Dạy trẻ tập võ là cách tốt nhất để giảm tính bạo lực

metantei...TUNI

Trong cõi u minh tự có ý trời
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/8/2015
Bài viết
1.845
Theo một nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông CityU, dạy trẻ tập võ là cách tốt nhất để giảm các hành vi bạo lực.
Điểm cốt lõi trong nghiên cứu này là khái niệm “Võ đức”, vốn là một giá trị nền tảng trong võ thuật truyền thống.

Theo thông tin từ trang web của trường đại học, nghiên cứu được thực hiện trên 315 đứa trẻ, bao gồm 244 bé trai và 71 bé gái, tới từ nhiều trường học và gia cảnh khác nhau. Mục đích là nhằm đánh giá khả năng làm “giảm tính hung hăng” và “tác động của võ thuật cổ truyền đối với trẻ nhỏ”.

Kết quả cho thấy, những đứa trẻ được dạy dỗ về cả võ thuật lẫn võ đức đã giảm đáng kể các hành vi gây hấn và quậy phá như đánh nhau hay bắt nạt bạn khác. Ngoài ra, việc giáo dục này cũng nâng cao khả năng tập trung của trẻ.

THUẬT LÀ ĐỨC:

Những đứa trẻ tham gia nghiên cứu đã hoàn thành các phiếu khảo sát để đánh giá mức độ bạo lực hiện có của mình. Sau đó, chúng được chia thành 4 nhóm khác nhau: một nhóm được dạy kỹ năng võ thuật, một nhóm được dạy võ đức, một nhóm được dạy cả hai, và một nhóm không được dạy gì cả. Nhóm không được dạy gì cả sẽ được chọn là nhóm kiểm soát trong thí nghiệm.

Việc giảng dạy về “Võ đức” được thực hiện bằng cách cho những đứa trẻ xem các bộ phim võ thuật như Hoắc Nguyên Giáp, Diệp Vấn 2, và Tuyệt đỉnh Công phu. Các giảng viên cũng hướng dẫn các em thảo luận nhóm và đóng vai vào các tình huống xung đột trong xã hội. Nhờ vậy, những đứa trẻ hiểu được khía cạnh đạo đức được thể hiện bởi các nhân vật trong phim. Các em cũng học thuộc lòng những câu nói như: “Người không biết đánh nhau cuối cùng sẽ đánh nhau, người biết võ sẽ không đánh người khác”.

Tất cả các nhóm, bao gồm cả nhóm kiểm soát của thí nghiệm, đều cho thấy sự cải thiện hành vi, tuy nhiên thay đổi rõ rệt nhất diễn ra ở những đứa trẻ được học cả võ thuật và võ đức. Khi phải đối mặt với những tình huống cần tự vệ, phản ứng bạo lực của chúng giảm hơn 40%, và chúng cũng không phải là người khơi mào trong 65% các cuộc xung đột.

Trẻ em ở nhóm chỉ được dạy kỹ năng võ thuật cũng có sự cải thiện nhưng ít hơn. Còn với nhóm chỉ được dạy võ đức thì không có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về mặt thống kê.

VÕ ĐỨC

Lee Ka-hung, một võ sư và nhà hoạt động xã hội, nói rằng các nghiên cứu trước đây chỉ giới hạn ảnh hưởng của võ thuật lên sức khỏe thể chất. Ông tin rằng nghiên cứu của CityU có thể giúp truyền bá các giá trị truyền thống, giảm tỷ lệ trẻ em hư hỏng do được bố mẹ nuông chiều. Những trẻ em này thường trở nên bướng bỉnh và ngạo mạn, có khuynh hướng sử dụng cách làm cưỡng đoạt để đạt được mục tiêu của chúng.

Theo Lí Hữu Phủ, một võ sư nổi tiếng đến từ Bắc Kinh, võ thuật truyền thống bắt nguồn từ triết lý của Đạo gia, trong khi kỹ năng võ thuật hiện đại đã bỏ qua những giá trị thiết yếu này.

“Nhiều người, bao gồm cả một số người mới học, xem võ thuật cổ truyền chỉ đơn thuần là một kỹ năng đối kháng trực diện”, Tiến sĩ Fung – một chuyên gia tâm lý trẻ em và điều tra viên chính trong dự án nghiên cứu của CityU nói, “nhưng tinh hoa của bộ phận văn hóa truyền thống này lại nằm ở giá trị đạo đức”.

Mẹ của cậu bé 11 tuổi Leung Ho-hei cho biết, con trai bà đã tập võ được 4 năm, và bà cảm thấy sự lôi cuốn của võ thuật chính là nằm ở võ đức. Trong quá khứ, con bà sẽ nóng giận đánh lại khi bị bắt nạt, nhưng sau khi học võ thì Leung đã nhẫn nhịn hơn rất nhiều.

Trong một trường hợp khác, truyền thống tôn sư trọng đạo cùng với võ đức đã có tác dụng lên cậu bé 9 tuổi Hong Yi-hei, người từng đối xử không tốt với em trai mình. Sau khi 2 cậu bé học võ thuật, mẹ của Yi-hei cho biết cậu bé đã biết quan tâm chăm sóc em mình tốt hơn.

Tiên sĩ Fung nói: “Rõ ràng là, chúng ta có thể ngăn ngừa những đứa trẻ có tính tình bạo lực trở thành tội phạm trong tương lai. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có một phương pháp giảng dạy dựa trên võ thuật cổ truyền bắt nguồn từ nghiên cứu này, và nó sẽ được ứng dụng tại các trường học trong tương lai không xa”.
tai-xuong.jpg

Nguồn: Karatedo Vietnam
 
×
Quay lại
Top Bottom