng là vấn đề chung ở hầu hết các khu bảo tồn tại Việt Nam, báo cáo nói trên của WWF nhận định.
Ông Christy Williams, điều phối viên Chương trình Voi và Tê giác châu Á của WWF cho biết: “Đưa tê giác trở lại Việt Nam là một việc làm tốn kém và không khả thi. Loài này đã vĩnh viễn mất khỏi Việt Nam”.
Nhu cầu về sừng tê giác đã tăng mạnh trong những năm gần đây ở Việt Nam và Trung Quốc. Người dân tin rằng sừng tê giác có thể chữa trị nhiều bệnh. Sừng của loài này có thể bán với giá lên đến 100.000 đôla/kg, báo cáo của WWF cho biết. Một lượng nhỏ bột từ sừng có thể mang lại hàng trăm đô la trên thị trường chợ đen. Hơn nữa, nhu cầu về sừng tê giác trên toàn cầu cũng tăng trong 4-5 năm qua vì một số người bắt đầu xem sừng tê giác là một phương thuốc chữa ung thư, điều phối viên Williams cho biết.
Ở Hà Nội, 100 gam sừng tê giác đã được nghiền được bán lẻ với giá 43 triệu đồng cùng với một bản miêu tả cách sử dụng trị giá khoảng 200.000 đồng, một nhà cung cấp sừng tê giác giấu tên ở phố cổ cho biết.
Hiện nay chỉ có 40-60 con tê giác Java sống ở vườn quốc gia Ujung Kulon, Indonesia. Đây là số tê giác Java cuối cùng còn sinh sống và không bị nuôi nhốt.
Báo cáo của WWF cũng cho biết, Việt Nam đang trên bờ vực của một "cuộc khủng hoảng tuyệt chủng" với một số loài khác - Hổ, voi châu Á và các loài đặc hữu như Saola, voọc mũi hếch và cá sấu Xiêm - đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng, săn bắn trộm và các vụ mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp không được kiểm soát rộng rãi.
Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) cùng với Quỹ tê giác quốc tế (IRF) khẳng định, cá thể tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã chết sau khi đã thu thập và phân tích phân của loài này. 22 mẫu phân của tê giác đã được tìm thấy ở Cát Tiên từ tháng 10/2009 đến 05/2/2010, nhưng không có mẫu phân hay dấu chân tê giác nào được tìm thấy trong chín tuần tiếp theo, báo cáo 44 trang cho biết.
Trước đó, năm 2004, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Queen (Canada) đã tiến hành khảo sát và kết luận có ít nhất 2 cá thể tê giác đang sống ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, dấu hiệu hy vọng loài này tồn tại được ở Việt Nam. Tuy nhiên, "giờ đây, cá thể tê giác Java cuối cùng cũng đã tử vong. Thật đau buồn vì mặc dù đã đầu tư đáng kể cho các nỗ lực bảo tồn quần thể tê giác tại Việt Nam, song chúng ta vẫn không thể cứu được loài động vật quý hiếm này. Tê giác Java tuyệt chủng, Việt Nam nghiễm nhiên bị mất đi một phần di sản thiên nhiên của đất nước” – bà Trần Thị Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam, chia sẻ.

Loài tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam đã ra đi vĩnh viễn
Số lượng tê giác Java ở Việt Nam bị thu hẹp trong nhiều thập kỷ do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dân số địa phương ngày càng gia tăng đe dọa môi trường sống của loài này. Ngoài ra, những kẻ săn trộm và sự quản lý kém hiệu quả cũng khiến số lượng tê giác ngày càng giảm đi - Christy Williams, điều phối viên về chương trình voi và tê giác châu Á của WWF cho biết.
Ông Trần Văn Thành, giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên cho biết lực lượng kiểm lâm chỉ có vài người trong khi ước tính khoảng 100.000 người sống quanh khu vực vườn quốc gia săn bắn các đông vật lạ. Trung bình, một người nông dân ở đây có thể kiếm được 150.000 đồng/ngày từ hoạt động này.
Ông Thành nói thêm: “Không phải chúng tôi cố tình trốn trách nhiệm về cái chết của con tê giác này nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức để bảo vệ chúng”.
Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập vào năm 1998, là một tổ hợp của ba khu vực được bảo vệ. Từ năm 1998 đến 2004, WWF đã đầu tư 6,3 triệu đôla vào vườn quốc gia, trong đó 600.000 đô la dành cho công tác bảo tồn tê giác.
Tê giác Java được cho là tuyệt chủng ở lục địa châu Á đến tận khi người ta săn được một cá thể tê giác trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên năm 1988, dẫn đến việc phát hiện ra một quần thể tê giác nhỏ. Từ sau đó, rất nhiều tổ chức đã tích cực tham gia bảo tồn quần thể tê giác cuối cùng còn sót lại, nhưng rốt cuộc, chính hoạt động bảo vệ kém hiệu quả của vườn đã trở thành nguyên nhân đẩy loài tê giác này tới bờ vực tuyệt chủng. Đây cũng là vấn đề chung ở hầu hết các khu bảo tồn tại Việt Nam, báo cáo nói trên của WWF nhận định.
Ông Christy Williams, điều phối viên Chương trình Voi và Tê giác châu Á của WWF cho biết: “Đưa tê giác trở lại Việt Nam là một việc làm tốn kém và không khả thi. Loài này đã vĩnh viễn mất khỏi Việt Nam”.
Nhu cầu về sừng tê giác đã tăng mạnh trong những năm gần đây ở Việt Nam và Trung Quốc. Người dân tin rằng sừng tê giác có thể chữa trị nhiều bệnh. Sừng của loài này có thể bán với giá lên đến 100.000 đôla/kg, báo cáo của WWF cho biết. Một lượng nhỏ bột từ sừng có thể mang lại hàng trăm đô la trên thị trường chợ đen. Hơn nữa, nhu cầu về sừng tê giác trên toàn cầu cũng tăng trong 4-5 năm qua vì một số người bắt đầu xem sừng tê giác là một phương thuốc chữa ung thư, điều phối viên Williams cho biết.
Ở Hà Nội, 100 gam sừng tê giác đã được nghiền được bán lẻ với giá 43 triệu đồng cùng với một bản miêu tả cách sử dụng trị giá khoảng 200.000 đồng, một nhà cung cấp sừng tê giác giấu tên ở phố cổ cho biết.
Hiện nay chỉ có 40-60 con tê giác Java sống ở vườn quốc gia Ujung Kulon, Indonesia. Đây là số tê giác Java cuối cùng còn sinh sống và không bị nuôi nhốt.
Báo cáo của WWF cũng cho biết, Việt Nam đang trên bờ vực của một "cuộc khủng hoảng tuyệt chủng" với một số loài khác - Hổ, voi châu Á và các loài đặc hữu như Saola, voọc mũi hếch và cá sấu Xiêm - đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng, săn bắn trộm và các vụ mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp không được kiểm soát rộng rãi.