LÀM VIỆC VỚI DIỄN VIÊN: NHỮNG ĐIỀU ĐẠO DIỄN CẦN LƯU Ý
Diễn viên giỏi là một ưu thế cực kỳ lớn giúp bộ phim thành công, nhưng quan trọng là người đạo diễn có đủ khả năng để khai thác họ hay không. Những điểm lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc với các diễn viên của mình
Đạo diễn Steven Spielberg chỉ đạo diễn xuất trong phim War Horse
1. Chẳng có gì là lỗi lầm to tát cả
Với mỗi “lỗi” mà người diễn viên mắc phải, bạn hãy xem đó là một kinh nghiệm giá trị cho chính mình. Không có nhân vật nào được viết ra và cứ thế yên vị đến khi lên màn ảnh. Nếu cần thay đổi, hãy thay đổi. Bạn có thể đổi từ ý tưởng, đường dây câu chuyện hay diễn viên.
2. Diễn viên không thiếu năng lượng
Tuy nhiên, có thể tồn tại đâu đó những vật cản khiến họ không thể khai thác hết sức mạnh của mình. Vì thế, đừng cố gắng tiếp thêm năng lượng cho họ, thay vào đó hãy tìm cách xóa bỏ vật cản trong lòng họ.
3. Nhận lỗi về mình
Khi có chuyện gì đó không hay xảy ra, hoặc nếu một dự định đi sai hướng so với ban đầu, hãy nhận lấy phần lỗi đó về mình (bởi vì lúc đó bạn chính là người thích hợp nhất để làm việc này).
4. Đừng ngại ngớ ngẩn
Nếu bạn nghĩ rằng thật ngớ ngẩn khi bắt diễn viên của bạn làm một điều gì đó, hãy cứ thử làm việc đó mà đừng nghĩ ngợi nhiều. Sự cả nghĩ đôi lúc sẽ khiến cho mọi việc bớt đi phần thú vị.
5. Đừng để cơn nóng giận của bạn phá hỏng mọi thứ
Đừng quan trọng hóa những mối bận tâm của bạn trong các buổi diễn tập hay trong một buổi quay phim. Nếu bạn để cơn nóng giận ấy ảnh hưởng đến công việc của mình, thì tất cả công sức mà bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng coi như vô ích.
6. Tối đa hóa các “cung bậc”
Diễn viên giỏi là người cho khán giả thấy được nhiều cung bậc, nhịp điệu bộ phim (về tình huống, tâm trạng, đặc điểm tính cách nhân vật). Các cách thức để thực hiện việc này rất đa dạng (gồm cử chỉ, giọng nói, chuyển động…). Và công việc của bạn là phải đảm bảo sao cho các cung bậc này luôn ở mức cao nhất có thể (dù rằng diễn viên cũng rất cố gắng để thực hiện điều này).
7. Ý tưởng luôn được hoan nghênh
Những ý tưởng độc đáo luôn được khuyến khích (Điều này áp dụng cho cả diễn viên và đạo diễn)
8. Thực tế là gì?
Đừng quá hà khắc, lúc nào cũng bắt bản thân bạn và diễn viên phải thực tế. Bởi lẽ, thực tế là điều mà khán giả thực hiện hàng ngày rồi, và khi họ xem tác phẩm của bạn, “thực tế” sẽ làm cho họ chóng chán mà thôi.
Tham khảo khóa học Đạo diễn tại đây: https://sifs.edu.vn/long-term/dao-dien
Diễn viên giỏi là một ưu thế cực kỳ lớn giúp bộ phim thành công, nhưng quan trọng là người đạo diễn có đủ khả năng để khai thác họ hay không. Những điểm lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc với các diễn viên của mình
Đạo diễn Steven Spielberg chỉ đạo diễn xuất trong phim War Horse
1. Chẳng có gì là lỗi lầm to tát cả
Với mỗi “lỗi” mà người diễn viên mắc phải, bạn hãy xem đó là một kinh nghiệm giá trị cho chính mình. Không có nhân vật nào được viết ra và cứ thế yên vị đến khi lên màn ảnh. Nếu cần thay đổi, hãy thay đổi. Bạn có thể đổi từ ý tưởng, đường dây câu chuyện hay diễn viên.
2. Diễn viên không thiếu năng lượng
Tuy nhiên, có thể tồn tại đâu đó những vật cản khiến họ không thể khai thác hết sức mạnh của mình. Vì thế, đừng cố gắng tiếp thêm năng lượng cho họ, thay vào đó hãy tìm cách xóa bỏ vật cản trong lòng họ.
3. Nhận lỗi về mình
Khi có chuyện gì đó không hay xảy ra, hoặc nếu một dự định đi sai hướng so với ban đầu, hãy nhận lấy phần lỗi đó về mình (bởi vì lúc đó bạn chính là người thích hợp nhất để làm việc này).
4. Đừng ngại ngớ ngẩn
Nếu bạn nghĩ rằng thật ngớ ngẩn khi bắt diễn viên của bạn làm một điều gì đó, hãy cứ thử làm việc đó mà đừng nghĩ ngợi nhiều. Sự cả nghĩ đôi lúc sẽ khiến cho mọi việc bớt đi phần thú vị.
5. Đừng để cơn nóng giận của bạn phá hỏng mọi thứ
Đừng quan trọng hóa những mối bận tâm của bạn trong các buổi diễn tập hay trong một buổi quay phim. Nếu bạn để cơn nóng giận ấy ảnh hưởng đến công việc của mình, thì tất cả công sức mà bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng coi như vô ích.
6. Tối đa hóa các “cung bậc”
Diễn viên giỏi là người cho khán giả thấy được nhiều cung bậc, nhịp điệu bộ phim (về tình huống, tâm trạng, đặc điểm tính cách nhân vật). Các cách thức để thực hiện việc này rất đa dạng (gồm cử chỉ, giọng nói, chuyển động…). Và công việc của bạn là phải đảm bảo sao cho các cung bậc này luôn ở mức cao nhất có thể (dù rằng diễn viên cũng rất cố gắng để thực hiện điều này).
7. Ý tưởng luôn được hoan nghênh
Những ý tưởng độc đáo luôn được khuyến khích (Điều này áp dụng cho cả diễn viên và đạo diễn)
8. Thực tế là gì?
Đừng quá hà khắc, lúc nào cũng bắt bản thân bạn và diễn viên phải thực tế. Bởi lẽ, thực tế là điều mà khán giả thực hiện hàng ngày rồi, và khi họ xem tác phẩm của bạn, “thực tế” sẽ làm cho họ chóng chán mà thôi.
Tham khảo khóa học Đạo diễn tại đây: https://sifs.edu.vn/long-term/dao-dien