Điểm chết WiFi: Nguyên nhân và cách khắc phục

MCTT Việt Nam

Thành viên
Tham gia
13/7/2021
Bài viết
11
Mặc dù sóng vô tuyến WiFi mang lại một số lợi ích rõ ràng hơn so với kết nối Ethernet có dây, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Điểm chết WiFi là 1 trong những vấn đề phổ biến hiện nay có thể gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng. Hãy cùng khám phá nguyên nhân tạo ra những điểm chết Wifi và cách tốt nhất để loại bỏ chúng trong bài viết ngay sau đây!

1. Nguyên nhân gây ra điểm chết WiFi

Để giải thích đơn giản, điểm chết Wifi là những khu vực bạn nhận được rất ít hoặc hoàn toàn không có tín hiệu WiFi nào có thể truyền tới. Điểm chết Wifi được gây ra không chỉ bởi điều kiện môi trường, mô hình lắp đặt mà còn liên quan đến cấu hình phần cứng của thiết bị bộ phát Wifi.

Các bộ phát Wifi cũ hay các dòng modem nhà mạng sử dụng các tiêu chuẩn Wifi đời cũ thường không đủ khả năng để đáp ứng việc chịu tải số lượng lớn kết nối, tốc độ truyền tải cao và quan trọng nhất là khả năng xuyên qua hàng loạt bức tường kiên cố và tiếp cận tới thiết bị của người dùng.

Đồng thời, có một số trường hợp người dùng đặt bộ định tuyến Wifi hoặc bộ phát Wifi của họ vào ngăn kéo bằng kim loại. Điều này không khác gì tạo ra một cái lồng Faraday, ngăn cản hoàn toàn khả năng mở rộng của sóng vô tuyến.

Ngoài ra, bạn đọc sẽ cần lưu ý về một số khác biệt cơ bản giữa băng tần 2.4GHz và 5GHz. Băng tần 2.4GHz sẽ có tầm bao phủ tốt hơn tại các khu vực rộng lớn hơn cùng khả năng xuyên vật cản tốt hơn nhiều lần so với băng tần 5GHz. Tuy nhiên, thông lượng truyền tải trên tần số 2.4GHz lại không thể đảm bảo hiệu suất cho các tác vụ đòi hỏi băng thông cao như băng tần 5Ghz.

Hơn nữa, việc sử dụng chỉ 1 băng tần đã và đang được áp dụng trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Hãy tưởng tượng bạn sống trong một căn hộ và mọi thiết bị phát Wifi trong tòa nhà đều phát sóng với băng tần 2.4GHz. Việc có quá nhiều thiết bị phát sóng sử dụng tần số 2.4GHz trong 1 khu vực sẽ gây ra độ nhiễu cao. Lúc này, băng tần 5GHz sẽ được thể hiện lợi thế về khả năng chống nhiễu và tốc độ truyền tải vượt trội trong 1 không gian nhỏ không vật cản, thoáng đãng.

2. Làm thế nào để xác định điểm chết WiFi?

Việc xác định điểm chết Wifi ngày càng dễ hơn khi có rất nhiều công cụ và thiết bị chuyên dụng hiện nay. Cách đơn giản nhất để xác thực là bạn chỉ cần di chuyển quanh nhà và kết nối điện thoại hoặc laptop vào mạng Wifi. Từ đó, bạn có thể kiểm tra vị trí nào thanh đo độ mạnh tín hiệu giảm xuống thấp nhất.

WifiInfoView là ứng dụng hoàn toàn miễn phí và hoạt động tốt trên các thiết bị Windows, đồng thời bạn có thể tải ứng dụng inSSIDer cho Android. Bằng cách này, bạn có thể biết tín hiệu bắt đầu giảm tại vị trí nào trong nhà hoặc văn phòng làm việc (thông số -dB sẽ tăng lên). Từ đó, bạn có thể cân nhắc giữa việc thay đổi vị trí của bộ định tuyến wifi hay bộ phát Wifi chuyên dụng hiện có hoặc bổ sung thêm 1 thiết bị Repeater hoặc thiết lập Wifi Mesh giữa các thiết bị phát Wifi cùng hãng.

Những công cụ trên cũng sẽ giúp bạn biết nên tránh những kênh truyền tải nào có nguy cơ gây nhiễu cao nếu hàng xóm của bạn cũng đang sử dụng. Hiện nay một số dòng sản phẩm bộ phát Wifi hiệu suất cao hiện nay như Ubiquiti U6-LR hoặc EnGenius ECW220S sẽ được tích hợp sẵn các công cụ phân tích môi trường RF và tự động điều chỉnh kênh truyền tải và cường độ sóng phù hợp để thu nhỏ phạm vi của điểm chết Wifi.

3. Vị trí đặt bộ phát Wifi lý tưởng nhất

Như chúng tôi đã đề cập, việc di chuyển bộ định tuyến Wifi hoặc thiết bị phát Wifi chuyên dụng đến một vị trí tốt hơn trong nhà (ít vật cản, thoáng đãng) có thể hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các điểm chết WiFi. Vì vậy, đặt bộ phát wifi ở chính giữa ngôi nhà liệu có tối ưu nhất không? Có thể việc đặt bộ phát wifi ở chính giữa ngôi nhà sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

diem-chet-wifi-4.jpg


Việc đặt thiết bị phát Wifi ở giữa ngôi nhà còn phụ thuộc vào thiết kế, kiến trúc của tòa nhà. Ví dụ: có một bức tường dày ngăn cách hai căn phòng, vì vậy, khi đặt thiết bị phát Wifi lên tường, tín hiệu cũng không đủ mạnh để đi qua và cung cấp kết nối ổn định với các thiết bị ở phía bên kia.

Để giải quyết được việc này, bạn sẽ cần phải đặt 2 thiết bị phát Wifi gắn tường ngăn cách 2 căn phòng (ở cả hai bên), để vùng phủ sóng có thể bao phủ toàn bộ cả 2 căn phòng một cách tốt nhất.

Một vấn đề khác cần được cân nhắc chính là việc gắn thiết bị trên trần nhà hay trên tường mới tối ưu. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các bộ phát Wifi hiện nay đều được thiết kế để gắn lên trần nhà. Đây là vị trí tối ưu nhất để đạt hiệu suất WiFi tốt nhất trong hầu hết các trường hợp triển khai. Điều này xảy ra do có ít vật cản gây ảnh hưởng đến độ mạnh tín hiệu hơn.

4. Công nghệ phủ sóng Wifi - Giải pháp tốt nhất để xóa bỏ điểm chết Wifi

Bên cạnh việc phụ thuộc vào vị trí lắp đặt, kiến trúc tòa nhà thì yếu tố về công nghệ phủ sóng Wifi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng điểm chết Wifi. Wifi Mesh hiện là 1 trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay, thường được triển khai tại hầu hết các tòa nhà cao tầng, nhiều phòng.

Hệ thống Wifi Mesh bao gồm nhiều thiết bị được phân phối trong không gian để tạo ra một mạng lưới mạnh mẽ. Các thiết bị được sử dụng trong Wifi Mesh đều có sự tương thích và tính đồng bộ về thông số kỹ thuật và linh kiện phần cứng.

Và không nhất thiết phải sử dụng các hệ thống chuyên dụng, bạn vẫn có thể sử dụng dòng thiết bị Repeater để mở rộng vùng phủ sóng. Tuy nhiên, thực tế cách thức hoạt động của Wifi Repeater là nhân bản lại tín hiệu wifi của thiết bị định tuyến gốc để mở rộng phạm vi phủ sóng trong nhà bạn.

Tuy nhiên các bộ mở rộng phạm vi Wifi có thể gây những ảnh hưởng lớn tới hiệu suất của mạng không dây. Hoạt động trên mô hình "bán song công - half duplex", đồng nghĩa với việc các thiết bị không dây không thể gửi và nhận thông tin cùng một lúc. Các thiết bị Router và bộ phát Wifi cần phải gửi xong phần dữ liệu đến thiết bị của người dùng thì mới có thể nhận lại được gói dữ liệu từ chúng.

Tương tự, khi các thiết bị Wifi Repeater truyền và nhận tín hiệu sẽ có độ trễ khá cao gây ra trải nghiệm mạng không dây kém hiệu quả.

Với những lý do trên, Wifi Mesh sẽ là công cụ hoàn hảo hơn giúp bạn tối ưu hiệu quả phạm vị phủ sóng trong ngôi nhà của bạn. Thay vì nhân bản tín hiệu wifi từ thiết bị định tuyến chính, Wifi Mesh sử dụng nhiều thiết bị bộ phát Wifi có cùng thông số kỹ thuật và thông tin đăng nhập, thiết lập xung quanh ngôi nhà của bạn để tạo ra một mạng Wifi có độ phủ sóng vượt trội hơn.

Một số hệ thống Wifi Mesh tiên tiến hiện nay sẽ có nhiều hơn 2 băng tần truyền tải, hỗ trợ chức năng Backhaul Communication: ngoài hai kênh 2.4GHz và 5GHz để giao tiếp với thiết bị khách thì thiết bị còn có một bộ phát sóng chuyên biệt để giao tiếp giữa các điểm AP với nhau.

Cuối cùng, việc thiết lập và quản lý mạng của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều với hệ thống Wifi Mesh hiện đại. Thay vì phải thiết lập cho từng thiết bị, bạn có thể quản lý toàn bộ thiết bị phát Wifi trên nhiều nền tảng như điện thoại thông minh, laptop, PC. Ví dụ ứng dụng Unifi Controller của thương hiệu Ubiquiti hay Aruba Instant On của hãng Aruba sẽ cho phép bạn quản lý tập trung các thiết bị bộ phát Wifi để tạo thành mạng Wifi Mesh hoàn chỉnh.

6. Tổng kết

Điểm chết WiFi là 1 vấn đề và thách thức lớn mà các hệ thống mạng không dây hiện nay cần được xử lý. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các cách khắc phục hiệu quả, người dùng có thể giải quyết triệt để điểm chết Wifi tại nhà riêng và văn phòng làm việc, từ đó trải nghiệm chất lượng Wifi tốc độ cao, ổn định, liền mạch. Hi vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin bổ ích sau khi tham khảo bài viết trên.
 
×
Quay lại
Top