Để mẹ yên tâm về tiềm năng phát triển trí tuệ ở trẻ

toandeptrai

Thành viên
Tham gia
3/7/2013
Bài viết
11
Để mẹ yên tâm về tiềm năng phát triển trí tuệ ở trẻ

Mong muốn cho con trẻ thông minh và lanh lợi đang ngày càng trở thành một trong những mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Trong quá trình dõi theo từng bước lớn khôn của trẻ, nhiều bà mẹ không tránh khỏi những băn khoăn về tốc độ phát triển, tiêu chí đánh giá mức độ phát triển và kể cả lo lắng về những biểu hiện bất thường của bé. Trong hội thảo “Bé IQ thật giỏi – Học hỏi nhanh, ghi nhớ tốt” được tổ chức vừa qua tại một số tỉnh thành lớn trên cả nước, nhiều thắc mắc của các các bà mẹ đã được đưa ra về các biểu hiện và phương pháp đánh giá, kích thích phát triển tư duy cho trẻ, được tư vấn bởi Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TP.HCM).

Câu hỏi 1: Cu Bin nhà tôi vừa tròn 14 tháng tuổi, ăn khoẻ, hiếu động và rất thích các trò chơi ngoài trời. Tuy nhiên dường như bé chậm nói hơn các bé khác, chỉ mới biết gọi “ba, mẹ” và những người trong gia đình thôi, chứ chưa nhớ được tên các đồ vật thông dụng. Tôi cảm thấy lo lắng không biết như thế khả năng ngôn ngữ, cũng như trí thông minh của bé trong tương lai của bé có gặp khó khăn hay không, và tôi cần phải làm gì để giúp trí não bé được phát triển tốt nhất có thể? (Mẹ Thu Huyền, Gò Vấp).

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Khi 14 tháng tuổi, sự hiếu động và năng vận động của bé là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển khi bé bắt đầu tương tác nhiều hơn với thế giới xung quanh. Đây cũng là thời điểm khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển; khả năng này sẽ được định hình rõ hơn với nhiều thay đổi trong suốt 36 tháng đầu đời nên bạn đừng quá lo lắng rằng bé nói chậm.

Mẹ có thể thử kiểm tra xem mình đã siêng trò chuyện với bé chưa? Mẹ nên giao tiếp với bé trong mọi hoạt động hàng ngày, nhắc đi nhắc lại những từ đơn giản nhiều lần để bé quen với vốn từ vựng, như “mẹ bế nào”, “Bin ngoan nhé”… hay chỉ vào các đồ vật như bóng, con mèo, cái xe… và dạy con cách phát âm những từ đó bằng cách khuyến khích bé như: “Cái gì đây con?”, “Đây là con mèo, con gọi mèo đi”. Dần dần, bé sẽ thuần thục và dạn nói hơn.

Câu hỏi 2: Su Su nhà tôi 27 tháng tuổi, ăn ngủ đều rất ngoan và đặc biệt thích tự tay sao chép lại các hình dạng đơn giản bằng bút vẽ và luôn thích thú mỗi khi coi tivi. Nhưng bé có vẻ không hứng thú khi giao tiếp với các bạn trong xóm và thường chỉ thích chơi đủa một mình hoặc chia sẻ đồ chơi với ba mẹ. Liệu đây có phải là biểu hiện bình thường của bé và làm sao để bé hòa nhập hơn với bạn bè đồng trang lứa?

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Từ tuổi lên 2, trẻ sẽ tương tác nhiều hơn với các đồ chơi như búp bê, con vật, kèn hay xe hơi, tuy nhiên việc chia sẻ và “hợp tác” với các bạn cần có thời gian ở mỗi bé rất khác nhau. Mẹ không nên vì quá lo lắng mà bắt ép bé ra sân chơi với các bé hàng xóm, thay vào đó, hãy từng bước cùng bé tham gia các trò chơi để bé dạn dĩ dần lên, tạo sự thân thiết.

Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu về sự phát triển của các kỹ năng xã hội tại giai đoạn 2 tuổi từ các nguồn thông tin như sách, báo hoặc các trang web đáng tin cậy về các phương pháp đánh giá và theo dõi sự phát triển của trẻ như: www.hocvieniq.comhoặc www.iqbaby.com.vn. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo ý kiến và lời khuyên bổ ích từ chuyên gia giáo dục và tâm lý trẻ khi cần thiết.

Câu hỏi 3: Tôi rất vui vì cu Ken nhà mình dù chỉ mới gần 3 tuổi nhưng đã tỏ ra rất tự lập, có thể tự mặc quần áo, mở nắp chai, đi giày nhưng đồng thời cũng thấy bất an vì bé mãi vẫn chưa thể nhớ được tên đầy đủ của mình. Bé cũng thường không trả lời được các câu hỏi “cái gì” đơn giản trong câu chuyện vừa nghe dù tỏ ra rất chăm chú. Như vậy có phải là bé chậm phát triển?

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Ở cột mốc phát triển này, khả năng từ vựng của bé vẫn chưa kịp hoàn thiện, bé có vốn từ khá phong phú (khoảng trên 2000 từ), tuy nhiên khả năng nói một câu gồm 3 âm tiết trở lên lại cần một nỗ lực lớn hơn. Đây có thể là nguyên nhân khiến bé ngại trả lời và giải thích vì vậy mẹ cần kiên nhẫn để tránh làm bé áp lực. Thay vào đó, mẹ có thể dẫn bé đi công viên, khu vui chơi, quan sát và kích thích bé chủ động hỏi về các đồ vật rồi khéo léo miêu tả cho bé mọi vật để bé làm quen với việc diễn đạt về sau.

Riêng với việc nhớ tên đầy đủ của mình, mẹ có thể cùng tập cho con bằng cách chỉ vào ảnh của gia đình và cùng chơi thi xem ai gọi đúng tên đầy đủ của từng người nhất để giúp thông tin này in trong trí nhớ một cách tự nhiên. Nên nhớ, ở mỗi giai đoạn vàng phát triển của bé, một yếu tố không hoàn hảo ở bé chưa thể phản ánh chuẩn xác tiềm năng phát triển ở trẻ.

9182579612_2723e4b5a1.jpg

Câu hỏi 4: Bé gái đầu tiên của tôi hiện được 6 tháng tuổi, ăn uống bình thường và khá hiếu động, ngoại trừ việc bé không biết tự chơi một mình. Dường như lúc nào bé cũng cần mẹ bên cần mẹ bên cạnh và vừa thấy mẹ đi khuất là lập tức khóc thét lên rất sốt ruột. Qua nhà bạn thấy con bạn nằm chơi một mình để mẹ làm việc mà tôi rất lo, không biết làm sao để khắc phục tình trạng này với con mình?

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Có thể vì bạn mới chỉ có bé đầu tiên nên bé càng bám mẹ, vì thế hãy từng bước phân tán sự tập trung vào những vật xung quanh để bé quen dần cảm giác xa hơi mẹ. Mẹ có thể bày đồ chơi xung quanh bé với các vật cầm nắm an toàn. Khi bé khóc đừng vội chạy lại gấp, để khoảng 1 phút vài lần, sau đó tăng dần thời gian lên, bé sẽ cảm nhận được mẹ vẫn ở bên dù không thấy mẹ. Ở mỗi cột mốc vàng đánh dấu sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, biểu hiện cũa mỗi trẻ là rất khác nhau. Vì thế mẹ nên tránh việc so sánh cảm tính với các bé khác để không phải lo lắng vô cớ, gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc và đánh giá đúng sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trong suốt giai đoạn đầu đời đánh dấu những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ, mỗi một biểu hiện đều chịu ảnh hưởng và tác động qua lại từ rất nhiều yếu tố. Chính vì thế, mẹ không chỉ cần cần hiểu rõ những cột mốc vàng này, mà còn phải nắm biết những nhóm thang đo khác nhau như khả năng tăng trưởng vận động, khả năng phối hợp tay và mắt, khà năng học tập, giao tiếp cũng như các biểu hiện cảm xúc để có đánh giá khách quan nhất cho sự phát triển toàn diện của con. Mẹ có thể tìm hiểu thêm những thông tin này tại www.hocvieniq.com hoặcwww.iqbaby.com để có những tham khảo nhanh trên cơ sở khoa học.

9180364605_464c772ca0_o.jpg
 
×
Quay lại
Top