Đón xem sao băng cuối tháng 7

pecun_evil

valar morghulis
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/11/2013
Bài viết
2.443
Những ngày cuối tháng 7, chúng ta sẽ liên tiếp được chứng kiến các hiện tượng thiên văn đáng chú ý, đó là mưa sao băng và "trăng xanh".

20150727-020407-mua-sao-bang-262062509_520x390.jpg




Theo đó, vào tối 28, rạng sáng ngày 29/7, mưa sao băng Delta Aquarids sẽ xuất hiện và tại Việt Nam có thể quan sát rất rõ hiện tượng này. Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn – Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, từ 2 giờ sáng cho tới lúc trước bình minh là thời điểm lí tưởng nhất để quan sát hiện tượng này.

20150727-020435-mua-sao-bang-262112509_520x476.jpg

Vị trí chòm sao Aquarius – trung tâm của mưa sao băng Delta Aquarids.

Theo ông Sơn, mưa sao băng Delta Aquarids được đánh giá ở mức trung bình với 15 – 20 vệt/giờ. Trong khi đó, hiện tượng trăng sáng sẽ khiến việc xem mưa sao băng có chút hạn chế kể cả khi trời đẹp. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể quan sát nó bằng mắt thường (có các dụng cụ thiên văn tất nhiên sẽ tốt hơn).

20150727-020521-mua-sao-bang-262092509_520x344.jpg


Được biết, mưa sao băng Delta Aquarids được cho là “tàn dư” của sao chổi 96P Machholz - một sao chổi chu kì ngắn thường xuyên “ghé thăm” Trái Đất. Sao chổi này đã từng bay qua hành tinh chúng ta vào năm 2012 và 2017 sẽ là năm tiếp theo. Vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius và tên gọi của nó cũng dựa trên chòm sao này.

20150727-020607-mua-sao-bang-262102509_520x346.jpg


Dự kiến, sau đợt sao băng này, chúng ta sẽ còn được chiêm ngưỡng Perseids - trận mưa sao băng khác có cường độ lớn nhất trong năm. Ngoài ra, vào 31/7, chúng ta sẽ được dịp chứng kiến hiện tượng “trăng xanh” hiếm gặp.

20150727-020734-11720503_10205298411763269_1474974689_n_520x44.jpg


Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi Trái Đất đi tới khu vực quĩ đạo có rất nhiều thiên thạch nhỏ. Những đám thiên thạch này thường là kết quả để lại của các sao chổi khi chúng tới gần Mặt Trời. Khi Trái Đất lướt qua, lực hấp dẫn của nó kéo rất nhiều thiên thạch nhỏ lao vào khí quyển và bốc cháy, tạo thành những vệt sáng gọi là sao băng.


Theo YanNews
 
Hiệu chỉnh:
@pecun_evil Ừ để anh đón xem sao, mà anh cũng chờ để xem trăng xanh cho biết, trăng máu thấy rồi còn trăng xanh thì chưa.
 
@silverstorm thế em nào đá đít anh hở ? Chúng ta liên hoan chuyện anh bị đá đít . Còn thất nghiệp thì chịu oy . Cái nì phải tự lực thôi
 
Nào giờ chưa xem mấy vụ dị tượng bao giờ ( xem ai ngủ cho). Mai cố gắng xem có được không
 
×
Quay lại
Top Bottom