- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.334
Khi đang tranh cãi, có thể bạn sẽ nghe người yêu than phiền rằng: “Em/anh không có ý như vậy”, “Anh/em đã hiểu lầm rồi…”. Để tránh những điều đó, cách tốt nhất là…
Im lặng trước khi tranh cãi
Khi hai bạn đang trò chuyện, nếu có dấu hiệu cãi nhau, bạn nên im lặng nhường lời người yêu. Im lặng để theo dõi kĩ lưỡng vẻ mặt và cử chỉ của người ấy khi họ phát biểu, đồng thời lắng nghe giọng điệu của họ để nhận biết thái độ. Sau khi họ nói tất cả những gì họ muốn giãi bày, bạn mới bắt đầu nói lại để trao đổi. Việc im lặng giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn và tránh những hiểu lầm không đáng. Sự tranh cãi chỉ diễn ra khi cả hai đều giành nói và quá yêu cái tôi của mình.
Hiểu những gì người yêu “ám chỉ”
Bạn nên cố gắng nghe những gì người yêu của bạn ngụ ý nói khi đang tranh luận, đừng nên nghe những lời nói bề mặt. Thật ra trong một câu nói của họ có rất nhiều “hàm ý”, nhưng họ chẳng thể nói thành lời với bạn. Bằng lí trí và con tim, bạn cần cố hiểu những thông điệp ngầm này để giúp tình yêu thêm vững bền. Chúng ta thường để cảm xúc lấn át lí trí, nên khi có tranh luận, chúng ta thích nói nhiều hơn thích nghe. Vì vậy, nên cố gắng thấu hiểu điều khiến cho người khác lưu tâm. Đừng nên tự vây h.ãm mình trong vòng quan tâm của chính mình.
Đừng vội quyết định
Nếu cả hai chưa thống nhất được ý kiến, hoặc có mong muốn khác nhau, đừng vội kết luận hay đưa ra bất kì quyết định gì. Chẳng hạn như nhiều bạn đang cãi nhau thường hay dọa: “Chia tay đi, mệt mỏi rồi”, “Chúng ta tạm xa nhau nhé”. Khi cãi nhau, tốt nhất không nên đưa ra quyết định. Hãy cân nhắc, và nhẹ nhàng trò chuyện cho đến khi đạt được sự thống nhất ở đôi bên.
Nên nói “cùng chủ đề” với người yêu
Nếu người ấy đang muốn nói đến việc bạn vô tâm, hãy tập trung vào điều đó thay vì bảo: “Dạo này anh (em) đang có rất nhiều việc phải làm”. Khi người ấy đang cảm thấy khó chịu về một vấn đề nào đó, bạn hãy đề cập đến những gì người ấy đang nói, chứ không phải bắt người ấy hướng sự chú ý về bạn. Quan tâm và lắng nghe nhau là cách tháo gỡ hiểu lầm nhanh nhất.
Demi Twinkle ® Mực Tím
Im lặng trước khi tranh cãi
Khi hai bạn đang trò chuyện, nếu có dấu hiệu cãi nhau, bạn nên im lặng nhường lời người yêu. Im lặng để theo dõi kĩ lưỡng vẻ mặt và cử chỉ của người ấy khi họ phát biểu, đồng thời lắng nghe giọng điệu của họ để nhận biết thái độ. Sau khi họ nói tất cả những gì họ muốn giãi bày, bạn mới bắt đầu nói lại để trao đổi. Việc im lặng giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn và tránh những hiểu lầm không đáng. Sự tranh cãi chỉ diễn ra khi cả hai đều giành nói và quá yêu cái tôi của mình.
Hiểu những gì người yêu “ám chỉ”
Bạn nên cố gắng nghe những gì người yêu của bạn ngụ ý nói khi đang tranh luận, đừng nên nghe những lời nói bề mặt. Thật ra trong một câu nói của họ có rất nhiều “hàm ý”, nhưng họ chẳng thể nói thành lời với bạn. Bằng lí trí và con tim, bạn cần cố hiểu những thông điệp ngầm này để giúp tình yêu thêm vững bền. Chúng ta thường để cảm xúc lấn át lí trí, nên khi có tranh luận, chúng ta thích nói nhiều hơn thích nghe. Vì vậy, nên cố gắng thấu hiểu điều khiến cho người khác lưu tâm. Đừng nên tự vây h.ãm mình trong vòng quan tâm của chính mình.
Đừng vội quyết định
Nếu cả hai chưa thống nhất được ý kiến, hoặc có mong muốn khác nhau, đừng vội kết luận hay đưa ra bất kì quyết định gì. Chẳng hạn như nhiều bạn đang cãi nhau thường hay dọa: “Chia tay đi, mệt mỏi rồi”, “Chúng ta tạm xa nhau nhé”. Khi cãi nhau, tốt nhất không nên đưa ra quyết định. Hãy cân nhắc, và nhẹ nhàng trò chuyện cho đến khi đạt được sự thống nhất ở đôi bên.
Nên nói “cùng chủ đề” với người yêu
Nếu người ấy đang muốn nói đến việc bạn vô tâm, hãy tập trung vào điều đó thay vì bảo: “Dạo này anh (em) đang có rất nhiều việc phải làm”. Khi người ấy đang cảm thấy khó chịu về một vấn đề nào đó, bạn hãy đề cập đến những gì người ấy đang nói, chứ không phải bắt người ấy hướng sự chú ý về bạn. Quan tâm và lắng nghe nhau là cách tháo gỡ hiểu lầm nhanh nhất.
Demi Twinkle ® Mực Tím