- Tham gia
- 14/11/2009
- Bài viết
- 922
Kinh tế khó khăn nên các khoản chi tiêu của teen bị hạn chế.
Nhưng thay vì tìm một công việc làm thêm để rủng rỉnh hơn, một số teen tìm chiêu "xoay tiền" từ gia đình một cách vô cùng xấu xí.
Từ…những khoá học trên trời
Chuyện xin tiền đi học là chuyện dễ dàng nhất vì hầu như chẳng có bố mẹ nào từ chối khi con cái hỏi xin cả. Lợi dụng việc đó, teen thoải mái kiếm thêm “thu nhập” chỉ bằng việc nói dối.
“Bắt đầu bằng những chiêu “kê giá” lên, để một khoá học có giá 1 triệu có thể nâng lên thêm 100 cho đến 500 ngàn để bỏ túi riêng - H. Hải (lớp 12 NTB) kể - sau đó thì lên “đô” bằng việc khống luôn các khoá học nào đó. Thời gian đầu bố mẹ có hỏi biên lai thì ậm ừ cho qua chuyện, bảo để chút nữa đưa, bị hỏi dồn thì cứ nói cho vào máy giặt rồi. Sau đấy thì thường chẳng ai hỏi nữa”. Nhưng thường thì đồng tiền dễ kiếm thì dễ khiến người ta tiêu xài không có trách nhiệm. Hải vẫn thường ra khỏi nhà vào các tối 2, 4, 6 trong tuần cho đúng với “lịch học”. Nhưng lang thang trên phố mãi không xong nên tấp vào các quán nước, tiệm internet hay tụ tập bạn bè giết thời gian thì khoản tiền bỏ ra cũng không nhỏ, nên thường thì tới nửa tháng Hải lại lâm vào cảnh túng thiếu, lại bắt đầu các khoá học mới và trượt dài.
Không chỉ có thế, teen còn nghĩ ra đủ chiêu vòi vĩnh cũng bắt nguồn từ tâm lý sợ con thua kém bạn bè cũng khiến các bậc phụ huynh dễ móc hầu bao hơn cả. Ngoài học hành còn các chi phí phát sinh cũng để hỗ trợ cho việc học như mua sách tham khảo, mua dụng cụ hay cả chi phí đi lại, ăn uống… teen cứ vô tư bịa ra những khoá học trên trời mà không hề nghĩ đến sự cực nhọc của bố mẹ mình.
Đến việc lợi dụng lòng tin
Khi các khoá học đã …dày đặc lịch mà nhu cầu vui chơi, mua sắm không hạ nhiệt, teen bắt đầu nghĩ đến những chiêu vòi tiền khác bằng việc lợi dụng lòng tin của phụ huynh.
T. Phương(lớp 11 trường TĐ) bật mí: ”Lúc trước hay xin mẹ tiền học thêm, học nhóm. Nhưng chuyện đó cũng có cái khó, học thêm nhiều mà kết quả không tốt thì cũng dễ đổ bể. Tốt nhất là cứ bảo mẹ đang có đợt quyên góp này nọ, rồi đóng tiền từ thiện, tiền cứu trợ lũ lụt, tiền ủng hộ xây nhà tình thương…Nói chung mẹ tớ được cái xin tiền làm chuyện tốt thì dễ tính lắm, không hỏi hay vặn vẹo gì!
Ngoài chuyện “tự thân vận động”, teen còn dùng bạn bè để chứng minh và dễ thuyết phục bố mẹ hơn, nếu bị hỏi thì cứ chỉ qua đứa này đứa nọ rồi nói hộ cho nhau một tiếng.
M. Tuấn (lớp 11 trường TB) mới tháng trước tiễn một người bạn sang Mỹ du học, đầu tháng này đã xoè tay vòi vĩnh tiền đi tiễn một đứa khác sang Úc. Tuấn tính toán rất kỹ, sắp đặt câu chuyện chi tiết để cả hội cùng về vòi tiền phụ huynh. Cùng một câu chuyện, bố mẹ mà có bảo không tin thì cứ gọi điện bạn con kiểm tra! Từ đó, những khoản mới liên tục được nảy sinh, từ việc sinh nhật đứa này, chúc mừng đứa kia cho đến những “tai nạn” hay “bệnh tật” nào đó có thể nghĩ ra được.
Nhưng không phải những gian dối có thể tồn tại mãi. Cậu bạn H. Hải đã bị mẹ phát hiện ra khi một lần đột xuất đến gặp giáo viên bộ môn để thắc mắc vì sao học thêm rất nhiều mà kết quả dường như không có chuyển biến. Từ đó, mọi khoản viện trợ bị cắt, các lớp học thêm được tận tay mẹ đến đăng ký và lấy biên nhận, những buổi học được gọi kiểm tra gắt gao với giáo viên, bị cấm cửa cả tháng. Nhưng lớn nhất là Hải đã khiến cho gia đình mất hết lòng tin và cực kỳ thất vọng vì những gì đã làm.
Ngay cả những nhân vật tuy chưa bị lộ, cũng luôn phải sống trong lo lắng, hồi hộp. T. Phương thú nhận: ”Gì chứ chuyện tối ngày phải bàn kế này kế nọ, bịa ra đủ thứ lý do khiến tớ không dám nhìn vào mắt mẹ. Chưa kể những khi trốn học đi tụ tập bạn bè cũng cứ sợ bị gia đình hay người quen bắt gặp. Đôi lúc muốn ngừng lại nhưng thói quen tiêu xài mạnh tay cũng khó bỏ…”
Khi bạn đọc những điều này, hẳn bạn cũng đều hiểu việc làm lụng kiếm tiền không hề là dễ dàng. Vì thế, đừng bao giờ đáp lại sự hy sinh của cha mẹ mình bằng những trò vòi vĩnh như trên, teen nhé!
Đ.T.H.D
Nguồn: Mực tím online
Nhưng thay vì tìm một công việc làm thêm để rủng rỉnh hơn, một số teen tìm chiêu "xoay tiền" từ gia đình một cách vô cùng xấu xí.
Từ…những khoá học trên trời
Chuyện xin tiền đi học là chuyện dễ dàng nhất vì hầu như chẳng có bố mẹ nào từ chối khi con cái hỏi xin cả. Lợi dụng việc đó, teen thoải mái kiếm thêm “thu nhập” chỉ bằng việc nói dối.
“Bắt đầu bằng những chiêu “kê giá” lên, để một khoá học có giá 1 triệu có thể nâng lên thêm 100 cho đến 500 ngàn để bỏ túi riêng - H. Hải (lớp 12 NTB) kể - sau đó thì lên “đô” bằng việc khống luôn các khoá học nào đó. Thời gian đầu bố mẹ có hỏi biên lai thì ậm ừ cho qua chuyện, bảo để chút nữa đưa, bị hỏi dồn thì cứ nói cho vào máy giặt rồi. Sau đấy thì thường chẳng ai hỏi nữa”. Nhưng thường thì đồng tiền dễ kiếm thì dễ khiến người ta tiêu xài không có trách nhiệm. Hải vẫn thường ra khỏi nhà vào các tối 2, 4, 6 trong tuần cho đúng với “lịch học”. Nhưng lang thang trên phố mãi không xong nên tấp vào các quán nước, tiệm internet hay tụ tập bạn bè giết thời gian thì khoản tiền bỏ ra cũng không nhỏ, nên thường thì tới nửa tháng Hải lại lâm vào cảnh túng thiếu, lại bắt đầu các khoá học mới và trượt dài.
Không chỉ có thế, teen còn nghĩ ra đủ chiêu vòi vĩnh cũng bắt nguồn từ tâm lý sợ con thua kém bạn bè cũng khiến các bậc phụ huynh dễ móc hầu bao hơn cả. Ngoài học hành còn các chi phí phát sinh cũng để hỗ trợ cho việc học như mua sách tham khảo, mua dụng cụ hay cả chi phí đi lại, ăn uống… teen cứ vô tư bịa ra những khoá học trên trời mà không hề nghĩ đến sự cực nhọc của bố mẹ mình.
Đến việc lợi dụng lòng tin
Khi các khoá học đã …dày đặc lịch mà nhu cầu vui chơi, mua sắm không hạ nhiệt, teen bắt đầu nghĩ đến những chiêu vòi tiền khác bằng việc lợi dụng lòng tin của phụ huynh.
T. Phương(lớp 11 trường TĐ) bật mí: ”Lúc trước hay xin mẹ tiền học thêm, học nhóm. Nhưng chuyện đó cũng có cái khó, học thêm nhiều mà kết quả không tốt thì cũng dễ đổ bể. Tốt nhất là cứ bảo mẹ đang có đợt quyên góp này nọ, rồi đóng tiền từ thiện, tiền cứu trợ lũ lụt, tiền ủng hộ xây nhà tình thương…Nói chung mẹ tớ được cái xin tiền làm chuyện tốt thì dễ tính lắm, không hỏi hay vặn vẹo gì!
Ngoài chuyện “tự thân vận động”, teen còn dùng bạn bè để chứng minh và dễ thuyết phục bố mẹ hơn, nếu bị hỏi thì cứ chỉ qua đứa này đứa nọ rồi nói hộ cho nhau một tiếng.
M. Tuấn (lớp 11 trường TB) mới tháng trước tiễn một người bạn sang Mỹ du học, đầu tháng này đã xoè tay vòi vĩnh tiền đi tiễn một đứa khác sang Úc. Tuấn tính toán rất kỹ, sắp đặt câu chuyện chi tiết để cả hội cùng về vòi tiền phụ huynh. Cùng một câu chuyện, bố mẹ mà có bảo không tin thì cứ gọi điện bạn con kiểm tra! Từ đó, những khoản mới liên tục được nảy sinh, từ việc sinh nhật đứa này, chúc mừng đứa kia cho đến những “tai nạn” hay “bệnh tật” nào đó có thể nghĩ ra được.
Nhưng không phải những gian dối có thể tồn tại mãi. Cậu bạn H. Hải đã bị mẹ phát hiện ra khi một lần đột xuất đến gặp giáo viên bộ môn để thắc mắc vì sao học thêm rất nhiều mà kết quả dường như không có chuyển biến. Từ đó, mọi khoản viện trợ bị cắt, các lớp học thêm được tận tay mẹ đến đăng ký và lấy biên nhận, những buổi học được gọi kiểm tra gắt gao với giáo viên, bị cấm cửa cả tháng. Nhưng lớn nhất là Hải đã khiến cho gia đình mất hết lòng tin và cực kỳ thất vọng vì những gì đã làm.
Ngay cả những nhân vật tuy chưa bị lộ, cũng luôn phải sống trong lo lắng, hồi hộp. T. Phương thú nhận: ”Gì chứ chuyện tối ngày phải bàn kế này kế nọ, bịa ra đủ thứ lý do khiến tớ không dám nhìn vào mắt mẹ. Chưa kể những khi trốn học đi tụ tập bạn bè cũng cứ sợ bị gia đình hay người quen bắt gặp. Đôi lúc muốn ngừng lại nhưng thói quen tiêu xài mạnh tay cũng khó bỏ…”
Khi bạn đọc những điều này, hẳn bạn cũng đều hiểu việc làm lụng kiếm tiền không hề là dễ dàng. Vì thế, đừng bao giờ đáp lại sự hy sinh của cha mẹ mình bằng những trò vòi vĩnh như trên, teen nhé!
Đ.T.H.D
Nguồn: Mực tím online