Đầu tư là gì và cách phân loại đầu tư hiện nay

tunglvviet

Thành viên
Tham gia
6/2/2018
Bài viết
0
1.Đầu tư là gì
Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng bao hàm hai phạm trù phân biệt:– Một mặt, đầu tư liên quan đến việc mua sắm tài sản tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác, đó là loại đầu tư tài chính. Các tài sản tài chính có thể có thể có được từ các đợt phát hành mới hay được mua lại trên thị trường tài chính.
Theo quản điểm của doanh nghiệp : đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh trên cơ sở chấp nhận rủi ro nhất định để thu được số lợi nhuận lớn hơn số vốn bỏ ra.
Theo quan điểm của xã hội: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, chấp nhận rủi ro nhất định nhằm thu được hiệu qủa nhất định vì mục tiêu phát triển quốc gia.

phan-loai-dau-tu.jpg

Đầu tư và cách phân loại đầu tư hiện nay

Tham khảo các dịch vụ của Luận văn 24:
+ Cạnh tranh hoàn hảo
+ Chất lượng dịch vụ là gì

2.Phân loại đầu tư
– Theo đặc điểm đầu tư
  • Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là gì? Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra (người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể).
  • Đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp là gì? Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt đông kinh tế nhằm đem lại hiệu qủa cho bản thân người bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu qủa cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
– Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư
  • Đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp; trong đó, việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản. Sự gia tăng giá trị tài sản trong đầu tư phát triển nhằm tạo ra những năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển.
  • Đầu tư dịch chuyển
Đầu tư dịch chuyển là phương thức đầu tư trực tiếp; trong đó, việc bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản. Trong đầu tư dịch chuyển, không có sự gia tăng giá trị tài sản.
– Theo ngành đầu tư
  • Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước…Cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hóa, thể thao…
Đầu tư phát triển dịch vụ là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn-du lịch, dịch vụ khác,…).
– Theo tính chất đầu tư
  • Đầu tư theo chiều rộng (đầu tư mới)
Đầu tư mới là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công trình mới. Trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới, đòi hỏi có bộ máy quản lý mới.
  • Đầu tư chiều sâu
Đầu tư chiều sâu là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ sở các công trình đã có sẵn.

Trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo, mở rộng và nâng cấp các công trình có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư.
  • Tận dụng năng lực sản xuất – dịch vụ
Trước khi quyết định đầu tư, dù là đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu; cần đánh giá đúng năng lực sản xuất – dịch vụ hiện có. Nếu năng lực sản xuất – dịch vụ của một ngành, sản phẩm kinh tế – kỹ thuật chưa được tận dụng, trên quan điểm tiết kiệm và hiệu qủa, cần huy động các giải pháp để sử dụng 100% công suất thiết kế của năng lực sản xuất đã có.
– Các nguồn vốn đầu tư
  • Nguồn vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn đầu tư thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn vốn này có ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và hậu qủa đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài. Mặc dù ngày nay các dòng vốn nước ngoài ngày càng trở nên đặc biệt không thể thiếu đối với các nước đang phát triển nhưng nguồn vốn trong nước vẫn giữ vị trí quyết định.
  • Vốn Ngân sách nhà nước
Tiết kiệm của ngân sách Nhà nước chính số chênh lệch dương giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên, còn lại hình thành nguồn vốn đầu tư phát triển.
  • Vốn của doanh nghiệp
Tiết kiệm của doanh nghiệp là số lãi ròng có được từ kết qủa kinh doanh. Đây là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Qui mô của tiết kiệm doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như hiệu quả kinh doanh, chính sách thuế, sự ổn định kinh tế vĩ mô,…
  • Vốn của dân cư
Vốn của dân cư là phần vốn của các hộ gia đình, các cá nhân và tổ chức đoàn thể xã hội. Đây là phần còn lại của thu nhập sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế và sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Mức độ vốn của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thu nhập bình quân đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn định kinh tế vĩ mô…
  • Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là những khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ. Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nước, có thể là của các tổ chức quốc tế được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:
  • Vốn tài trợ phát triển chính thức (Official Development Asistance – ODA)
Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ các nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cho một nước tiếp nhận. Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình, dự án…
  • Vốn viện trợ của các tố chức phi chính phủ (Non-Government Organization- NGO)
Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại. Trước đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, phục vụ cho mục đích nhân đạo như cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai…
  • Những khoản đầu tư thông qua thị trường tài chính
Thị trường tài chính, trong đó có thị trường vốn trung và dài hạn, cung cấp những nguồn tài trợ trung và dài hạn cho Chính phủ một nước và các doanh nghiệp, ngày nay không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà sự phát triển mạnh mẽ của nó đã mở ra nhiều triển vọng cho Chính phủ và các doanh nghiệp của một nước để huy động vốn trên bình diện quốc tế.

Xem đầy đủ tại: https://luanvan24.com/dau-tu-va-cach-phan-loai-dau-tu-hien-nay/
 
×
Top Bottom