- Tham gia
- 3/2/2010
- Bài viết
- 344
PN - Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã diễn ra ngày 11/1/2013. Với đề thi môn Ngữ văn, học sinh đã khá bất ngờ và lúng túng.
Đề thi gồm hai câu, trong đó, nguyên văn câu hai như sau:
“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người.
Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”.
Có một cái gì đó không ổn ở một đề thi cấp quốc gia, người viết xin được chia sẻ một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất, đề yêu cầu nêu ý kiến về một nhận định. Nhưng, nhận định trên không có xuất xứ rõ ràng (Nhận định của ai? Công bố ở đâu?) Đề thi phải đảm bảo tính khoa học, mà khoa học thì phải minh bạch, rõ ràng. Bất cứ một ý kiến, một đánh giá nào thuộc khoa học xã hội nhân văn phải luôn mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, thậm chí tính cá nhân. Hay nhận định trên là của người biên soạn đề? Ai cũng có quyền phát biểu quan điểm của mình. Nhưng lấy một ý kiến, một quan điểm chưa một lần được công bố công khai để làm đề thi cấp quốc gia thì e rằng chưa được hợp lý.
Thứ hai, tác giả cho rằng: “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)” là những đồ vật, sự vật là chưa ổn. Một cây đàn thì có thể gọi là đồ vật, sự vật nhưng “một cây đàn huyền thoại” có thể là một đồ vật, sự vật được chăng? Đã gọi là huyền thoại thì có thể sờ nắn nó được chăng? Đọc lại truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn tôi thấy phương thuốc chữa bệnh quái lạ là một chiếc bánh bao tẩm máu người. Gọi nó là một sự vật, đồ vật có ổn chăng? Ngay kể cả nhìn thấy và sờ mó được như: “một công trình kiến trúc kỳ vĩ tinh xảo”, “một bức thư pháp đẹp và quý” mà gọi là “những đồ vật, sự vật” theo tôi cũng không ổn.
Thứ ba, về mặt kiến thức, lại càng có vấn đề. Tác giả nhận định: “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật” (những chữ in đậm do người viết nhấn mạnh). Tôi cho rằng đây là một nhận định chưa ổn. Tác giả đã thực hiện biện pháp so sánh “hình tượng con người” nhiều khi “không quan trọng và đặc sắc bằng hình tượng đồ vật, sự vật” trong các tác phẩm nêu ở dưới, sau dấu hai chấm. Thực ra, theo sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và căn cứ trên chính các văn bản tác phẩm văn học ấy thì chúng ta nhận thấy không phải như tác giả so sánh. Trong tác phẩm: “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng cây đàn ghi ta; trong tác phẩm: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, hình tượng người tử tù Huấn Cao quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng “một bức thư pháp đẹp và quý”. Cả hai tác phẩm trên đều hướng đến ca ngợi hình tượng người nghệ sĩ tài hoa, đầy khát vọng là Lor-ca và Huấn Cao. Còn cây đàn, bức thư pháp chỉ là những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật hình tượng con người mà thôi. Tương tự như vậy là hình tượng đầy bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), là hình tượng đầy nỗi đau trước “quốc dân tính” của chính tác giả Lỗ Tấn (Thuốc - Lỗ Tấn) đều quan trọng và đặc sắc hơn, “một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo” và “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ”. Thiết nghĩ rằng, trước khi đưa ra một nhận định, tác giả nên đọc kỹ tác phẩm, yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Anh có thể cho đề ở bất cứ đâu, có thể tung hứng thoải mái nhưng phải bắt đầu từ những nền tảng căn bản nhất.
Thứ tư, khi kỳ thi này diễn ra (ngày 11/1/2013) học sinh chưa được học tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn. Thật tội nghiệp cho các em và thật tội nghiệp cho những trường tuân thủ đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này không có gì là sai, nhưng chưa ổn. Riêng tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, chương trình phổ thông (kể cả chương trình phổ thông ở trường chuyên) cũng chỉ dạy đoạn trích được đặt tên là “Vĩnh biệt cửu trùng đài”. Đó là hồi cuối của vở kịch, nó tập trung “mở nút” bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô chứ không nói gì nhiều đến một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo cả. Rõ ràng ở điểm này, học sinh quá lúng túng.
Cuối cùng, người viết cảm nhận rằng đề thi trên hơi rườm rà, nặng nề, khô cứng. Nó chưa thật sự cho học sinh thoải mái thể hiện cái “tôi” của mình trong cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương; nó chưa thật sự là chìa khóa để các em mở cánh cửa đi vào thế giới muôn màu của nghệ thuật ngôn từ. Chúng ta đang nói về đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới ra đề (nhất là đề thi môn ngữ văn). Theo cảm quan của chúng tôi, những giáo viên dạy môn ngữ văn thì đề thi trên chưa tạo ra được một cái gì đó mới mẻ, độc đáo. Nó vẫn như cũ, vẫn là nhận định của những “đấng bậc” mà các em học sinh vẫn phải “kính nhi viễn chi”. Các em học sinh đã bị đóng khung: “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Các em được bày tỏ ý kiến nhưng trong chừng mực đó mà thôi. Nên đưa ra những đề mở, thực sự mở cửa tâm hồn và trí tuệ của các em.
Đề thi gồm hai câu, trong đó, nguyên văn câu hai như sau:
“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người.
Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”.
Có một cái gì đó không ổn ở một đề thi cấp quốc gia, người viết xin được chia sẻ một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất, đề yêu cầu nêu ý kiến về một nhận định. Nhưng, nhận định trên không có xuất xứ rõ ràng (Nhận định của ai? Công bố ở đâu?) Đề thi phải đảm bảo tính khoa học, mà khoa học thì phải minh bạch, rõ ràng. Bất cứ một ý kiến, một đánh giá nào thuộc khoa học xã hội nhân văn phải luôn mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, thậm chí tính cá nhân. Hay nhận định trên là của người biên soạn đề? Ai cũng có quyền phát biểu quan điểm của mình. Nhưng lấy một ý kiến, một quan điểm chưa một lần được công bố công khai để làm đề thi cấp quốc gia thì e rằng chưa được hợp lý.
Thứ hai, tác giả cho rằng: “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)” là những đồ vật, sự vật là chưa ổn. Một cây đàn thì có thể gọi là đồ vật, sự vật nhưng “một cây đàn huyền thoại” có thể là một đồ vật, sự vật được chăng? Đã gọi là huyền thoại thì có thể sờ nắn nó được chăng? Đọc lại truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn tôi thấy phương thuốc chữa bệnh quái lạ là một chiếc bánh bao tẩm máu người. Gọi nó là một sự vật, đồ vật có ổn chăng? Ngay kể cả nhìn thấy và sờ mó được như: “một công trình kiến trúc kỳ vĩ tinh xảo”, “một bức thư pháp đẹp và quý” mà gọi là “những đồ vật, sự vật” theo tôi cũng không ổn.
Thứ ba, về mặt kiến thức, lại càng có vấn đề. Tác giả nhận định: “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật” (những chữ in đậm do người viết nhấn mạnh). Tôi cho rằng đây là một nhận định chưa ổn. Tác giả đã thực hiện biện pháp so sánh “hình tượng con người” nhiều khi “không quan trọng và đặc sắc bằng hình tượng đồ vật, sự vật” trong các tác phẩm nêu ở dưới, sau dấu hai chấm. Thực ra, theo sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và căn cứ trên chính các văn bản tác phẩm văn học ấy thì chúng ta nhận thấy không phải như tác giả so sánh. Trong tác phẩm: “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng cây đàn ghi ta; trong tác phẩm: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, hình tượng người tử tù Huấn Cao quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng “một bức thư pháp đẹp và quý”. Cả hai tác phẩm trên đều hướng đến ca ngợi hình tượng người nghệ sĩ tài hoa, đầy khát vọng là Lor-ca và Huấn Cao. Còn cây đàn, bức thư pháp chỉ là những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật hình tượng con người mà thôi. Tương tự như vậy là hình tượng đầy bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), là hình tượng đầy nỗi đau trước “quốc dân tính” của chính tác giả Lỗ Tấn (Thuốc - Lỗ Tấn) đều quan trọng và đặc sắc hơn, “một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo” và “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ”. Thiết nghĩ rằng, trước khi đưa ra một nhận định, tác giả nên đọc kỹ tác phẩm, yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Anh có thể cho đề ở bất cứ đâu, có thể tung hứng thoải mái nhưng phải bắt đầu từ những nền tảng căn bản nhất.
Thứ tư, khi kỳ thi này diễn ra (ngày 11/1/2013) học sinh chưa được học tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn. Thật tội nghiệp cho các em và thật tội nghiệp cho những trường tuân thủ đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này không có gì là sai, nhưng chưa ổn. Riêng tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, chương trình phổ thông (kể cả chương trình phổ thông ở trường chuyên) cũng chỉ dạy đoạn trích được đặt tên là “Vĩnh biệt cửu trùng đài”. Đó là hồi cuối của vở kịch, nó tập trung “mở nút” bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô chứ không nói gì nhiều đến một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo cả. Rõ ràng ở điểm này, học sinh quá lúng túng.
Cuối cùng, người viết cảm nhận rằng đề thi trên hơi rườm rà, nặng nề, khô cứng. Nó chưa thật sự cho học sinh thoải mái thể hiện cái “tôi” của mình trong cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương; nó chưa thật sự là chìa khóa để các em mở cánh cửa đi vào thế giới muôn màu của nghệ thuật ngôn từ. Chúng ta đang nói về đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới ra đề (nhất là đề thi môn ngữ văn). Theo cảm quan của chúng tôi, những giáo viên dạy môn ngữ văn thì đề thi trên chưa tạo ra được một cái gì đó mới mẻ, độc đáo. Nó vẫn như cũ, vẫn là nhận định của những “đấng bậc” mà các em học sinh vẫn phải “kính nhi viễn chi”. Các em học sinh đã bị đóng khung: “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Các em được bày tỏ ý kiến nhưng trong chừng mực đó mà thôi. Nên đưa ra những đề mở, thực sự mở cửa tâm hồn và trí tuệ của các em.
HỮU CHÍNH
(Trường phổ thông dân tộc nội trú Bạc Liêu)
(Trường phổ thông dân tộc nội trú Bạc Liêu)