- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
4 năm ở ĐH Wesleyan (Mỹ), Ngô Thu Hương lao đi bất cứ hội thảo nào về nghề kế toán và nắm bắt mọi cơ hội thực tập. Tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, Hương được Deloitte Mỹ - một trong 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới mời về làm việc.
Chia sẻ với VnExpress về lựa chọn nghề Kế toán, cô gái có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt xinh, hay cười nói: "Đó là một phát hiện bất ngờ về đam mê mới của bản thân".
Ngô Thu Hương vốn là học sinh lớp chuyên Sinh của THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tốt nghiệp cấp 3, em sang Mỹ du học với học bổng toàn phần của Đại học Wesleyan. "Vì cấp 3 đã học Sinh nên vào đại học em muốn khám phá các ngành khác. Kỳ đầu em chọn Kinh tế và bất ngờ phát hiện tình yêu dành cho môn Kế toán. Sinh học mang đến kiến thức về sự sống còn Kế toán và các kỹ năng của ngành là kiến thức về cuộc sống mà em rất đam mê", Hương chia sẻ.
Ngô Thu Hương (21 tuổi) tốt nghiệp xuất sắc Đại học Wesleyan (Mỹ) được tập đoàn Deloitte - một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới mời về làm việc. Ảnh:NVCC.
Theo Thu Hương, sức lôi cuốn của Kế toán nằm ở chỗ, nó chính là ngôn ngữ của kinh doanh và kiến thức ngành này giúp em dễ dàng tìm hiểu về các công ty, điều làm nên sự thành công, khác biệt của họ. Xác định được ngành học, nữ sinh vạch ra con đường mình cần theo đuổi và "lao đi" bất cứ hội thảo nào về nghề, nắm bắt mọi cơ hội thực tập có thể. "Em trở nên tham lam nhưng mỗi việc làm, mỗi cơ hội thực tập lại dạy cho em nhiều thứ trong nghề", Hương nói.
Kỳ đầu năm 2 đại học, nữ sinh người Việt nhận được cơ hội thực tập tình nguyện ở Sở Thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Services). "Đây là kỳ thực tập dài nhất của em thời bấy giờ", Thu Hương cười nhớ lại. Môi trường này đã cho em kiến thức về thuế và tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong ngành.
Bước vào năm học thứ ba, Hương xin thực tập tại phòng Kinh doanh của trường Wesleyan nhưng không được. Chẳng từ bỏ, em xin làm sắp xếp giấy tờ, tài liệu, những thứ không liên quan đến kế toán cho văn phòng. Sau một thời gian nỗ lực làm việc thật nhanh, chu đáo, Hương được sếp yêu quý và bắt đầu dạy cho em nhiều hơn về chuyên môn.
"Ở đây, cả mảng Kế toán dành cho trường học và tổ chức phi lợi nhuận được mở ra trước mắt em. Nó rất khác lạ và thường không được dạy ở trường. Công việc tại phòng Kinh doanh dần chuyển thành một kỳ thực tập thực sự, giúp em học được rất nhiều điều", Hương chia sẻ.
Quá trình khám phá ngành học Kế toán, nữ sinh người Việt đã tham dự nhiều cuộc thi để tăng thêm kiến thức và cọ xát với các sinh viên khác. Em đạt được không ít thành tích đáng nể như: giải nhất cuộc thi The Next Big Idea 2014 dành cho kế hoạch kinh doanh có tính khả thi nhất giúp thúc đẩy kinh tế thành phố Macon và miền trung bang Georgia (giải thưởng 10.000 USD); Top 10 cuộc thi Kiểm toán nội bộ năm 2013 và 2014 của bang Georgia.
Suốt 4 năm đại học, Ngô Thu Hương gặt hái được nhiều giải thưởng, học bổng. Trong ảnh, em được nhận giải nhất cuộc thi dành cho kế hoạch kinh doanh có tính khả thi nhất giúp thúc đẩy kinh tế thành phố Macon và miền trung bang Georgia. Ảnh: NVCC.
Suốt 4 năm đại học, Ngô Thu Hương liên tiếp nhận được học bổng khi giữ vững điểm trung bình tuyệt đối 4.0/4.0, là chủ tịch câu lạc bộ Kế toán của Đại học Wesleyan. Em được trao chứng nhận President't Scholar 8 học kỳ liên tiếp (2011-2014) cho 5% sinh viên xuất sắc nhất trường; học bổng Gilbert and Beverly Held 2012-2013 dành cho 3 sinh viên có thành tựu xuất sắc nhất trong ngành Toán học của đại học; giải thưởng Thành tựu năm 2014 trao cho 50 sinh viên toàn nước Mỹ có thành tựu xuất sắc và cống hiến trong học tập, lãnh đạo, và dịch vụ cộng đồng...
Ước mơ lớn của Ngô Thu Hương là làm việc cho Big 4 - bộ 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, em gặp khó khăn khi các tập đoàn này chỉ tuyển dụng ở trường trọng điểm, có mối quan hệ chặt chẽ, trường của Hương nhỏ hơn, không có nhà tuyển dụng đến tận nơi nên. Em tận dụng các mối quan hệ với những người trong công ty mà em đã và sẽ phải tạo dựng khi đi hội thảo, qua mạng định hướng kinh doanh LinkedIn... để làm nổi bật mình. Sau nhiều cố gắng và cả thất bại, Hương nhận được lời phòng vấn thực tập của nhiều công ty, trong đó có Deloitte - một trong 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới.
"Em đã trải qua 2 vòng phỏng vấn qua điện thoại và 3 cuộc phỏng vấn trực tiếp tại công ty. Không chỉ nói chuyện về công việc, họ còn đưa em đi ăn để khéo léo kiểm tra khả năng giao tiếp, ứng xử của ứng viên. Em đã rất lo lắng vì hay bị ngại ngùng khi gặp người lạ, đặc biệt lần này gặp toàn lãnh đạo cao cấp trong công ty", Thu Hương kể. Nhưng cuối cùng với kiến thức chuyên môn tốt, khả năng nói lưu loát, có kinh nghiệm lãnh đạo, hoạt động ngoại khoá và đặc biệt tính hay cười đã giúp nữ sinh Việt nhận được cái gật đầu của nhà tuyển dụng.
Sở thích của Thu Hương là du lịch và nấu ăn. Ảnh: NVCC.
Tại Deloitte, Hương được tiếp xúc với lãnh đạo các công ty lớn. Ngày đầu đi nói chuyện với sếp lớn, Hương chuẩn bị trước một loạt câu hỏi rồi cứ nhắc đi nhắc lại khiến người phụ trách trực tiếp phải phì cười vì "thấy đáng yêu quá".
Môi trường chuyên nghiệp đòi hỏi sự chính xác, cẩn trọng cao và khối lượng công việc lớn khiến nữ sinh Việt Nam mỗi ngày phải dành 11-12 giờ để làm việc. Nơi em ở lại khá xa công ty. "May mắn trong lúc mệt mỏi căng thẳng, em luôn được các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ, gia đình, bạn bè động viên. Không có họ, em sẽ không được như hôm nay", Hương tâm sự.
Cô gái 21 tuổi này đang tập trung ôn luyện để sau khi thi lấy chứng chỉ kế toán quốc tế CPA và học cao học một năm, tháng 8/2016 em sẽ trở lại Deloitte bắt đầu sự nghiệp yêu thích. "Mẹ em là một kế toán viên và khuyên em không theo con đường này vì vất vả quá. Tuy nhiên, em đã rất đam mê", Hương nói và cho biết dự định chỉ làm việc ở Mỹ một vài năm để lấy kinh nghiệm, sau đó sẽ về Việt Nam theo đuổi con đường kinh doanh.
Quỳnh Trang
Chia sẻ với VnExpress về lựa chọn nghề Kế toán, cô gái có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt xinh, hay cười nói: "Đó là một phát hiện bất ngờ về đam mê mới của bản thân".
Ngô Thu Hương vốn là học sinh lớp chuyên Sinh của THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tốt nghiệp cấp 3, em sang Mỹ du học với học bổng toàn phần của Đại học Wesleyan. "Vì cấp 3 đã học Sinh nên vào đại học em muốn khám phá các ngành khác. Kỳ đầu em chọn Kinh tế và bất ngờ phát hiện tình yêu dành cho môn Kế toán. Sinh học mang đến kiến thức về sự sống còn Kế toán và các kỹ năng của ngành là kiến thức về cuộc sống mà em rất đam mê", Hương chia sẻ.
Ngô Thu Hương (21 tuổi) tốt nghiệp xuất sắc Đại học Wesleyan (Mỹ) được tập đoàn Deloitte - một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới mời về làm việc. Ảnh:NVCC.
Theo Thu Hương, sức lôi cuốn của Kế toán nằm ở chỗ, nó chính là ngôn ngữ của kinh doanh và kiến thức ngành này giúp em dễ dàng tìm hiểu về các công ty, điều làm nên sự thành công, khác biệt của họ. Xác định được ngành học, nữ sinh vạch ra con đường mình cần theo đuổi và "lao đi" bất cứ hội thảo nào về nghề, nắm bắt mọi cơ hội thực tập có thể. "Em trở nên tham lam nhưng mỗi việc làm, mỗi cơ hội thực tập lại dạy cho em nhiều thứ trong nghề", Hương nói.
Kỳ đầu năm 2 đại học, nữ sinh người Việt nhận được cơ hội thực tập tình nguyện ở Sở Thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Services). "Đây là kỳ thực tập dài nhất của em thời bấy giờ", Thu Hương cười nhớ lại. Môi trường này đã cho em kiến thức về thuế và tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong ngành.
Bước vào năm học thứ ba, Hương xin thực tập tại phòng Kinh doanh của trường Wesleyan nhưng không được. Chẳng từ bỏ, em xin làm sắp xếp giấy tờ, tài liệu, những thứ không liên quan đến kế toán cho văn phòng. Sau một thời gian nỗ lực làm việc thật nhanh, chu đáo, Hương được sếp yêu quý và bắt đầu dạy cho em nhiều hơn về chuyên môn.
"Ở đây, cả mảng Kế toán dành cho trường học và tổ chức phi lợi nhuận được mở ra trước mắt em. Nó rất khác lạ và thường không được dạy ở trường. Công việc tại phòng Kinh doanh dần chuyển thành một kỳ thực tập thực sự, giúp em học được rất nhiều điều", Hương chia sẻ.
Quá trình khám phá ngành học Kế toán, nữ sinh người Việt đã tham dự nhiều cuộc thi để tăng thêm kiến thức và cọ xát với các sinh viên khác. Em đạt được không ít thành tích đáng nể như: giải nhất cuộc thi The Next Big Idea 2014 dành cho kế hoạch kinh doanh có tính khả thi nhất giúp thúc đẩy kinh tế thành phố Macon và miền trung bang Georgia (giải thưởng 10.000 USD); Top 10 cuộc thi Kiểm toán nội bộ năm 2013 và 2014 của bang Georgia.
Suốt 4 năm đại học, Ngô Thu Hương gặt hái được nhiều giải thưởng, học bổng. Trong ảnh, em được nhận giải nhất cuộc thi dành cho kế hoạch kinh doanh có tính khả thi nhất giúp thúc đẩy kinh tế thành phố Macon và miền trung bang Georgia. Ảnh: NVCC.
Suốt 4 năm đại học, Ngô Thu Hương liên tiếp nhận được học bổng khi giữ vững điểm trung bình tuyệt đối 4.0/4.0, là chủ tịch câu lạc bộ Kế toán của Đại học Wesleyan. Em được trao chứng nhận President't Scholar 8 học kỳ liên tiếp (2011-2014) cho 5% sinh viên xuất sắc nhất trường; học bổng Gilbert and Beverly Held 2012-2013 dành cho 3 sinh viên có thành tựu xuất sắc nhất trong ngành Toán học của đại học; giải thưởng Thành tựu năm 2014 trao cho 50 sinh viên toàn nước Mỹ có thành tựu xuất sắc và cống hiến trong học tập, lãnh đạo, và dịch vụ cộng đồng...
Ước mơ lớn của Ngô Thu Hương là làm việc cho Big 4 - bộ 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, em gặp khó khăn khi các tập đoàn này chỉ tuyển dụng ở trường trọng điểm, có mối quan hệ chặt chẽ, trường của Hương nhỏ hơn, không có nhà tuyển dụng đến tận nơi nên. Em tận dụng các mối quan hệ với những người trong công ty mà em đã và sẽ phải tạo dựng khi đi hội thảo, qua mạng định hướng kinh doanh LinkedIn... để làm nổi bật mình. Sau nhiều cố gắng và cả thất bại, Hương nhận được lời phòng vấn thực tập của nhiều công ty, trong đó có Deloitte - một trong 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới.
"Em đã trải qua 2 vòng phỏng vấn qua điện thoại và 3 cuộc phỏng vấn trực tiếp tại công ty. Không chỉ nói chuyện về công việc, họ còn đưa em đi ăn để khéo léo kiểm tra khả năng giao tiếp, ứng xử của ứng viên. Em đã rất lo lắng vì hay bị ngại ngùng khi gặp người lạ, đặc biệt lần này gặp toàn lãnh đạo cao cấp trong công ty", Thu Hương kể. Nhưng cuối cùng với kiến thức chuyên môn tốt, khả năng nói lưu loát, có kinh nghiệm lãnh đạo, hoạt động ngoại khoá và đặc biệt tính hay cười đã giúp nữ sinh Việt nhận được cái gật đầu của nhà tuyển dụng.
Sở thích của Thu Hương là du lịch và nấu ăn. Ảnh: NVCC.
Tại Deloitte, Hương được tiếp xúc với lãnh đạo các công ty lớn. Ngày đầu đi nói chuyện với sếp lớn, Hương chuẩn bị trước một loạt câu hỏi rồi cứ nhắc đi nhắc lại khiến người phụ trách trực tiếp phải phì cười vì "thấy đáng yêu quá".
Môi trường chuyên nghiệp đòi hỏi sự chính xác, cẩn trọng cao và khối lượng công việc lớn khiến nữ sinh Việt Nam mỗi ngày phải dành 11-12 giờ để làm việc. Nơi em ở lại khá xa công ty. "May mắn trong lúc mệt mỏi căng thẳng, em luôn được các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ, gia đình, bạn bè động viên. Không có họ, em sẽ không được như hôm nay", Hương tâm sự.
Cô gái 21 tuổi này đang tập trung ôn luyện để sau khi thi lấy chứng chỉ kế toán quốc tế CPA và học cao học một năm, tháng 8/2016 em sẽ trở lại Deloitte bắt đầu sự nghiệp yêu thích. "Mẹ em là một kế toán viên và khuyên em không theo con đường này vì vất vả quá. Tuy nhiên, em đã rất đam mê", Hương nói và cho biết dự định chỉ làm việc ở Mỹ một vài năm để lấy kinh nghiệm, sau đó sẽ về Việt Nam theo đuổi con đường kinh doanh.
Quỳnh Trang