Thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng lắng tụ can-xi ở các dây chằng dọc cổ, gây hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh gây mỏi, tê, đau. Việc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống còn có thể đưa đến sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tuỷ sống.
Để biết chính xác tình hình của bệnh, người bệnh phải chụp X quang cột sống cổ nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt, đo mật độ xương …đây là những phương pháp chẩn đoán bệnh được sử dụng phổ biến hiện nay.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Việc điều trị thoái hóa cột sống cổ cần dựa theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh, có thể điều trị nội khoa phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.
Đối với những trường hợp điều trị nội khoa đúng mức mà bệnh không giảm thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng can thiệp thủ thuật hay phải phẫu thuật.
Từ bỏ thói quen xấu là một biện pháp vô cùng quan trọng
Việc thay đổi thói quen xấu là cách tốt nhất để ngăn ngừa, đẩy lùi và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bởi vì nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống là do bị tác động và đè nén mà nguồn gốc sâu xa là do những thói quen xấu như ngồi sai tư thế, bê vác nặng trong thời gian dài hoặc để xảy ra những chấn thương tác động lên vùng cột sống. Do đó, để điều trị được bệnh này thì việc đầu tiên là người bệnh phải từ bỏ thói quen xấu như:
- Tránh bê vác, khiêng hay gồng gánh một vật gì đó nặng quá sức. Nhất là hành động đó lại tác dụng trực tiếp lên cột sống lưng hoặc cổ.
- Thường xuyên thực hiện những vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế làm việc liên tục để cột sống có thời gian nghỉ ngơi, tránh ngồi làm việc hoặc lao động quá nhiều giờ trong ngày.
- Hạn chế tối đa những tác động mạnh và bất ngờ làm ảnh hưởng đến cột sống.
- Cần thay đổi gi.ường, đệm và gối nếu như người bệnh cảm thấy quá cứng hoặc không phù hợp dẫn đến đau vùng cột sống.
- Lưu ý không nên leo trèo cầu thang nhiều lần vì điều này cũng dễ dẫn đến tổn thương cột sống do phải vận động liên tục.
- Tránh sử dụng những thực phẩm làm co cơ như thịt bò, thịt trâu và da gà. Cùng với đó cần hạn chế sử dụng các chất có nồng độ cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị.
- Tăng cường tập luyện và vận động thể thao hợp lý như: đi bộ và tập yoga …là những vận động mà người bệnh thoái hóa cột sống nên thực hiện mỗi ngày.
Việc người bệnh thay đổi những thói quen trong đó có hạn chế được những tác nhân xấu, tăng cường các vận động có lợi và có một tinh thần thư thái, thoải mái thì hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ rất cao, thời gian điều trị bệnh vì thế cũng được rút ngắn.
Mai Lan
Để biết chính xác tình hình của bệnh, người bệnh phải chụp X quang cột sống cổ nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt, đo mật độ xương …đây là những phương pháp chẩn đoán bệnh được sử dụng phổ biến hiện nay.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Việc điều trị thoái hóa cột sống cổ cần dựa theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh, có thể điều trị nội khoa phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.
Đối với những trường hợp điều trị nội khoa đúng mức mà bệnh không giảm thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng can thiệp thủ thuật hay phải phẫu thuật.
Từ bỏ thói quen xấu là một biện pháp vô cùng quan trọng
Việc thay đổi thói quen xấu là cách tốt nhất để ngăn ngừa, đẩy lùi và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bởi vì nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống là do bị tác động và đè nén mà nguồn gốc sâu xa là do những thói quen xấu như ngồi sai tư thế, bê vác nặng trong thời gian dài hoặc để xảy ra những chấn thương tác động lên vùng cột sống. Do đó, để điều trị được bệnh này thì việc đầu tiên là người bệnh phải từ bỏ thói quen xấu như:
- Tránh bê vác, khiêng hay gồng gánh một vật gì đó nặng quá sức. Nhất là hành động đó lại tác dụng trực tiếp lên cột sống lưng hoặc cổ.
- Thường xuyên thực hiện những vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế làm việc liên tục để cột sống có thời gian nghỉ ngơi, tránh ngồi làm việc hoặc lao động quá nhiều giờ trong ngày.
- Hạn chế tối đa những tác động mạnh và bất ngờ làm ảnh hưởng đến cột sống.
- Cần thay đổi gi.ường, đệm và gối nếu như người bệnh cảm thấy quá cứng hoặc không phù hợp dẫn đến đau vùng cột sống.
- Lưu ý không nên leo trèo cầu thang nhiều lần vì điều này cũng dễ dẫn đến tổn thương cột sống do phải vận động liên tục.
- Tránh sử dụng những thực phẩm làm co cơ như thịt bò, thịt trâu và da gà. Cùng với đó cần hạn chế sử dụng các chất có nồng độ cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị.
- Tăng cường tập luyện và vận động thể thao hợp lý như: đi bộ và tập yoga …là những vận động mà người bệnh thoái hóa cột sống nên thực hiện mỗi ngày.
Việc người bệnh thay đổi những thói quen trong đó có hạn chế được những tác nhân xấu, tăng cường các vận động có lợi và có một tinh thần thư thái, thoải mái thì hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ rất cao, thời gian điều trị bệnh vì thế cũng được rút ngắn.
Mai Lan