- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 185
Sáng 28-2, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức tọa đàm: “Chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐH Quốc gia TP.HCM”.
Trình độ Tiến sĩ trở lên
Theo đề án của ĐH Quốc gia TP.HCM, giai đoạn từ 2023-2030 sẽ thu hút 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành về làm việc tại đây.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 2023-2025 thu hút 100 nhà khoa học. Giai đoạn từ năm 2025 đến 2030 thu hút 250 nhà khoa học.
Riêng trong đợt đầu tiên của năm 2024 này, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu, làm việc tại các đơn vị thành viên và trực thuộc.
Để tham gia ứng tuyển, các ứng viên cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như: Có trình độ tiến sĩ; có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập; có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Trong đó, đối với nhà khoa học trẻ, ứng viên cần đáp ứng ít nhất một trong bốn tiêu chí sau: Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín; có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công; có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao; có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với chiến lược phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM.
Đối với nhà khoa học đầu ngành, cần đáp ứng đủ năm tiêu chí về kinh nghiệm và năng lực: Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm; chủ trì đề tài, dự án khoa học - công nghệ; có công trình công bố trên các chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế; có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh; có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học - công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế…).
3 nhân tố thu hút nhà khoa học giỏi
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết có ba nhân tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tới làm việc. Cụ thể:
Thứ nhất, là không gian tự chủ, sáng tạo hay nói cách khác là sự trao quyền. Nhà khoa học có cơ hội đứng đầu nhóm nghiên cứu mạnh, trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm hay trưởng ngành đào tạo mới, được hỗ trợ nguồn lực tài chính để chủ động thực hiện kế hoạch nghiên cứu.
Thứ hai, là không gian đóng góp, cống hiến. Họ sẽ có cơ hội làm chủ nhiệm các đề tài, dự án nghiên cứu lớn; mở rộng mạng lưới hợp tác trong và ngoài nước; tham gia đào tạo, hướng dẫn sinh viên xuất sắc, học viên cao học, nghiên cứu sinh để hiện thực hóa khát vọng đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Thứ ba, là không gian phát triển và thăng tiến. ĐH Quốc gia TP.HCM cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà khoa học sẽ xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp như kế hoạch trở thành phó giáo sư, giáo sư, trở thành nhà khoa học đầu ngành, hướng đến các giải thưởng khoa học uy tín trong và ngoài nước.
Chính sách đãi ngộ hấp dẫn
Đối với nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian hai năm đầu, được cấp một đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200 triệu đồng). Năm thứ ba, được cấp một đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng). Năm thứ tư, được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng. Năm thứ năm, được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.
Đọc tiếpTrình độ Tiến sĩ trở lên
Theo đề án của ĐH Quốc gia TP.HCM, giai đoạn từ 2023-2030 sẽ thu hút 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành về làm việc tại đây.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 2023-2025 thu hút 100 nhà khoa học. Giai đoạn từ năm 2025 đến 2030 thu hút 250 nhà khoa học.
Riêng trong đợt đầu tiên của năm 2024 này, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu, làm việc tại các đơn vị thành viên và trực thuộc.
Để tham gia ứng tuyển, các ứng viên cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như: Có trình độ tiến sĩ; có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập; có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Trong đó, đối với nhà khoa học trẻ, ứng viên cần đáp ứng ít nhất một trong bốn tiêu chí sau: Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín; có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công; có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao; có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với chiến lược phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM.
Đối với nhà khoa học đầu ngành, cần đáp ứng đủ năm tiêu chí về kinh nghiệm và năng lực: Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm; chủ trì đề tài, dự án khoa học - công nghệ; có công trình công bố trên các chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế; có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh; có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học - công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế…).
3 nhân tố thu hút nhà khoa học giỏi
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết có ba nhân tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tới làm việc. Cụ thể:
Thứ nhất, là không gian tự chủ, sáng tạo hay nói cách khác là sự trao quyền. Nhà khoa học có cơ hội đứng đầu nhóm nghiên cứu mạnh, trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm hay trưởng ngành đào tạo mới, được hỗ trợ nguồn lực tài chính để chủ động thực hiện kế hoạch nghiên cứu.
Thứ hai, là không gian đóng góp, cống hiến. Họ sẽ có cơ hội làm chủ nhiệm các đề tài, dự án nghiên cứu lớn; mở rộng mạng lưới hợp tác trong và ngoài nước; tham gia đào tạo, hướng dẫn sinh viên xuất sắc, học viên cao học, nghiên cứu sinh để hiện thực hóa khát vọng đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Thứ ba, là không gian phát triển và thăng tiến. ĐH Quốc gia TP.HCM cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà khoa học sẽ xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp như kế hoạch trở thành phó giáo sư, giáo sư, trở thành nhà khoa học đầu ngành, hướng đến các giải thưởng khoa học uy tín trong và ngoài nước.
Chính sách đãi ngộ hấp dẫn
Đối với nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian hai năm đầu, được cấp một đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200 triệu đồng). Năm thứ ba, được cấp một đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng). Năm thứ tư, được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng. Năm thứ năm, được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM