- Tham gia
- 28/10/2013
- Bài viết
- 1.942
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra phương thức để có thể "đọc suy nghĩ" của người khác.
Đối chiếu giữa hình ảnh thực tế (trái) và khuôn mặt được tái tạo trong phòng nghiên cứu (phải).
Một nghiên cứu mới đây từ ĐH California Berkeley, Yale và New York (Mỹ) cho thấy, việc “đọc suy nghĩ” của người khác không còn là ý tưởng chỉ xuất hiện trong các bộ phim giả tưởng. Trên thực tế, các nhà khoa học đã có thể tái tạo thành công hình ảnh khuôn mặt xuất hiện trong suy nghĩ của người khác.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy chụp cộng hưởng từ xác định hoạt động tại các vùng khác nhau trên não bộ qua việc đo đạc lưu lượng máu. Kết quả này giúp các nhà nghiên cứu tái tạo lại khuôn mặt xuất hiện trong bộ não, hoặc chính hình ảnh mà người đó đang nhìn thấy tận mắt.
Đầu tiên, các tình nguyện viên (TNV) tham gia được xem kĩ 300 khuôn mặt khác nhau và nhóm nghiên cứu sẽ ghi lại kĩ lưỡng hoạt động của não trong quá trình xem. Sau đó, 30 khuôn mặt mới được đưa tới cho các TNV, các nhà khoa học sẽ sử dụng hoạt động của não ghi lại trong lần kiểm tra trước, đối chiếu với các phản ứng khi xem khuôn mặt mới để tái tạo lại hình ảnh đọc được từ não của họ.
Cuối cùng, 30 khuôn mặt đã được thu thập từ việc chụp quét não bộ. Tuy chất lượng hình ảnh còn khá mờ nhưng chúng tương đối giống với người thật bên ngoài. Màu da của 30 người được chọn được phản ánh hoàn toàn chính xác và 24 trong số 30 ảnh tái tạo được nhận diện chính xác khuôn mặt có đang cười hay không.
Yếu tố phức tạp nhất trong việc đọc suy nghĩ ở não chính là xác định giới tính và màu tóc. Khoảng 2/3 số ảnh tái tạo đã nhận diện đúng giới tính, nhưng chỉ ½ trong số 30 bức ảnh là chính xác về màu tóc.
Công trình nghiên cứu này được bắt đầu khoảng 2 năm trước và mới được công nhận gần đây. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ cần tiến hành thêm nhiều cải tiến mới về thuật toán để đưa ra kết quả chính xác hơn từ việc chụp quét não bộ.
Kết quả chụp cộng hưởng từ sẽ hỗ trợ nhóm nghiên cứu tái dựng lại hình ảnh khuôn mặt các TNV nhìn thấy trước đó.
Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm, khi nghiên cứu này được tiếp tục cải tiến, nó sẽ mở ra những hi vọng mới trong ngành y tế, đặc biệt là việc tìm hiểu chứng rối loạn tinh thần, tự kỉ… Qua đây, các chuyên gia sẽ tìm ra cách điều trị nhờ việc ghi lại những giấc mơ người bệnh trải qua.
Theo: kenh14.vn
Đối chiếu giữa hình ảnh thực tế (trái) và khuôn mặt được tái tạo trong phòng nghiên cứu (phải).
Một nghiên cứu mới đây từ ĐH California Berkeley, Yale và New York (Mỹ) cho thấy, việc “đọc suy nghĩ” của người khác không còn là ý tưởng chỉ xuất hiện trong các bộ phim giả tưởng. Trên thực tế, các nhà khoa học đã có thể tái tạo thành công hình ảnh khuôn mặt xuất hiện trong suy nghĩ của người khác.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy chụp cộng hưởng từ xác định hoạt động tại các vùng khác nhau trên não bộ qua việc đo đạc lưu lượng máu. Kết quả này giúp các nhà nghiên cứu tái tạo lại khuôn mặt xuất hiện trong bộ não, hoặc chính hình ảnh mà người đó đang nhìn thấy tận mắt.
Đầu tiên, các tình nguyện viên (TNV) tham gia được xem kĩ 300 khuôn mặt khác nhau và nhóm nghiên cứu sẽ ghi lại kĩ lưỡng hoạt động của não trong quá trình xem. Sau đó, 30 khuôn mặt mới được đưa tới cho các TNV, các nhà khoa học sẽ sử dụng hoạt động của não ghi lại trong lần kiểm tra trước, đối chiếu với các phản ứng khi xem khuôn mặt mới để tái tạo lại hình ảnh đọc được từ não của họ.
Cuối cùng, 30 khuôn mặt đã được thu thập từ việc chụp quét não bộ. Tuy chất lượng hình ảnh còn khá mờ nhưng chúng tương đối giống với người thật bên ngoài. Màu da của 30 người được chọn được phản ánh hoàn toàn chính xác và 24 trong số 30 ảnh tái tạo được nhận diện chính xác khuôn mặt có đang cười hay không.
Yếu tố phức tạp nhất trong việc đọc suy nghĩ ở não chính là xác định giới tính và màu tóc. Khoảng 2/3 số ảnh tái tạo đã nhận diện đúng giới tính, nhưng chỉ ½ trong số 30 bức ảnh là chính xác về màu tóc.
Công trình nghiên cứu này được bắt đầu khoảng 2 năm trước và mới được công nhận gần đây. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ cần tiến hành thêm nhiều cải tiến mới về thuật toán để đưa ra kết quả chính xác hơn từ việc chụp quét não bộ.
Kết quả chụp cộng hưởng từ sẽ hỗ trợ nhóm nghiên cứu tái dựng lại hình ảnh khuôn mặt các TNV nhìn thấy trước đó.
Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm, khi nghiên cứu này được tiếp tục cải tiến, nó sẽ mở ra những hi vọng mới trong ngành y tế, đặc biệt là việc tìm hiểu chứng rối loạn tinh thần, tự kỉ… Qua đây, các chuyên gia sẽ tìm ra cách điều trị nhờ việc ghi lại những giấc mơ người bệnh trải qua.
Theo: kenh14.vn