ĐH Queen’s Belfast và Duy Tân với Đề cử Giải thưởng danh giá “Newton 2017”

suongtran19

Thành viên
Tham gia
25/7/2017
Bài viết
0
Dự án nghiên cứu mang tên “Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: ‘Xã hội kết nối’ cho thành phố của tương lai” được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học (ĐH) Queen's Belfast (Vương quốc Anh) và ĐH Duy Tân (Việt Nam) vừa được Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) đưa vào danh sách 25 đề cử để chọn ra 5 dự án xuất sắc nhất được trao Giải thưởng “Newton Prize 2017” với tổng số tiền thưởng lên đến 1 triệu Bảng Anh.


TS. Dương Quang Trung (thứ 2 từ phải sang) và TS. Võ Nguyên Sơn (thứ 2 từ trái sang) nhận Giải thưởng Công trình Nghiên cứu Xuất sắc Nhất tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 ở Washington D.C., Mỹ
Việt Nam có 5 dự án được đề cử và chỉ 1 dự án sáng giá nhất sẽ được lựa chọn để trao Giải thưởng Newton 2017. Giải thưởng sẽ được chính thức công bố trong sự kiện “Ngày Newton Việt Nam”, được tổ chức vào ngày 16/11/2017 tại Hà Nội với sự tham dự của Đại sứ Vương quốc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng nhiều quan chức trong và ngoài nước.

Newton Prize là một giải thưởng vô cùng danh giá do Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) phối hợp với UNESCO đồng tổ chức. Giải thưởng do một hội đồng gồm 10 Giáo sư hàng đầu của Vương quốc Anh xét duyệt, đứng đầu là Chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh quốc, GS. Sir Venki Ramakrishnan (Người đoạt giải Nobel Hóa học năm 2009). Giải thưởng Newton có giá trị lên tới 1 triệu bảng Anh dành để khuyến khích các nhà khoa họcđã và đang hợp tác với các đối tác của Vương quốc Anh để giải quyết những thách thức quan trọng nhất của các nước đối tác thông qua tài trợ của Quỹ Newton.

Năm 2017, có 150 dự án đăng ký tham gia xét chọn cho Giải Newton Prize 2017. Sau quá trình kiểm tra, xét duyệt nghiêm ngặt, Ủy ban Quốc gia Vương quốc Anh tại UNESCO sẽ trao Giải Newton Prize 2017 cho 2 dự án đến từ Ấn Độ, 1 dự án đến từ Thái Lan, 1 dự án đến từ Malaysia, và 1 dự án từ Việt Nam (với mỗi dự án được trao giải thưởng lên tới 200,000 bảng Anh).

Trong 5 dự án được đưa vào đề cử đến từ Việt Nam, 4 dự án còn lại tập trung vào giải quyết các vấn đề như: hậu cần hàng hải bền vững, hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra đối với quản lý thực phẩm, công nghệ in 3D siêu phân giải, và phát triển nguồn gạo có khả năng chịu đựng biến đổi khí hậu với lượng khí thải thấp. Riêng dự án“Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: ‘Xã hội kết nối’ cho thành phố của tương lai” do TS. Dương Quang Trung - ĐH Queen's Belfast phối hợp với TS. Võ Nguyên Sơn, ĐH Duy Tân cùng các nhà nghiên cứu khác gợi mở ý tưởng phát triển một hệ thống truyền tin có thể hoạt động được ngay cả khi thời tiết bất lợi hoặc thiên tai xảy ra.



TS. Dương Quang Trung (áo kẻ đứng thứ 3 từ trái sang) tham gia Trại hè Nghiên cứu Khoa học Quốc tế năm 2016 tại ĐH Duy Tân
Hệ thống Vô tuyến không Đồng nhất Tích hợp (IHWS - Integrated Heterogeneous Wireless System) được nhóm thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu về truyền tín hiệu trong điều kiện thiên tai, ngay cả khi mạng viễn thông hiện có bị phá hủy, nguồn cung cấp năng lượng bị hỏng/cạn kiệt, hay mạng bị tắc nghẽn. Hệ thống cũng hỗ trợ tính năng cảnh báo sớm thiên tai bằng cách phát hiện sớm mực nước, độ chấn động, và tốc độ gió ở những nơi thường xảy ra thiên tai. Việc có thể cánh báo sớm thiên tai sẽ giúp người dân có sự chủ động trong phòng chống, giảm thiểu thiệt hại, mất mát về tính mạng và tài sản, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Riêng đối với các thành phố lớn, hệ thống có khả năng phát hiện sự gia tăng đột biến về nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ồn, và mức khí thải (CO2) để có những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng sống của người dân.



Với vai trò chủ trìdự án, TS. Dương Quang Trung - Nhà Khoa học người Việt đang giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Queen’s Belfast chia sẻ: “Với dự án được lựa chọn đề cử nhận Giải Newton Prize 2017,… ít nhiều đã khẳng định những bước đi thành công trong hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ nằm trong Top 300 trường đại học của châu Á - theo xếp hạng của Time Higher Education (THE) là động lực giúp ĐH Duy Tân phải đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng nghiên cứu khoa học. Cụ thể, phải thực hiện nhiều hơn các dự án xứng tầm, có ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, có tác động toàn cục đến xã hội,… giống như dự án được để cử nhận Giải thưởng Newton 2017 năm nay. Một tiêu chuẩn quan trọng của bảng xếp hạng Time Higher Education là chỉ số uy tín khoa học, do đó, được lọt vào danh sách đề cử nhận Giải thưởng Newton 2017 đã góp phần khẳng định hơn nữa về uy tín, chất lượng nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân.”

Giải Newton Prize 2017 dành cho Ấn Độ đã được trao vào ngày 1/11/2017 cho 2 dự án: (1)“Đánh giá ban đầu về thiết bị mới trong quản lý cao huyết áp và sốc khi mang thai” của Viện Hàn lâm Sức khỏe Phụ nữ - Bệnh viện St Thomas của ĐH King’s College London và Khối Nghiên cứu Phụ nữ & Trẻ em - Jawaharlal Nehru, và (2) dự án “Nâng cao hiệu quả và tiềm năng sản xuất các tế bào năng lượng mặt trời kích thích (APEX) II” của nhóm ĐH Oxford, Cambridge, Swansea, Imperial College London và Edinburgh do ĐH Brunel University London chủ trì và Viện Công nghệ Ấn Độ Delhi. Giải thưởng Newton 2017 ở Việt Nam sẽ được trao tại Hà Nội vào ngày 16/11/2017. Sau đó, sẽ trao tại Thái Lan vào ngày 22/11/2017 và tại Malaysia vào ngày 24/11/2017. Đặc biệt, ngày 4/12/2017, sẽ diễn ra Lễ trao Giải thưởng Newton Prize tại London, Anh quốc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Kỹ thuật Jo Johnson chủ trì và thông báo những quốc gia được phép gởi hồ sơ vào năm 2018. Giải thưởng Newton Prize được tổ chức thường niên từ năm 2017 đến 2021.
 
Dự án nghiên cứu mang tên “Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: ‘Xã hội kết nối’ cho thành phố của tương lai” được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học (ĐH) Queen's Belfast (Vương quốc Anh) và ĐH Duy Tân (Việt Nam) vừa được Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) đưa vào danh sách 25 đề cử để chọn ra 5 dự án xuất sắc nhất được trao Giải thưởng “Newton Prize 2017” với tổng số tiền thưởng lên đến 1 triệu Bảng Anh.


TS. Dương Quang Trung (thứ 2 từ phải sang) và TS. Võ Nguyên Sơn (thứ 2 từ trái sang) nhận Giải thưởng Công trình Nghiên cứu Xuất sắc Nhất tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 ở Washington D.C., Mỹ
Việt Nam có 5 dự án được đề cử và chỉ 1 dự án sáng giá nhất sẽ được lựa chọn để trao Giải thưởng Newton 2017. Giải thưởng sẽ được chính thức công bố trong sự kiện “Ngày Newton Việt Nam”, được tổ chức vào ngày 16/11/2017 tại Hà Nội với sự tham dự của Đại sứ Vương quốc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng nhiều quan chức trong và ngoài nước.

Newton Prize là một giải thưởng vô cùng danh giá do Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) phối hợp với UNESCO đồng tổ chức. Giải thưởng do một hội đồng gồm 10 Giáo sư hàng đầu của Vương quốc Anh xét duyệt, đứng đầu là Chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh quốc, GS. Sir Venki Ramakrishnan (Người đoạt giải Nobel Hóa học năm 2009). Giải thưởng Newton có giá trị lên tới 1 triệu bảng Anh dành để khuyến khích các nhà khoa họcđã và đang hợp tác với các đối tác của Vương quốc Anh để giải quyết những thách thức quan trọng nhất của các nước đối tác thông qua tài trợ của Quỹ Newton.

Năm 2017, có 150 dự án đăng ký tham gia xét chọn cho Giải Newton Prize 2017. Sau quá trình kiểm tra, xét duyệt nghiêm ngặt, Ủy ban Quốc gia Vương quốc Anh tại UNESCO sẽ trao Giải Newton Prize 2017 cho 2 dự án đến từ Ấn Độ, 1 dự án đến từ Thái Lan, 1 dự án đến từ Malaysia, và 1 dự án từ Việt Nam (với mỗi dự án được trao giải thưởng lên tới 200,000 bảng Anh).

Trong 5 dự án được đưa vào đề cử đến từ Việt Nam, 4 dự án còn lại tập trung vào giải quyết các vấn đề như: hậu cần hàng hải bền vững, hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra đối với quản lý thực phẩm, công nghệ in 3D siêu phân giải, và phát triển nguồn gạo có khả năng chịu đựng biến đổi khí hậu với lượng khí thải thấp. Riêng dự án“Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: ‘Xã hội kết nối’ cho thành phố của tương lai” do TS. Dương Quang Trung - ĐH Queen's Belfast phối hợp với TS. Võ Nguyên Sơn, ĐH Duy Tân cùng các nhà nghiên cứu khác gợi mở ý tưởng phát triển một hệ thống truyền tin có thể hoạt động được ngay cả khi thời tiết bất lợi hoặc thiên tai xảy ra.



TS. Dương Quang Trung (áo kẻ đứng thứ 3 từ trái sang) tham gia Trại hè Nghiên cứu Khoa học Quốc tế năm 2016 tại ĐH Duy Tân
Hệ thống Vô tuyến không Đồng nhất Tích hợp (IHWS - Integrated Heterogeneous Wireless System) được nhóm thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu về truyền tín hiệu trong điều kiện thiên tai, ngay cả khi mạng viễn thông hiện có bị phá hủy, nguồn cung cấp năng lượng bị hỏng/cạn kiệt, hay mạng bị tắc nghẽn. Hệ thống cũng hỗ trợ tính năng cảnh báo sớm thiên tai bằng cách phát hiện sớm mực nước, độ chấn động, và tốc độ gió ở những nơi thường xảy ra thiên tai. Việc có thể cánh báo sớm thiên tai sẽ giúp người dân có sự chủ động trong phòng chống, giảm thiểu thiệt hại, mất mát về tính mạng và tài sản, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Riêng đối với các thành phố lớn, hệ thống có khả năng phát hiện sự gia tăng đột biến về nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ồn, và mức khí thải (CO2) để có những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng sống của người dân.



Với vai trò chủ trìdự án, TS. Dương Quang Trung - Nhà Khoa học người Việt đang giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Queen’s Belfast chia sẻ: “Với dự án được lựa chọn đề cử nhận Giải Newton Prize 2017,… ít nhiều đã khẳng định những bước đi thành công trong hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ nằm trong Top 300 trường đại học của châu Á - theo xếp hạng của Time Higher Education (THE) là động lực giúp ĐH Duy Tân phải đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng nghiên cứu khoa học. Cụ thể, phải thực hiện nhiều hơn các dự án xứng tầm, có ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, có tác động toàn cục đến xã hội,… giống như dự án được để cử nhận Giải thưởng Newton 2017 năm nay. Một tiêu chuẩn quan trọng của bảng xếp hạng Time Higher Education là chỉ số uy tín khoa học, do đó, được lọt vào danh sách đề cử nhận Giải thưởng Newton 2017 đã góp phần khẳng định hơn nữa về uy tín, chất lượng nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân.”

Giải Newton Prize 2017 dành cho Ấn Độ đã được trao vào ngày 1/11/2017 cho 2 dự án: (1)“Đánh giá ban đầu về thiết bị mới trong quản lý cao huyết áp và sốc khi mang thai” của Viện Hàn lâm Sức khỏe Phụ nữ - Bệnh viện St Thomas của ĐH King’s College London và Khối Nghiên cứu Phụ nữ & Trẻ em - Jawaharlal Nehru, và (2) dự án “Nâng cao hiệu quả và tiềm năng sản xuất các tế bào năng lượng mặt trời kích thích (APEX) II” của nhóm ĐH Oxford, Cambridge, Swansea, Imperial College London và Edinburgh do ĐH Brunel University London chủ trì và Viện Công nghệ Ấn Độ Delhi. Giải thưởng Newton 2017 ở Việt Nam sẽ được trao tại Hà Nội vào ngày 16/11/2017. Sau đó, sẽ trao tại Thái Lan vào ngày 22/11/2017 và tại Malaysia vào ngày 24/11/2017. Đặc biệt, ngày 4/12/2017, sẽ diễn ra Lễ trao Giải thưởng Newton Prize tại London, Anh quốc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Kỹ thuật Jo Johnson chủ trì và thông báo những quốc gia được phép gởi hồ sơ vào năm 2018. Giải thưởng Newton Prize được tổ chức thường niên từ năm 2017 đến 2021.
 
×
Quay lại
Top Bottom