Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

xuyenviet001

Banned
Tham gia
27/10/2021
Bài viết
0
Xem nhanh
Khái niệm nhãn hiệuQuyền đăng ký nhãn hiệuHướng dẫn Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa - Cục Sở hữu trí tuệĐiều kiện bảo hộ nhãn hiệuGiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Thiên Di
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa - nhãn hiệu sản phẩm- nhãn hiệu độc quyền - nhãn hiệu quốc tế tại cục sở hữu trí tuệ

Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức hay cá nhân khác nhau (Theo điều khoản 16 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 sau đây gọi tắt là Luật SHTT). Ngoài khái niệm này thì nhãn hiệu còn phải “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục nhằm xác lập yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ. Yêu cầu đăng ký nhãn hiệu được thể hiện trên thông tin tờ khai đăng ký nhãn hiệu mà chủ sở hữu khai nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Vậy, làm sao để hoàn thành chính xác thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền?



Quyền đăng ký nhãn hiệu

Để một nhãn hiệu được bảo hộ thì không chỉ có điều kiện về nhãn hiệu mang đi bảo hộ mà cón có điều kiện khách đó là quyền đăng ký nhãn hiệu. Không phải ai cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó trên thị trường.

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thi các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện:

  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu ở trên kể cả người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đều có quyền chuyển giao quyền đăng ký nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Xem thêm: ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

Hướng dẫn Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa - Cục Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là tài liệu nộp tại Cơ quan đăng ký để làm căn cứ thẩm định đơn đăng ký trước khi đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau đây:

– File nhãn hiệu cần đăng ký (file ảnh) – Khách hàng cung cấp

– Nhóm sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu – Khách hàng cung cấp thông tin, chúng tôi sẽ phân nhóm theo quy định của Luật

– Thông tin chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu (theo giấy đăng ký kinh doanh; chứng minh nhân dân) – Khách hàng cung cấp

– Giấy ủy quyền cho Thiên Di đại diện thực hiện công việc – Chúng tôi soạn thảo và khách hàng ký tên & đóng dấu (nếu là pháp nhân)

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Chúng tôi soạn thảo và hướng dẫn khách hàng ký

Tài liệu nêu trên là tài liệu cơ bản cho việc đăng ký, ngoài ra tùy trường hợp khác sẽ có những tài liệu khác nộp kèm theo như khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận sẽ cần thêm 1 số tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu có rất nhiều vấn đề mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần nghiên cứu, tìm hiểu. Đại đa số mọi người khi có những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, thường nhờ đến sự hỗ trợ của công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, vì Google cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và không có sự kiểm duyệt đúng sai cho nên có thể dẫn tới việc tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện sai quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ.



Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Chi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các phí sau đây:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Phí này có thể sẽ thay đổi theo từng năm hoặc từng thời điểm.

Quy trình đăng ký một nhãn hiệu sản phẩm

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu sản phẩm

Trước khi đăng ký nhãn hiệu cần phải tra cứu nhãn hiệu. Mục đích là để kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hay không. Dựa vào kết quả tra cứu, Thiên Di sẽ đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu đó và đưa ra hướng giải quyết xem nên chỉnh sửa điều chỉnh như thế nào để tạo ra sự khác biệt và đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định.

Tra cứu nhãn hiệu rất quan trọng trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu bởi chỉ cần bỏ sót khi tra cứu hoặc không có chuyên môn để đánh giá chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối sau khi đã đăng ký là rất cao. Đó là lý do bạn sẽ cần liên hệ với những đơn vị chuyên làm về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ để đảm bảo được rằng nhãn hiệu của bạn được đánh giá khả năng bảo hộ đầy đủ nhất và tốt nhất trước khi nộp hồ sơ

Bước 2: soạn hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu có khả năng đăng ký sẽ được bảo hộ cao Thiên Di sẽ tiến hành soạn hồ sơ và nộp hồ sơ cho khách hàng.

Hồ sơ gồm: 02 tờ khai 04-NH; 05 mẫu nhãn; Các tài liệu liên quan; Chứng từ nộp lệ phí;

Chứng từ nộp lệ phí: Lệ phí được nộp trực tiếp tại Cục SHTT hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. Mức thu lệ phí tính theo số nhóm, số sản phẩm, dịch vụ trong nhóm khai trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Các khoản lệ phí gồm:

Lệ phí nộp đơn, Lệ phí công bố đơn, Phí thẩm định nội dung, Lệ phí cấp giấy chứng nhận, Lệ phí đăng bạ

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng và theo dõi hồ sơ đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nộp hồ sơ xong Thiên Di sẽ gửi khách hàng tờ khai đăng ký nhãn hiệu có số đơn và ngày tiếp nhận đơn cụ thể để khách hàng và Thiên Di cũng theo dõi hồ sơ.

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. Trên thực tế thời gian thẩm định nội dung thường kéo dài khoảng 22 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Xem thêm: Thủ tục sửa đổi đơn, chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu​

Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu bắt buộc phải đáp ứng được bao gồm:

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ dưới dạng:

+ Chữ cái, từ ngữ

+ Hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều

+ Hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc

Đây là những dấu hiệu mà mắt thường con người có thể nhìn thấy được thể hiện bằng các yếu tố trên thì sẽ đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt mới đủ điều kiện để được bảo hộ​

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì mới đủ điều kiện để được bảo hộ:

– Phải được tạo thành từ 1 hoặc 1 số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

– Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

+ Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.

+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

+ Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.

+ Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng.

Dấu hiệu không đủ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu​

Nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nếu có dấu hiệu thuộc các dấu hiệu quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trùng hoặc hoặc tương tự đến mức gây nhầm lần với: Quốc kỳ, Quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với: Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế. (Trừ trường hợp được cơ quan, tổ chức đó cho phép thì mới được sử dụng).

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam và nước ngoài sẽ không đủ điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ.

– Các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với: dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế nếu tổ chức đó không cho phép sử dụng.

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ sẽ không đủ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.

– Dấu hiệu gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ.

Trên đây là toàn bộ các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu cần lưu ý tránh rơi vào những trường hợp trên dẫn đến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ, làm mất thời gian của mình.

*Lưu ý: Để nhận biết rõ nhất các dấu hiệu trên thì tra cứu nhãn hiệu là việ cần thiết, bởi sẽ giúp chúng ta biết được nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó. Đây là thủ tục không bắt buộc và đã có rất nhiều người chủ quan không thực hiện hậu quả dẫn đến vừa mất tiền vừa mất thời gian mà không được gì.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế và cách tra cứu nhãn hiệu

Thủ tục giải quyết khiếu nại về việc đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu​







Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Thiên Di​

Địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu uy tín​

Nhằm giúp quý vị có cái nhìn chi tiết về nội dung công việc chúng tôi thực hiện khi nhận dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chúng tôi xin liệt kê nhanh các công việc tiến hành khi đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng mà Công ty Thiên Di sẽ thực hiện:

  • Tư vấn cách chọn tên nhãn hiệu cho hợp lý và có khả năng đăng ký cao;
  • Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;
  • Thay mặt khách hàng nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký trong các giải đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục SHTT.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chuyển cho khách hàng.


Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Thiên Di​

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Một số khách hàng tiêu biểu sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Thiên Di​

THIÊN DI BỔ SUNG THÊM GIÚP EM 1 SỐ KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG DV NẾU CÓ NHÉ.

Liên hệ với Thiên Di để tư vấn​

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ:
Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com
 
×
Quay lại
Top