- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Trái đất đang ấm lên nhanh chóng, dẫn tới hạn hán kỷ lục, lũ lụt chết người và những sự kiện băng tan bất thường ở Bắc Cực. Hiện tượng ấy cũng khiến mực nước biển tăng lên từ từ, điều mà các nhà khoa học cho biết sẽ còn tiếp diễn trong hàng thập kỷ.
Ảnh minh hoạ mực nước biển dự kiến tại Lalbagh Fort ở Dhaka, Bangladesh do hiện tượng ấm lên toàn cầu mà con người gây ra.
Ảnh gốc: Syedsazzadulhoque/Climate Central
Một nghiên cứu mới từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central cho biết khoảng 50 thành phố lớn vùng duyên hải sẽ cần thực thi những biện pháp thích ứng “vô tiền khoáng hậu” để ngăn chặn nước biển dâng cao nuốt chửng các khu vực đông dân nhất.
Phân tích này, với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam ở Đức, đã dẫn đến kết quả tương phản đáng kinh ngạc giữa thế giới ta biết ngày nay và tương lai chìm ngập trong nước nếu hành tinh ấm lên 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (pre-industrial level).
Toàn cảnh mực nước biển dâng tại Plaza de la Catedral ở Havana, Cuba.
Ảnh gốc: Gorupdebesanez/Climate Central
Các nhà khoa học về khí hậu báo cáo hồi tháng 8 rằng thế giới đã ấm hơn khoảng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ nên duy trì ở mức dưới 1,5 độ, ngưỡng quan trọng để tránh khỏi hầu hết những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của khủng hoảng khí hậu.
Nhưng ngay cả trong viễn cảnh lạc quan nhất, khi khí nhà kính trên toàn cầu bắt đầu giảm từ hôm nay và cắt xuống mức “cân bằng không” (net zero) vào năm 2050, thì nhiệt độ trên toàn cần vẫn sẽ đạt đỉnh trên ngưỡng 1,5 độ trước khi giảm.
Ở viễn cảnh ít lạc quan hơn, khi phát thải tiếp tục tăng sau năm 2050, hành tinh này có thể tăng thêm 3 độ C vào đầu những năm 2060 hoặc 2070, và đại dương sẽ tiếp tục dâng cao trong hàng thập kỷ sau đó cho tới khi đạt mức cao nhất.
“Lựa chọn hôm nay sẽ quyết định vận mệnh của chúng ta,” nhà khoa học Benjamin Strauss tại Climate Central cho biết.
Lũ lụt do biến đổi khí hậu được mô phỏng tại viện bảo tàng Chhatrapati Shivaji Maharaj Vastu Sangrahalaya ở Mumbai, Ấn Độ.
Ảnh gốc: Sailko/Climate Central
Mực nước biển do nhiệt độ tăng thêm 3 độ C có thể nhấn chìm Văn Miếu ở Hà Nội, Việt Nam.
Ảnh gốc: Nguyễn Thanh Quang/Climate Central
Các nhà nghiên cứu của Climate Central đã sử dụng dữ liệu về độ cao và dân số toàn cầu để phân tích những khu vực trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mực nước biển tăng, vốn có xu hướng tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Những quốc đảo nhỏ có nguy cơ “gần như mất toàn bộ” đất đai, và 8/10 khu vực hàng đầu bị nước biển dâng là ở châu Á, với khoảng 600 triệu dân bị ngập lụt theo viễn cảnh ấm lên 3 độ C.
Theo phân tích này, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia nằm trong top 5 những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng trong dài hạn. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đây cũng là những quốc gia đã tăng công suất đốt than trong những năm gần đây.
Vào tháng 9, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature phát hiện ra gần 60% lượng dầu còn lại và khí tự nhiên của hành tinh và 90% trữ lượng than đá nên ngừng khai thác đến năm 2050 để có cơ hội cao hơn nhằm hạn chế quá trình ấm lên toàn cầu 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Phần lớn những khu vực trên thế giới phải đạt mức sản xuất nhiên liệu hoá thạch cao nhất ngay bây giờ hoặc trong vòng 10 năm nữa để tránh chạm ngưỡng khí hậu quan trọng.
Tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9, Trung Quốc đã đưa ra cam kết quan trọng về khí hậu với tư cách là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới: Trung Quốc sẽ không xây dựng thêm bất kỳ dự án nhiệt điện than nào ở nước ngoài nữa, đánh dấu sự thay đổi chính sách xoay quanh Vành đai trải rộng và sáng kiến về cơ sở hạ tầng Đường bộ, vốn đã bắt đầu giảm bớt những sáng kiến dùng đến than đá ở nước này.
Nếu hành tinh tăng thêm 3 độ C, thì khoảng 43 triệu dân ở Trung Quốc sẽ sống trên vùng đất được dự kiến sẽ thấp hơn mực triều cực đại vào năm 2100, với 200 triệu dân sống sống trong những khu vực có nguy cơ ngập nước sau năm 2100.
Mực nước biển dự kiến tại toà thị chính Durban ở Durban, Nam Phi.
Ảnh gốc: Goole Earth/Climate Central
Với mỗi phần nhỏ nhiệt độ ấm lên, hậu quả của biến đổi khí hậu càng khôn lường. Các nhà khoa học cho biết ngay cả khi hạn chế sự ấm lên ở mức 1,5 độ, thì những kiểu thời tiết cực đoan mà thế giới phải chịu vào mùa hè này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn.
Cao hơn 1,5 độ, hệ khí hậu có thể bắt đầu khó lường hơn.
Cầu tàu tại Santa Monica, California, ngày nay và diện mạo của nó khi toàn cầu ấm lên 3 dộ C.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Theo báo cáo của Climate Central, khoảng 385 triệu người hiện đang sống trên vùng đất sẽ bị thuỷ triều nhấn chìm, ngay cả khi phát thải khí nhà kính giảm.
Nếu quá trình ấm lên bị giới hạn ở mức 1,5 độ C, mực nước biển tăng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất có 510 triệu dân sống ngày nay.
Nếu hành tinh tăng thêm 3 độ C, đường triều cực đại có thể xâm lấn lên vùng đất có hơn 800 triệu dân sinh sống.
Cung điện Buckingham ở London ngày nay và diện mạo của nó khi mực nước biển dâng do ấm lên toàn cầu.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Các tác giả của báo cáo lưu ý rằng một cảnh báo quan trọng trong đánh giá của họ là thiếu dữ kiện trên toàn cầu về những công trình phòng hộ ven biển như đê và tường chắn sóng để dự đoán đầy đủ ảnh hưởng khi nước biển dâng. Tuy nhiên, vì tác động được thấy ngày nay cùng với những đợt lũ và nước dâng do bão, các thành phố có thể sẽ phải cải tạo cơ sở hạ tầng để tránh tác động khôn lường.
Mức độ ấm lên cao hơn sẽ cần phòng hộ vô tiền khoáng hậu trên toàn cầu hoặc phải rời bỏ nhiều thành phố duyên hải lớn khắp thế giới, trong khi số lượng có thể giới hạn ở một con số tương đối thông qua việc tuân thủ chặt chẽ Thoả thuận Paris, nhất là hạn chế mức ấm lên ở 1,5 độ.
Mực nước biển dự kiến ở Hoboken, New Jersey với nhiệt độ ấm lên toàn cầu 3 độ C.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Nhưng cơ sở hạ tầng ven biển rất đắt tiền. Những nước giàu như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh có thể chi tiêu cho những biện pháp này, còn những nước thu nhập thấp có thể bị bỏ lại phía sau.
Dù nhiều quốc đảo nhỏ được bao quanh bởi rừng ngập mặn và rạn san hô có thể bảo vệ đất đai khỏi nước biển dâng, nhưng nhiệt độ ấm lên đang khiến hiện tượng axit hoá đại dương và những hình thức huỷ hoại môi trường khác đe doạ đến những biện pháp phòng hộ như vậy.
Khung cảnh của viện bảo tàng Riverside ở Glasgow, Scotland khi toàn cầu ấm lên 3 độ C.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Trong hai tuần đầu tiên của tháng 11, những nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ tập hợp lại để đàm phán về khí hậu với trung gian là Liên Hợp Quốc ở Glasgow, Scotland. Họ sẽ bàn bạc sâu hơn về việc hạn chế phát thải khí nhà kính, cũng như số tiền tài trợ mà các quốc gia phát triển cam kết hỗ trợ khu vực phía Nam Bán cầu chuyển dịch khỏi nhiên liệu hoá thạch và thích ứng với tác động của khủng hoảng khí hậu.
Nếu không hành động táo bạo và mạnh mẽ, những sự kiện thời tiết cực đoan và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ ngày càng làm ngập úng tương lai của Trái Đất. Các nhà khoa học cho biết hành tinh sắp hết thời gian để tránh khỏi những viễn cảnh tồi tệ nhất này xảy ra.
“Các nhà lãnh đạo trên thế giới có cơ hội ngắn ngủi để giúp đỡ hoặc phản bội tương lai của nhân loại bằng những hành động của họ ngày hôm nay về vấn đề biến đổi khí hậu,” Strauss cho biết. “Nghiên cứu này và những hình ảnh được tạo ra từ nó minh hoạ cho khoản đầu tư khổng lồ đằng sau những cuộc đàm phán về khí hậu ở Glasgow.”
Ảnh minh hoạ mực nước biển dự kiến tại Lalbagh Fort ở Dhaka, Bangladesh do hiện tượng ấm lên toàn cầu mà con người gây ra.
Ảnh gốc: Syedsazzadulhoque/Climate Central
Một nghiên cứu mới từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central cho biết khoảng 50 thành phố lớn vùng duyên hải sẽ cần thực thi những biện pháp thích ứng “vô tiền khoáng hậu” để ngăn chặn nước biển dâng cao nuốt chửng các khu vực đông dân nhất.
Phân tích này, với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam ở Đức, đã dẫn đến kết quả tương phản đáng kinh ngạc giữa thế giới ta biết ngày nay và tương lai chìm ngập trong nước nếu hành tinh ấm lên 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (pre-industrial level).
Toàn cảnh mực nước biển dâng tại Plaza de la Catedral ở Havana, Cuba.
Ảnh gốc: Gorupdebesanez/Climate Central
Các nhà khoa học về khí hậu báo cáo hồi tháng 8 rằng thế giới đã ấm hơn khoảng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ nên duy trì ở mức dưới 1,5 độ, ngưỡng quan trọng để tránh khỏi hầu hết những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của khủng hoảng khí hậu.
Nhưng ngay cả trong viễn cảnh lạc quan nhất, khi khí nhà kính trên toàn cầu bắt đầu giảm từ hôm nay và cắt xuống mức “cân bằng không” (net zero) vào năm 2050, thì nhiệt độ trên toàn cần vẫn sẽ đạt đỉnh trên ngưỡng 1,5 độ trước khi giảm.
Ở viễn cảnh ít lạc quan hơn, khi phát thải tiếp tục tăng sau năm 2050, hành tinh này có thể tăng thêm 3 độ C vào đầu những năm 2060 hoặc 2070, và đại dương sẽ tiếp tục dâng cao trong hàng thập kỷ sau đó cho tới khi đạt mức cao nhất.
“Lựa chọn hôm nay sẽ quyết định vận mệnh của chúng ta,” nhà khoa học Benjamin Strauss tại Climate Central cho biết.
Lũ lụt do biến đổi khí hậu được mô phỏng tại viện bảo tàng Chhatrapati Shivaji Maharaj Vastu Sangrahalaya ở Mumbai, Ấn Độ.
Ảnh gốc: Sailko/Climate Central
Mực nước biển do nhiệt độ tăng thêm 3 độ C có thể nhấn chìm Văn Miếu ở Hà Nội, Việt Nam.
Ảnh gốc: Nguyễn Thanh Quang/Climate Central
Các nhà nghiên cứu của Climate Central đã sử dụng dữ liệu về độ cao và dân số toàn cầu để phân tích những khu vực trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mực nước biển tăng, vốn có xu hướng tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Những quốc đảo nhỏ có nguy cơ “gần như mất toàn bộ” đất đai, và 8/10 khu vực hàng đầu bị nước biển dâng là ở châu Á, với khoảng 600 triệu dân bị ngập lụt theo viễn cảnh ấm lên 3 độ C.
Theo phân tích này, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia nằm trong top 5 những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng trong dài hạn. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đây cũng là những quốc gia đã tăng công suất đốt than trong những năm gần đây.
Vào tháng 9, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature phát hiện ra gần 60% lượng dầu còn lại và khí tự nhiên của hành tinh và 90% trữ lượng than đá nên ngừng khai thác đến năm 2050 để có cơ hội cao hơn nhằm hạn chế quá trình ấm lên toàn cầu 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Phần lớn những khu vực trên thế giới phải đạt mức sản xuất nhiên liệu hoá thạch cao nhất ngay bây giờ hoặc trong vòng 10 năm nữa để tránh chạm ngưỡng khí hậu quan trọng.
Tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9, Trung Quốc đã đưa ra cam kết quan trọng về khí hậu với tư cách là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới: Trung Quốc sẽ không xây dựng thêm bất kỳ dự án nhiệt điện than nào ở nước ngoài nữa, đánh dấu sự thay đổi chính sách xoay quanh Vành đai trải rộng và sáng kiến về cơ sở hạ tầng Đường bộ, vốn đã bắt đầu giảm bớt những sáng kiến dùng đến than đá ở nước này.
Nếu hành tinh tăng thêm 3 độ C, thì khoảng 43 triệu dân ở Trung Quốc sẽ sống trên vùng đất được dự kiến sẽ thấp hơn mực triều cực đại vào năm 2100, với 200 triệu dân sống sống trong những khu vực có nguy cơ ngập nước sau năm 2100.
Mực nước biển dự kiến tại toà thị chính Durban ở Durban, Nam Phi.
Ảnh gốc: Goole Earth/Climate Central
Với mỗi phần nhỏ nhiệt độ ấm lên, hậu quả của biến đổi khí hậu càng khôn lường. Các nhà khoa học cho biết ngay cả khi hạn chế sự ấm lên ở mức 1,5 độ, thì những kiểu thời tiết cực đoan mà thế giới phải chịu vào mùa hè này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn.
Cao hơn 1,5 độ, hệ khí hậu có thể bắt đầu khó lường hơn.
Cầu tàu tại Santa Monica, California, ngày nay và diện mạo của nó khi toàn cầu ấm lên 3 dộ C.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Theo báo cáo của Climate Central, khoảng 385 triệu người hiện đang sống trên vùng đất sẽ bị thuỷ triều nhấn chìm, ngay cả khi phát thải khí nhà kính giảm.
Nếu quá trình ấm lên bị giới hạn ở mức 1,5 độ C, mực nước biển tăng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất có 510 triệu dân sống ngày nay.
Nếu hành tinh tăng thêm 3 độ C, đường triều cực đại có thể xâm lấn lên vùng đất có hơn 800 triệu dân sinh sống.
Cung điện Buckingham ở London ngày nay và diện mạo của nó khi mực nước biển dâng do ấm lên toàn cầu.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Các tác giả của báo cáo lưu ý rằng một cảnh báo quan trọng trong đánh giá của họ là thiếu dữ kiện trên toàn cầu về những công trình phòng hộ ven biển như đê và tường chắn sóng để dự đoán đầy đủ ảnh hưởng khi nước biển dâng. Tuy nhiên, vì tác động được thấy ngày nay cùng với những đợt lũ và nước dâng do bão, các thành phố có thể sẽ phải cải tạo cơ sở hạ tầng để tránh tác động khôn lường.
Mức độ ấm lên cao hơn sẽ cần phòng hộ vô tiền khoáng hậu trên toàn cầu hoặc phải rời bỏ nhiều thành phố duyên hải lớn khắp thế giới, trong khi số lượng có thể giới hạn ở một con số tương đối thông qua việc tuân thủ chặt chẽ Thoả thuận Paris, nhất là hạn chế mức ấm lên ở 1,5 độ.
Mực nước biển dự kiến ở Hoboken, New Jersey với nhiệt độ ấm lên toàn cầu 3 độ C.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Nhưng cơ sở hạ tầng ven biển rất đắt tiền. Những nước giàu như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh có thể chi tiêu cho những biện pháp này, còn những nước thu nhập thấp có thể bị bỏ lại phía sau.
Dù nhiều quốc đảo nhỏ được bao quanh bởi rừng ngập mặn và rạn san hô có thể bảo vệ đất đai khỏi nước biển dâng, nhưng nhiệt độ ấm lên đang khiến hiện tượng axit hoá đại dương và những hình thức huỷ hoại môi trường khác đe doạ đến những biện pháp phòng hộ như vậy.
Khung cảnh của viện bảo tàng Riverside ở Glasgow, Scotland khi toàn cầu ấm lên 3 độ C.
Ảnh gốc: Google Earth/Climate Central
Trong hai tuần đầu tiên của tháng 11, những nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ tập hợp lại để đàm phán về khí hậu với trung gian là Liên Hợp Quốc ở Glasgow, Scotland. Họ sẽ bàn bạc sâu hơn về việc hạn chế phát thải khí nhà kính, cũng như số tiền tài trợ mà các quốc gia phát triển cam kết hỗ trợ khu vực phía Nam Bán cầu chuyển dịch khỏi nhiên liệu hoá thạch và thích ứng với tác động của khủng hoảng khí hậu.
Nếu không hành động táo bạo và mạnh mẽ, những sự kiện thời tiết cực đoan và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ ngày càng làm ngập úng tương lai của Trái Đất. Các nhà khoa học cho biết hành tinh sắp hết thời gian để tránh khỏi những viễn cảnh tồi tệ nhất này xảy ra.
“Các nhà lãnh đạo trên thế giới có cơ hội ngắn ngủi để giúp đỡ hoặc phản bội tương lai của nhân loại bằng những hành động của họ ngày hôm nay về vấn đề biến đổi khí hậu,” Strauss cho biết. “Nghiên cứu này và những hình ảnh được tạo ra từ nó minh hoạ cho khoản đầu tư khổng lồ đằng sau những cuộc đàm phán về khí hậu ở Glasgow.”
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo CNN World)
(Theo CNN World)