lannt276
Thành viên
- Tham gia
- 2/7/2013
- Bài viết
- 38
Một thập niên vừa qua chúng ta chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục trong vấn đề doanh nghiệp Việt Nam sử dụng người tài. Từ một thái cực là xem thường tài năng, chỉ tập trung vào quan hệ, một phần lớn các doanh nghiệpViệt Nam đã thay đổi nhận thức, trở nên ưu ái, trải thảm đỏ mời gọi người tài.
Trên thực tế, họ đã đi từ thái cực này sang thái cực khác mà vẫn để lại một bài toán chưa có lời giải đáp – Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Người tài – anh là ai?
Có lẽ trước hết chúng ta phải rất sòng phẳng với khái niệm để nói rằng người tài là rất ít, đúng như câu “nhân tài như là mùa thu”. Nói ngay như thế để loại ra ngoài một phần lớn những người chỉ làm những việc bình thường nhưng luôn bảo rằng “không có tôi thì chỉ có…chết”. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến người có thực tài (và xin một lần nữa nhấn mạnh họ rất ít)
Thái độ của các Doanh nghiệp Việt Nam với người tài
Rất nhiều năm trong cơ chế xin-cho đã hình thành nên một thái độ xem thường nhân tài ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tôi nhớ mãi năm 2000, lần tôi gặp một ông Trưởng Phòng Tổ Chức của một doanh nghiệp Việt Nam tầm cỡ để giới thiệu đầy đủ với ông một dịch vụ hoàn toàn mới mẻ và chúng tôi đã khó khăn thế nào để cố gắng nói cho ông hiểu về dịch vụ “săn đầu người” này, nhưng đáp lại chỉ là một câu hỏi “Vậy các anh trả cho công ty chúng tôi như thế nào để chúng tôi nhận người của anh”. Tôi đứng sững, hiểu ngay ra một thực tế là chẳng có khái niệm “người tài” gì ở đây hết.
Những năm sau đó, tình hình có một sự thay đổi khả quan hơn khi các doanh nghiệp ý thức được sự cần thiết phải có người tài và bắt đầu trải thảm đỏ ra sức mời chào người tài. Tuy nhiên, làn sóng đó chỉ gợn lên thành một hiện tượng, một phong trào trong vài năm rồi lắng xuống. Cuộc hôn nhân giữa giới chủ và người tài dường như có một kết cục chóng vánh, để lại cảm giác thất vọng cho cả hai bên.
“Tại sao lại thế?” – Với câu hỏi trở nên day dứt này, chúng tôi đi tìm câu trả lời.
Điều tối quan trọng bị thiếu – Linh hồn của doanh nghiệp
Bạn uống café Starbuck ở New York hay Singapore, điều bạn cảm nhận ngay lập tức là hình như bạn đang ngồi cùng một chỗ. Từ không gian, cách bài trí đến hương vị của ly café , chúng giống nhau gần như hoàn hảo. Vậy điều gì làm nên sự giống hệt toàn cầu của Starbuck trong lúc chuỗi café ở Việt Nam không làm được dù chỉ ở phạm vi một Thành phố? Câu trả lời là hệ thống quản lý của Doanh Nghiệp.
Mỗi Doanh Nghiệp đang tồn tại đều có linh hồn, có hệ thống quản lý của mình. Bạn không nhìn thấy nó nhưng thiếu nó thì công ty không thể hoạt động được. Bí ẩn đã được giải mã đằng sau sự thành công của các doanh nghiệp như Starbuck là họ có một linh hồn vững mạnh. Với một hệ thống quản lý được thiết lập khoa học, chi tiết và mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ được vận hành một cách hiệu quả và đặc biệt là …độc lập với người tài.
Thực vậy, những doanh nghiệp như Starbuck không lệ thuộc vào con người. Nói cách khác, với hệ thống quản lý vững mạnh, con người chỉ là một yếu tố được đưa vào để vận hành hệ thống. Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần tuyển một người có đủ khả năng cho một công việc cụ thể. Nếu người này xin nghỉ việc, đơn giản là một người khác sẽ được tuyển vào, trám ngay chỗ trống. Ở đây, hệ thống quản lý đã phát huy tác dụng của nó, triệt tiêu sự lệ thuộc vào người tài của doanh nghiệp.
Ích lợi vượt bậc của việc có một hệ thống quản lý mạnh
Thế nhưng triệt tiêu sự lệ thuộc vào người tài chỉ là một lợi ích phụ, một hệ thống quản lý mạnh sản sinh ra một lợi ích vựợt bậc mà Doanh nghiệp nào cũng mơ ước – đó là “sai sót bằng không” ( zero error)
Đọc đầy đủ bài viết tại đây: Doanh nghiệp Việt Nam nói Không với người tài
Trên thực tế, họ đã đi từ thái cực này sang thái cực khác mà vẫn để lại một bài toán chưa có lời giải đáp – Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Người tài – anh là ai?
Có lẽ trước hết chúng ta phải rất sòng phẳng với khái niệm để nói rằng người tài là rất ít, đúng như câu “nhân tài như là mùa thu”. Nói ngay như thế để loại ra ngoài một phần lớn những người chỉ làm những việc bình thường nhưng luôn bảo rằng “không có tôi thì chỉ có…chết”. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến người có thực tài (và xin một lần nữa nhấn mạnh họ rất ít)
Thái độ của các Doanh nghiệp Việt Nam với người tài
Rất nhiều năm trong cơ chế xin-cho đã hình thành nên một thái độ xem thường nhân tài ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tôi nhớ mãi năm 2000, lần tôi gặp một ông Trưởng Phòng Tổ Chức của một doanh nghiệp Việt Nam tầm cỡ để giới thiệu đầy đủ với ông một dịch vụ hoàn toàn mới mẻ và chúng tôi đã khó khăn thế nào để cố gắng nói cho ông hiểu về dịch vụ “săn đầu người” này, nhưng đáp lại chỉ là một câu hỏi “Vậy các anh trả cho công ty chúng tôi như thế nào để chúng tôi nhận người của anh”. Tôi đứng sững, hiểu ngay ra một thực tế là chẳng có khái niệm “người tài” gì ở đây hết.
Những năm sau đó, tình hình có một sự thay đổi khả quan hơn khi các doanh nghiệp ý thức được sự cần thiết phải có người tài và bắt đầu trải thảm đỏ ra sức mời chào người tài. Tuy nhiên, làn sóng đó chỉ gợn lên thành một hiện tượng, một phong trào trong vài năm rồi lắng xuống. Cuộc hôn nhân giữa giới chủ và người tài dường như có một kết cục chóng vánh, để lại cảm giác thất vọng cho cả hai bên.
“Tại sao lại thế?” – Với câu hỏi trở nên day dứt này, chúng tôi đi tìm câu trả lời.
Điều tối quan trọng bị thiếu – Linh hồn của doanh nghiệp
Bạn uống café Starbuck ở New York hay Singapore, điều bạn cảm nhận ngay lập tức là hình như bạn đang ngồi cùng một chỗ. Từ không gian, cách bài trí đến hương vị của ly café , chúng giống nhau gần như hoàn hảo. Vậy điều gì làm nên sự giống hệt toàn cầu của Starbuck trong lúc chuỗi café ở Việt Nam không làm được dù chỉ ở phạm vi một Thành phố? Câu trả lời là hệ thống quản lý của Doanh Nghiệp.
Mỗi Doanh Nghiệp đang tồn tại đều có linh hồn, có hệ thống quản lý của mình. Bạn không nhìn thấy nó nhưng thiếu nó thì công ty không thể hoạt động được. Bí ẩn đã được giải mã đằng sau sự thành công của các doanh nghiệp như Starbuck là họ có một linh hồn vững mạnh. Với một hệ thống quản lý được thiết lập khoa học, chi tiết và mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ được vận hành một cách hiệu quả và đặc biệt là …độc lập với người tài.
Thực vậy, những doanh nghiệp như Starbuck không lệ thuộc vào con người. Nói cách khác, với hệ thống quản lý vững mạnh, con người chỉ là một yếu tố được đưa vào để vận hành hệ thống. Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần tuyển một người có đủ khả năng cho một công việc cụ thể. Nếu người này xin nghỉ việc, đơn giản là một người khác sẽ được tuyển vào, trám ngay chỗ trống. Ở đây, hệ thống quản lý đã phát huy tác dụng của nó, triệt tiêu sự lệ thuộc vào người tài của doanh nghiệp.
Ích lợi vượt bậc của việc có một hệ thống quản lý mạnh
Thế nhưng triệt tiêu sự lệ thuộc vào người tài chỉ là một lợi ích phụ, một hệ thống quản lý mạnh sản sinh ra một lợi ích vựợt bậc mà Doanh nghiệp nào cũng mơ ước – đó là “sai sót bằng không” ( zero error)
Đọc đầy đủ bài viết tại đây: Doanh nghiệp Việt Nam nói Không với người tài