Dịch bệnh MERS-CoV tiến sát Việt Nam

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.255
Dịch bệnh MERS-CoV tiến sát Việt Nam
(LĐ) - Số 124 LỆ HÀ - 7:17 AM, 03/06/2015

  • Dịch bệnh có thể xâm nhập Việt Nam



    Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm (MERS-CoV) ngày 2.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tỏ ra quan ngại trước tình hình lây lan của bệnh tại Châu Á. Chỉ trong vòng 10 ngày, tại Hàn Quốc ghi nhận 25 ca lây nhiễm virus
    MERS-CoV, trong đó 2 người tử vong, khi mà nước này có điều kiện tốt hơn VN về mọi mặt. Trung Quốc cũng ghi nhận 1 ca bệnh. “Trong khi đó, VN và Hàn Quốc có mối quan hệ giao thương lớn khi mà lượng người đi về giữa hai nước trên phương diện du lịch, làm việc, chữa bệnh khá lớn. Ngoài ra, công dân VN đi công tác, học tập, lao động trở về từ vùng có dịch hay công dân từ các quốc gia đi qua vùng có dịch vào VN… khá đông.






    1-5_opt_vxxx.jpg

    Sáng 2.6, Bộ Y tế họp ban chỉ đạo đối phó với dịch bệnh gần giống SARS
    Tổng số người nhập cảnh từ 9 quốc gia có dịch từ đầu năm 2015 đến nay là trên 23.000 người, gần 5.000 người/tháng qua 2 cửa khẩu Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện VN có trên 20.000 lao động đang làm việc tại vùng Trung Đông. Đây là nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu không được kiểm soát tốt” - Thứ trưởng Long nhấn mạnh.

    Nhận định về dịch bệnh này, PGS - TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết: MERS-CoV là dịch bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, chùm ca bệnh chủ yếu tập trung trong cơ sở y tế; chưa ghi nhận sự lây lan trong cộng đồng. Dịch có khả năng lan truyền quốc tế nên nếu không nỗ lực kiểm soát, phòng, chống tình hình sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến nhiều tính mạng sẽ bị cướp đi, kinh tế xã hội ảnh hưởng trầm trọng.

    Vẫn khó phát hiện bệnh

    Đại diện của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhận định: Hiện bệnh đang lây truyền trong gia đình, chưa có bằng chứng về sự biến đổi của chủng virus hay lây lan dịch trong cộng đồng. Tuy nhiên, điều lo ngại là virus Corona tồn tại trong lạc đà lâu hơn virus Eloba. Tại vùng Trung Đông, lạc đà là con vật gắn liền với đời sống người dân nên khả năng virus Corona tồn tại sẽ còn kéo dài. Do đó, VN nên xây dựng kế hoạch đối phó dịch trong thời gian dài, tạo tiềm thức cho cán bộ y tế và người dân về bệnh. Virus Ebola có thể biến mất nhưng virus MERS-CoV tồn tại trong thời gian dài.

    Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, hiện các sản phẩm từ lạc đà không được nhập vào VN. Tuy nhiên, điều lo lắng là hành khách vào VN có thể mang theo sản phẩm từ lạc đà dưới dạng xách tay. Nếu sản phẩm này được nấu chín không đáng ngại nhưng khó kiểm soát được. “Một khó khăn trong việc phát hiện bệnh là trong thời gian ủ bệnh, MERS-CoV không có triệu chứng. Do đó, tăng cường các hoạt động giám sát, truyền thông và sẵn sàng đáp ứng khi có ca bệnh xâm nhập là cần thiết lúc này” - PGS-TS Phu nói. Do đó theo Bộ Y tế, trước tình hình dịch bệnh đang lây lan nhanh, cần yêu cầu áp dụng ngay tờ khai y tế tại tất cả cửa khẩu với hành khách đi từ Hàn Quốc và Bahrain, ngoài 9 nước vùng Trung Đông đang áp dụng. Đồng thời các đơn vị đánh giá, rà soát lại biện pháp triển khai phòng, chống dịch MERS-Cov xâm nhập vào VN.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khuyến cáo: “Người dân tốt nhất không di du lịch, công tác với các nước vùng Trung Đông đang có dịch, trừ khi quá cấp thiết. Những người đi về từ Hàn Quốc, Trung Quốc đều phải khai báo tại cửa khẩu, chủ động khai báo với cơ sở y tế nếu có biểu hiện bất thường”.
 
×
Quay lại
Top Bottom