Để hoàn tất thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì một trong những vấn đề lớn nhất đó chính là tiền đặt cọc. Với đa số những người lao động thì đây là một số tiền cực kỳ lớn mà những người lao động phải chi ra. Điều đó dẫn đến việc các bạn băn khoăn là liệu sau khi kết thúc hợp đồng lao động và trở về nước thì họ có lấy lại được khoản tiền đặt cọc đó hay không.
Bài viết này sẽ giải thích cho các bạn về vấn đề này.
Một thực tập sinh Nhật Bản có gửi về cho tôi câu hỏi như sau :
" Chào anh ! Em sang Nhật theo diện tu nghiệp sinh từ tháng 2/2012. Và đơn vị thực hiện cho em là công ty ABC. Trước khi đi sang Nhật, công ty ABC có yêu cầu em đóng một khoản tiền cọc là 3000 USD cùng một số giấy tờ có giá khác. Vào tháng 12/2012 em phải bước vào kỳ thi chuyển giai đoạn nhưng do chỉ lo đi làm mà không học hành gì nên em đã bị trượt. Dù rất cố gắng nhưng em vẫn không thể vượt qua kỳ thi và bị bắt trở về nước. Vì để trả nợ cho gia đình nên em đã trốn ra ngoài làm thêm chứ không về nước. Vậy anh cho em hỏi là trong trường hợp này em có thể lấy lại tiền đạt cọc không ? Nếu được thì em phải làm như thế nào
Thực tập sinh nhật bản
Người Việt Nam bên Nhật
Giải đáp :
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi này của bạn như sau:
Theo quy định của Luật Người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi khi thanh lý Hợp đồng.
Nếu như bạn vi phạm hay phá hủy hợp đồng đưa người xuất khẩu lao động đi làm việc ở Nhật bản thì sẽ có 2 vấn đề sau :
1: Số tiền mà người lao động đã đặt cọc sẽ bị công ty dịch vụ sử dụng để bù đắp lại những thiệt hại, phát sinh do lỗi của tu nghiệp sinh đã tự ý gây ra cho công ty đó
2: Trong quá trình công ty sử dụng tiền đặt cọc để bù đắp, nếu có phát sinh như : tiền ký quỹ mà không đủ thì bắt buộc thực tập sinh phải nộp thêm, và nếu như tiền quỹ dư ra thì công ty phải trả lại cho tu nghiệp sinh.
Vì vậy, theo quy định này thì nếu bạn không vi phạm hợp đồng thì sau khi thời gian làm việc tại Nhật và về nước thì công ty thực hiện hợp đồng phải có trách nhiệm hoàn trả cho bạn toàn bộ số tiền đặt cọc đó. Bởi tiền đặt cọc và để giữ cho các bạn sang Nhật lao động không tự ý bỏ trốn hay vi phạm những quy định của nghiệp đoàn bên đó.
Trong trường hợp này, vì bạn đã vi phạm nên số tiền đó sẽ được dùng để bồi thường thiệt hại cho công ty và nghiệp đoàn. Nếu còn bị thiếu thì bạn phải đóng thêm, và nếu như còn dư thì bạn được phép lấy lại.
Trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản xin chân thành khuyên bạn là với trường hợp này hãy nhanh chóng về nước để thanh lý hợp đồng. Sau khi thanh lý xong bạn sẽ nhận được số tiền dư ra cũng như các giấy tờ có giá khác. Còn nếu bạn tiếp tục vi phạm hợp đồng thì có lẽ sẽ càng rắc rối hơn cho bạn khi muốn thanh lý hợp đồng khi về nước.
Hy vọng, câu trả lời này đáp ứng được câu hỏi của bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Kết luận :
Hiện tượng bỏ trốn tại các nghiệp đoàn hiện nay đang trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối với hoạt động Xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay. Các bạn không tuân thủ lao động và tự ý làm theo ý mình sẽ gây ra những hệ lụy rắc rối không chỉ cho các bạn mà còn cho cả quốc gia. Hiện các doanh nghiệp Nhật đang muốn chuyển hướng sang các quốc gia khác tìm lao động thay vì Việt Nam chỉ vì số lượng lao động bỏ trốn đang quá nhiều.
Bài viết này sẽ giải thích cho các bạn về vấn đề này.
Một thực tập sinh Nhật Bản có gửi về cho tôi câu hỏi như sau :
" Chào anh ! Em sang Nhật theo diện tu nghiệp sinh từ tháng 2/2012. Và đơn vị thực hiện cho em là công ty ABC. Trước khi đi sang Nhật, công ty ABC có yêu cầu em đóng một khoản tiền cọc là 3000 USD cùng một số giấy tờ có giá khác. Vào tháng 12/2012 em phải bước vào kỳ thi chuyển giai đoạn nhưng do chỉ lo đi làm mà không học hành gì nên em đã bị trượt. Dù rất cố gắng nhưng em vẫn không thể vượt qua kỳ thi và bị bắt trở về nước. Vì để trả nợ cho gia đình nên em đã trốn ra ngoài làm thêm chứ không về nước. Vậy anh cho em hỏi là trong trường hợp này em có thể lấy lại tiền đạt cọc không ? Nếu được thì em phải làm như thế nào
Thực tập sinh nhật bản
Người Việt Nam bên Nhật
Giải đáp :
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi này của bạn như sau:
Theo quy định của Luật Người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi khi thanh lý Hợp đồng.
Nếu như bạn vi phạm hay phá hủy hợp đồng đưa người xuất khẩu lao động đi làm việc ở Nhật bản thì sẽ có 2 vấn đề sau :
1: Số tiền mà người lao động đã đặt cọc sẽ bị công ty dịch vụ sử dụng để bù đắp lại những thiệt hại, phát sinh do lỗi của tu nghiệp sinh đã tự ý gây ra cho công ty đó
2: Trong quá trình công ty sử dụng tiền đặt cọc để bù đắp, nếu có phát sinh như : tiền ký quỹ mà không đủ thì bắt buộc thực tập sinh phải nộp thêm, và nếu như tiền quỹ dư ra thì công ty phải trả lại cho tu nghiệp sinh.
Vì vậy, theo quy định này thì nếu bạn không vi phạm hợp đồng thì sau khi thời gian làm việc tại Nhật và về nước thì công ty thực hiện hợp đồng phải có trách nhiệm hoàn trả cho bạn toàn bộ số tiền đặt cọc đó. Bởi tiền đặt cọc và để giữ cho các bạn sang Nhật lao động không tự ý bỏ trốn hay vi phạm những quy định của nghiệp đoàn bên đó.
Trong trường hợp này, vì bạn đã vi phạm nên số tiền đó sẽ được dùng để bồi thường thiệt hại cho công ty và nghiệp đoàn. Nếu còn bị thiếu thì bạn phải đóng thêm, và nếu như còn dư thì bạn được phép lấy lại.
Trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản xin chân thành khuyên bạn là với trường hợp này hãy nhanh chóng về nước để thanh lý hợp đồng. Sau khi thanh lý xong bạn sẽ nhận được số tiền dư ra cũng như các giấy tờ có giá khác. Còn nếu bạn tiếp tục vi phạm hợp đồng thì có lẽ sẽ càng rắc rối hơn cho bạn khi muốn thanh lý hợp đồng khi về nước.
Hy vọng, câu trả lời này đáp ứng được câu hỏi của bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Kết luận :
Hiện tượng bỏ trốn tại các nghiệp đoàn hiện nay đang trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối với hoạt động Xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay. Các bạn không tuân thủ lao động và tự ý làm theo ý mình sẽ gây ra những hệ lụy rắc rối không chỉ cho các bạn mà còn cho cả quốc gia. Hiện các doanh nghiệp Nhật đang muốn chuyển hướng sang các quốc gia khác tìm lao động thay vì Việt Nam chỉ vì số lượng lao động bỏ trốn đang quá nhiều.