- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Xu hướng teen tự thực hiện những bộ phim ngắn đưa lên mạng hoặc tham gia các cuộc thi ngày càng nở rộ.
Là người được đào tạo làm phim ở Mỹ và tham gia nhiều dự án làm phim ngắn với các bạn trẻ, đạo diễn Phan Xi Nê - cây bút quen thuộc của bạn đọc báo Mực Tím thế hệ 8x - đã phát hiện ra nhiều điều thú vị xung quanh trào lưu nóng hổi này. Xin giới thiệu với các bạn bài viết của đạo diễn trẻ này như món quà mừng Xuân dành cho những bạn sắp có ý định làm phim ngắn.
Phụ trách việc giám tuyển phim cho Tiệc phim ngắn YxineFF, mỗi năm tôi lại xem khoảng 200 phim ngắn gửi đến dự thi. Ngoài ra, tôi còn xem các phim ngắn từ các cuộc thi như Làm phim 48 giờ, các LHP ngắn quốc tế và hằng hà sa số phim ngắn trên mạng. Theo cảm nhận của tôi, 90% trong số đó là phim dở ! Vậy thì khi bắt tay thực hiện một bộ phim bạn cần chú ý điều gì?
Cần có một câu chuyện hay và cộng sự tốt
Dù làm phim ngắn hay phim dài, thì trước hết bạn phải là một người kể chuyện hay. Một trong những sai lầm lớn mà tôi thường thấy trong các phim ngắn dở đó là: tham vọng quá sức của người làm phim. Các bạn thường theo đuổi những câu chuyện hoành tráng và gom tất cả vào trong một phim... ngắn chừng 10 phút! Khi mới bắt đầu mày mò làm phim ngắn, bạn hãy nghĩ đến những gì gần gũi, xuất phát từ trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Hãy tìm một người cộng sự hợp cạ nhất với bạn, và cả 2 (hoặc 3, 4) cùng nhau ngồi lại “brainstorm” ý tưởng - người này chia sẻ một câu chuyện, những người khác bình luận và phát triển thêm. Một ý tưởng hay là một ý tưởng mà khi nói ra, ai cũng hào hứng tham gia và muốn phát triển nó.
Sau khi có câu chuyện, hãy nghĩ đến nhân vật: từ ngoại hình đến tính tình, từ những thói quen đến những câu cửa miệng. Vẽ storyboard cũng là một cách tốt - hình ảnh hóa mọi ý tưởng của bạn ra trên giấy - đặc biệt là những pha hành động. Sau đó, bắt tay vào quay!
Quay và dựng phim như thế nào?
Sẽ khó nói hết về cách quay phim và cách chỉ đạo diễn xuất trong một bài viết ngắn. Một sự tóm tắt ngắn gọn: cố gắng quay nhiều góc máy, cỡ cảnh khác nhau ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc đánh đèn và kinh phí làm phim khiêm tốn. Hãy chọn những diễn viên mà bạn hiểu họ nhất và bạn có thể khiến họ khóc, cười, tức giận, xúc động một cách dễ dàng theo ý bạn.
Sau khi đã quay xong, sẽ đến phần dựng phim. Đây chính là giai đoạn quan trọng làm nên bộ phim của bạn. Ngay cả khi diễn viên diễn dở, quay phim tồi tệ… thì một người dựng phim giỏi vẫn có thể cứu được bộ phim trong một chừng mực nào đó. Tương tự, nếu diễn viên giỏi, quay phim đẹp nhưng người dựng phim tệ hại, họ có thể hoàn toàn phá hỏng bộ phim của bạn.
Bạn cần một máy tính đủ mạnh để dựng phim. Có nhiều phần mềm để dựng phim. Từ phần mềm nghiệp dư như Window Movie Maker đến chuyên nghiệp như Premiere hay Final Cut. Dựng phim không chỉ là sắp xếp các cảnh quay lại với nhau, mà nó còn phải tạo nên câu chuyện và cảm xúc. Bạn phải luôn đặt câu hỏi: bộ phim này là về điều gì, cảnh phim này muốn nói gì? Mình muốn khán giả cảm thấy thế nào trong đoạn này?... Đừng cố nhét tất cả vào trong phim của mình. Nếu bộ phim của bạn dài hơn 10 phút hãy cắt gọn lại, nhất là nếu bạn có ý định chiếu phim trên Internet.
Những khán giả đầu tiên
Sau khi hoàn thành bộ phim, thật ra vẫn chưa thật sự “hoàn thành” đâu, hãy chiếu thử cho bạn bè, gia đình và cả những người bạn không quen biết xem họ có hiểu câu chuyện bạn định kể không. Đừng cố tranh cãi với khán giả của bạn. Hãy cố gắng hiểu vì sao họ lại nhận xét như thế. Liệu bạn có thể sửa lại bộ phim hay không?… Nếu xét thấy cần thiết, hãy sửa lại bộ phim cho thật hoàn chỉnh.
Bây giờ, bạn đã có một phim. Hãy up lên YouTube, Facebook. Các nhà làm phim chuyên nghiệp thế giới thường tải phim lên Vimeo. Các nhà làm phim ngắn Việt Nam gửi phim đến trang YxineFF để tranh giải. Và hãy sẵn sàng đón nhận sự nổi tiếng, bởi có thể sáng mai thức dậy, bạn đã là một ngôi sao!
PHAN XI NÊ
Là người được đào tạo làm phim ở Mỹ và tham gia nhiều dự án làm phim ngắn với các bạn trẻ, đạo diễn Phan Xi Nê - cây bút quen thuộc của bạn đọc báo Mực Tím thế hệ 8x - đã phát hiện ra nhiều điều thú vị xung quanh trào lưu nóng hổi này. Xin giới thiệu với các bạn bài viết của đạo diễn trẻ này như món quà mừng Xuân dành cho những bạn sắp có ý định làm phim ngắn.
Cần có một câu chuyện hay và cộng sự tốt
Dù làm phim ngắn hay phim dài, thì trước hết bạn phải là một người kể chuyện hay. Một trong những sai lầm lớn mà tôi thường thấy trong các phim ngắn dở đó là: tham vọng quá sức của người làm phim. Các bạn thường theo đuổi những câu chuyện hoành tráng và gom tất cả vào trong một phim... ngắn chừng 10 phút! Khi mới bắt đầu mày mò làm phim ngắn, bạn hãy nghĩ đến những gì gần gũi, xuất phát từ trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Hãy tìm một người cộng sự hợp cạ nhất với bạn, và cả 2 (hoặc 3, 4) cùng nhau ngồi lại “brainstorm” ý tưởng - người này chia sẻ một câu chuyện, những người khác bình luận và phát triển thêm. Một ý tưởng hay là một ý tưởng mà khi nói ra, ai cũng hào hứng tham gia và muốn phát triển nó.
Sau khi có câu chuyện, hãy nghĩ đến nhân vật: từ ngoại hình đến tính tình, từ những thói quen đến những câu cửa miệng. Vẽ storyboard cũng là một cách tốt - hình ảnh hóa mọi ý tưởng của bạn ra trên giấy - đặc biệt là những pha hành động. Sau đó, bắt tay vào quay!
Quay và dựng phim như thế nào?
Sẽ khó nói hết về cách quay phim và cách chỉ đạo diễn xuất trong một bài viết ngắn. Một sự tóm tắt ngắn gọn: cố gắng quay nhiều góc máy, cỡ cảnh khác nhau ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc đánh đèn và kinh phí làm phim khiêm tốn. Hãy chọn những diễn viên mà bạn hiểu họ nhất và bạn có thể khiến họ khóc, cười, tức giận, xúc động một cách dễ dàng theo ý bạn.
Sau khi đã quay xong, sẽ đến phần dựng phim. Đây chính là giai đoạn quan trọng làm nên bộ phim của bạn. Ngay cả khi diễn viên diễn dở, quay phim tồi tệ… thì một người dựng phim giỏi vẫn có thể cứu được bộ phim trong một chừng mực nào đó. Tương tự, nếu diễn viên giỏi, quay phim đẹp nhưng người dựng phim tệ hại, họ có thể hoàn toàn phá hỏng bộ phim của bạn.
Bạn cần một máy tính đủ mạnh để dựng phim. Có nhiều phần mềm để dựng phim. Từ phần mềm nghiệp dư như Window Movie Maker đến chuyên nghiệp như Premiere hay Final Cut. Dựng phim không chỉ là sắp xếp các cảnh quay lại với nhau, mà nó còn phải tạo nên câu chuyện và cảm xúc. Bạn phải luôn đặt câu hỏi: bộ phim này là về điều gì, cảnh phim này muốn nói gì? Mình muốn khán giả cảm thấy thế nào trong đoạn này?... Đừng cố nhét tất cả vào trong phim của mình. Nếu bộ phim của bạn dài hơn 10 phút hãy cắt gọn lại, nhất là nếu bạn có ý định chiếu phim trên Internet.
Những khán giả đầu tiên
Sau khi hoàn thành bộ phim, thật ra vẫn chưa thật sự “hoàn thành” đâu, hãy chiếu thử cho bạn bè, gia đình và cả những người bạn không quen biết xem họ có hiểu câu chuyện bạn định kể không. Đừng cố tranh cãi với khán giả của bạn. Hãy cố gắng hiểu vì sao họ lại nhận xét như thế. Liệu bạn có thể sửa lại bộ phim hay không?… Nếu xét thấy cần thiết, hãy sửa lại bộ phim cho thật hoàn chỉnh.
Bây giờ, bạn đã có một phim. Hãy up lên YouTube, Facebook. Các nhà làm phim chuyên nghiệp thế giới thường tải phim lên Vimeo. Các nhà làm phim ngắn Việt Nam gửi phim đến trang YxineFF để tranh giải. Và hãy sẵn sàng đón nhận sự nổi tiếng, bởi có thể sáng mai thức dậy, bạn đã là một ngôi sao!
PHAN XI NÊ
CÓ VÀI “MÁNH” ĐỂ TRÁNH VIỆC LÀM MỘT PHIM NGẮN DỞ... KÌ LẠ @ Mở đầu phim bằng cảnh đồng hồ báo thức, nhân vật chính của chúng ta thò tay tắt chuông, rồi chàng/nàng thức dậy, ra khỏi gi.ường, đánh răng rửa mặt! Hàng ngàn phim ngắn đã mở đầu thế này rồi. @ Nội dung phim đại loại, một nghệ sĩ đang vật vã với nỗi khổ nội tâm, vô tình gặp một “nàng thơ” (một cô gái đẹp, một ông già bí ẩn) giúp anh ta nhận ra triết lí cuộc sống đầy chất thiền. Đa phần các phim vật vã kiểu này sẽ khiến khán giả ngáy khò trong vòng 2 phút đầu. @ Rất nhiều phim ngắn có các cảnh giấc mơ chỉ để kể lể “nội tâm” nhân vật. Một sự thiếu sáng tạo thường gặp trong các phim ngắn. @ Kiểu phim “lát cắt cuộc sống” - không có gì xảy ra trong suốt cả phim. Khán giả xem một phim mà nhân vật chính hết ngồi nhìn mây rồi đi lang thang giữa phố phường. @ Kiểu phim “tỏ ra nguy hiểm”. Bạn muốn khán giả bất ngờ vào đoạn cuối nên cố làm cho bộ phim thật khó hiểu. Cuối phim, bạn đưa ra cái kết bất ngờ từ trên trời rơi xuống làm khán giả càng ngơ ngác. Còn bộ phim thì vẫn đang cố giải thích chuyện gì đã xảy ra trước đó. |
TÓM TẮT LẠI 6 ĐIỀU TẠO NÊN BỘ PHIM NGẮN HAY 1. Câu chuyện hay. Luôn luôn là một câu chuyện hay. 2. Diễn xuất giỏi. Tự nhiên, không giả tạo. 3. Có đầu tư. Ít ra cũng khiến người xem cảm thấy bạn có chăm chút cho phần hình ảnh, thiết kế, phục trang v.v... 4. Thật ngắn gọn. Càng ngắn càng tốt. 5. Mở đầu lôi cuốn. Người xem sẽ muốn xem hết bộ phim. 6. Tìm kiếm những cách kể chuyện mới, những kĩ thuật phim mới độc đáo, sáng tạo. |
Theo Mực Tím