Loãng xương là hiện tượng mất đi một số lượng lớn tổ chức xương trong toàn bộ thể tích xương làm cho độ đặc của xương giảm đi. Bệnh phổ biến ở người cao tuổi do tình trạng lão hóa của mô xương, được chia thành 2 typ: Typ I loãng xương sau mãn kinh và typ II loãng xương do tuổi già.
Loãng xương typ II thường xuất hiện khi phụ nữ mãn kinh từ 5 đến 15 năm, tình trạng loãng xương thằng gặp ở các xương xốp, nhất là cột sống, gây nên gù, cong, vẹo và đau lưng. Sau 70 tuổi, thì cả hai giới, độ loãng xương càng tăng, tổn thương chủ yếu ở các xương dài, hậu quả dẫn đến gãy chi rất dễ dàng. Ngoài ra, loãng xương ở tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay khi té ngã hay thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chống tay hay xoay chân mạnh.
Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng: còng lưng, đau lưng làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già yếu hơn. Vì vậy, trong sinh hoạt, người bệnh cần cẩn thận khi đi lại, nhất là ở những nơi trơn trượt không để bị ngã, tránh khuân vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống.
Chế độ ăn đối với người bị loãng xương:
- Bổ sung các thức ăn giàu canxi như: rau xanh, trái cây, tôm, cua, thịt trứng. Có thể dùng thêm các loại sữa chứa nhiều canxi, ít ngọt không béo. Không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì. Nên dùng thêm các chế phẩm của sữa như phomat cùng với vitamin D.
- Lượng protein đặc biệt là protein động vật trong khẩu phần nên ăn vừa phải.
- Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Thực tế cho rằng, những người ít vận động, tập thể dục thể thao thì quá trình loãng xương diễn ra nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, khi tập luyện cần lưu ý: Vận động cơ bắp nhịp nhàng, từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt. Một số loại hình thể dục như: đi bộ, bơi lội cũng có tác dụng rất tốt, phù hợp với sức khỏe người cao tuổi.
- Có thời gian hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Gầy là một yếu tố nguy cơ của loãng xương.
- Nên tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích….
Loãng xương typ II thường xuất hiện khi phụ nữ mãn kinh từ 5 đến 15 năm, tình trạng loãng xương thằng gặp ở các xương xốp, nhất là cột sống, gây nên gù, cong, vẹo và đau lưng. Sau 70 tuổi, thì cả hai giới, độ loãng xương càng tăng, tổn thương chủ yếu ở các xương dài, hậu quả dẫn đến gãy chi rất dễ dàng. Ngoài ra, loãng xương ở tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay khi té ngã hay thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chống tay hay xoay chân mạnh.
Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng: còng lưng, đau lưng làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già yếu hơn. Vì vậy, trong sinh hoạt, người bệnh cần cẩn thận khi đi lại, nhất là ở những nơi trơn trượt không để bị ngã, tránh khuân vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống.
Chế độ ăn đối với người bị loãng xương:
- Bổ sung các thức ăn giàu canxi như: rau xanh, trái cây, tôm, cua, thịt trứng. Có thể dùng thêm các loại sữa chứa nhiều canxi, ít ngọt không béo. Không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì. Nên dùng thêm các chế phẩm của sữa như phomat cùng với vitamin D.
- Lượng protein đặc biệt là protein động vật trong khẩu phần nên ăn vừa phải.
- Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Thực tế cho rằng, những người ít vận động, tập thể dục thể thao thì quá trình loãng xương diễn ra nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, khi tập luyện cần lưu ý: Vận động cơ bắp nhịp nhàng, từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt. Một số loại hình thể dục như: đi bộ, bơi lội cũng có tác dụng rất tốt, phù hợp với sức khỏe người cao tuổi.
- Có thời gian hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Gầy là một yếu tố nguy cơ của loãng xương.
- Nên tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích….
Phương Thúy