- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Vẫn tham gia kỳ thi 3 chung năm nay do Bộ GDĐT tổ chức, song ĐHQG HN đã chuẩn bị phương án tuyển sinh riêng theo đúng lộ trình tự chủ đào tạo đại học theo Luật Giáo dục Đại học.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG HN đã trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về những nét mới trong phương án tuyển sinh riêng mà trường đang chuẩn bị cho lộ trình tự chủ tuyển sinh theo thời hạn chót mà Bộ GDĐT đặt ra vào năm 2017.
Xin ông cho biết điểm mới kỳ tuyển sinh 2014 của ĐHQG HN?
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Năm 2014, ĐHQG HN vẫn tuyển sinh theo hình thức 3 chung của Bộ GDĐT. Sau khi thí sinh đã trúng tuyển vào các trường thành viên của ĐHQG, các em sẽ tham gia bài kiểm tra đánh giá năng lực tổng hợp để được chọn vào học trong các chương trình đặc biệt gồm: Chương trình tài năng, chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến và chương trình đạt chuẩn quốc tế.
Đây là bước để ĐHQG HN hoàn thiện công cụ, quy trình tổ chức tuyển sinh bằng hình thức đánh giá năng lực tổng hợp. Tuy nhiên, khi học sinh phổ thông chưa làm quen với phương thức này cũng như quá trình chuẩn bị còn tiếp tục nên năm nay, ĐHQG HN chỉ tổ chức trong phạm vi có tính chất thí điểm nội bộ.
Đến kỳ tuyển sinh năm 2015, chúng tôi sẽ áp dụng hình thức này để tuyển sinh viên trực tiếp vào một số chương trình. Nội dung sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng từ đầu năm 2015.
Với kinh nghiệm tuyển sinh riêng trước đây của ĐHQG HN (trước khi có kỳ thi 3 chung), theo ông để tuyển được những thí sinh có năng lực thật sự vào học, yếu tố quan trọng nhất là gì?
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Trước khi Bộ GDĐT tổ chức thi 3 chung, các trường ĐH cũng đã tuyển sinh riêng (tự ra đề, tự chấm, tự sử dụng kết quả), còn kỳ thi 3 chung thì dùng kết quả chung, đề chung, chung đợt thi trên phạm vi rộng. Như vậy về thực chất, hai hình thức này vẫn là kỳ thi chia theo từng khối và kiểm tra kiến thức của người học là chính, nên hình thức có khác nhưng tính chất không khác.
Trong phương thức mới của ĐHQG HN, chúng tôi sẽ chuyển sang hình thức đánh giá đánh giá người học nhiều chiều, chính xác về năng lực, kỹ năng, các phẩm chất mà người học cần có để học tốt chương trình cần học. Trong đó có đánh giá năng lực về tư duy logic, năng lực sáng tạo và các kỹ năng khác. Vì vậy, sẽ có bài thi đánh giá năng lực chung có tính chất tổng hợp, tiến hành trong khoảng thời gian hơn 180 phút.
Các ứng viên muốn vào ĐHQG HN phải qua kỳ thi đánh giá năng lực chung này. Phổ điểm tối đa là 240 điểm. Sau khi thí sinh đạt đến ngưỡng nhất định của kỳ thi đánh giá năng lực chung, khi đăng ký vào chuyên ngành nào thì sẽ làm thêm bài kiểm tra chuyên biệt. Ví dụ như thí sinh muốn vào khối ngành khoa học tự nhiên có thể sẽ phải làm thêm bài thi về môn Toán hoặc môn Hóa học... tùy theo ngành đó.
Bên cạnh việc làm bài thi đánh giá năng lực chung, bài thi chuyên biệt, chúng tôi còn xét hồ sơ, đánh giá hồ sơ. Kết hợp các điều kiện đó, chúng tôi hy vọng đánh giá được toàn diện người học để có thể đáp ứng được chương trình đào tạo.
Ông nhận xét thế nào về phương án tuyển sinh của một số trường đại học, một nửa theo 3 chung, một nửa xét tuyển hồ sơ?
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Để chuẩn bị tuyển sinh riêng, bài bản mà xã hội có thể thừa nhận được thì các trường cần chuẩn bị nhiều năm. Ví dụ, ở ĐHQG HN, việc xây dựng bộ chuẩn đánh giá đã phải làm nhiều năm nay và phải có 60 nhà khoa học các lĩnh vực khác nhau cùng làm việc và phải có khoa học kiểm tra đánh giá, đo lường tiên tiến mới có thể đánh giá được.
Đương nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo của các trường vẫn là hết sức quan trọng. Chỉ có điều, muốn nhận được chất lượng thì sinh viên phải trả giá bằng thời gian học. Đôi khi thời gian học không phải là ngắn nên các thông tin của xã hội, của các phương tiện truyền thông về chất lượng, về nguồn lực của trường đó theo tôi là điều cần thiết để hỗ trợ cho người học.
Tôi cho rằng muốn đánh giá chính xác chất lượng đào tạo của một trường đại học cần phải có thời gian. Còn để hạn chế rủi ro hoặc yếu tố tiêu cực thì các phương tiện truyền thông có vai trò hết sức quan trọng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Xin ông cho biết điểm mới kỳ tuyển sinh 2014 của ĐHQG HN?
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Năm 2014, ĐHQG HN vẫn tuyển sinh theo hình thức 3 chung của Bộ GDĐT. Sau khi thí sinh đã trúng tuyển vào các trường thành viên của ĐHQG, các em sẽ tham gia bài kiểm tra đánh giá năng lực tổng hợp để được chọn vào học trong các chương trình đặc biệt gồm: Chương trình tài năng, chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến và chương trình đạt chuẩn quốc tế.
Đây là bước để ĐHQG HN hoàn thiện công cụ, quy trình tổ chức tuyển sinh bằng hình thức đánh giá năng lực tổng hợp. Tuy nhiên, khi học sinh phổ thông chưa làm quen với phương thức này cũng như quá trình chuẩn bị còn tiếp tục nên năm nay, ĐHQG HN chỉ tổ chức trong phạm vi có tính chất thí điểm nội bộ.
Đến kỳ tuyển sinh năm 2015, chúng tôi sẽ áp dụng hình thức này để tuyển sinh viên trực tiếp vào một số chương trình. Nội dung sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng từ đầu năm 2015.
Với kinh nghiệm tuyển sinh riêng trước đây của ĐHQG HN (trước khi có kỳ thi 3 chung), theo ông để tuyển được những thí sinh có năng lực thật sự vào học, yếu tố quan trọng nhất là gì?
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Trước khi Bộ GDĐT tổ chức thi 3 chung, các trường ĐH cũng đã tuyển sinh riêng (tự ra đề, tự chấm, tự sử dụng kết quả), còn kỳ thi 3 chung thì dùng kết quả chung, đề chung, chung đợt thi trên phạm vi rộng. Như vậy về thực chất, hai hình thức này vẫn là kỳ thi chia theo từng khối và kiểm tra kiến thức của người học là chính, nên hình thức có khác nhưng tính chất không khác.
Trong phương thức mới của ĐHQG HN, chúng tôi sẽ chuyển sang hình thức đánh giá đánh giá người học nhiều chiều, chính xác về năng lực, kỹ năng, các phẩm chất mà người học cần có để học tốt chương trình cần học. Trong đó có đánh giá năng lực về tư duy logic, năng lực sáng tạo và các kỹ năng khác. Vì vậy, sẽ có bài thi đánh giá năng lực chung có tính chất tổng hợp, tiến hành trong khoảng thời gian hơn 180 phút.
Các ứng viên muốn vào ĐHQG HN phải qua kỳ thi đánh giá năng lực chung này. Phổ điểm tối đa là 240 điểm. Sau khi thí sinh đạt đến ngưỡng nhất định của kỳ thi đánh giá năng lực chung, khi đăng ký vào chuyên ngành nào thì sẽ làm thêm bài kiểm tra chuyên biệt. Ví dụ như thí sinh muốn vào khối ngành khoa học tự nhiên có thể sẽ phải làm thêm bài thi về môn Toán hoặc môn Hóa học... tùy theo ngành đó.
Bên cạnh việc làm bài thi đánh giá năng lực chung, bài thi chuyên biệt, chúng tôi còn xét hồ sơ, đánh giá hồ sơ. Kết hợp các điều kiện đó, chúng tôi hy vọng đánh giá được toàn diện người học để có thể đáp ứng được chương trình đào tạo.
Ông nhận xét thế nào về phương án tuyển sinh của một số trường đại học, một nửa theo 3 chung, một nửa xét tuyển hồ sơ?
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Để chuẩn bị tuyển sinh riêng, bài bản mà xã hội có thể thừa nhận được thì các trường cần chuẩn bị nhiều năm. Ví dụ, ở ĐHQG HN, việc xây dựng bộ chuẩn đánh giá đã phải làm nhiều năm nay và phải có 60 nhà khoa học các lĩnh vực khác nhau cùng làm việc và phải có khoa học kiểm tra đánh giá, đo lường tiên tiến mới có thể đánh giá được.
Đương nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo của các trường vẫn là hết sức quan trọng. Chỉ có điều, muốn nhận được chất lượng thì sinh viên phải trả giá bằng thời gian học. Đôi khi thời gian học không phải là ngắn nên các thông tin của xã hội, của các phương tiện truyền thông về chất lượng, về nguồn lực của trường đó theo tôi là điều cần thiết để hỗ trợ cho người học.
Tôi cho rằng muốn đánh giá chính xác chất lượng đào tạo của một trường đại học cần phải có thời gian. Còn để hạn chế rủi ro hoặc yếu tố tiêu cực thì các phương tiện truyền thông có vai trò hết sức quan trọng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo CP