Đầu năm nhìn lại những trào lưu đau lòng của bạn trẻ 2012

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.548
(Dân trí) - Một bộ phận giới trẻ "rủ nhau" chạy theo vật chất, thần tượng nên đã đánh mất đi chính mình, mất luôn cả những giá trị cơ bản về đạo đức, lòng tự trọng.
dau1612128-4d4eb.jpg

Bức ảnh fan "cuồng" được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều

Cuồng thần tượng

Trong vài năm trở lại đây, làn sóng thần tượng Hàn Quốc đã ồ ạt tràn vào Việt Nam, thu hút đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X và cả 10X. Ở vào tuổi này, các bạn dễ chấp nhận cái mới, thậm chí thích thú khi trở thành người dẫn đầu xu hướng. Cho nên, các bạn nhanh chóng bị thế giới "đẹp không tì vết" của nền giải trí Hàn Quốc dẫn dụ, trở nên quên đi những giá trị cơ bản của cuộc sống thực.

Các bạn sẵn sàng gạt bỏ gia đình, việc học tập sang một bên để chạy theo thần tượng, tạo ra những hình ảnh biến tướng hết sức xấu xí về giới học sinh, sinh viên Việt Nam trong mắt mọi người.

Điển hình là vụ việc bạn trẻ hôn ghế ngồi của ca sĩ Bi Rain, việc các fans club đăng đàn “xỉa xói” nhau. Mới đây nhất, báo chí đã đang tải hình ảnh một nam sinh khóc lóc thảm thiết vì được nhìn thấy thần tượng T-ara. Bức ảnh đã làm xôn xao dư luận trong một thời gian dài. Thậm chí, chàng trai tâm điểm trong bức ảnh còn trở thành "chất liệu" châm biếm của cư dân mạng với tên gọi mới là "thánh cuồng".

Cơn "cuồng" thần tượng đã tạo ra sự tranh luận gay gắt giữa các thế hệ trong nước. Đa phần giới trẻ cực lực phản đối thái độ không đúng mực của "lực lượng" fan cuồng nhưng cũng có người lên tiếng bảo vệ, cho rằng các bạn còn quá trẻ, chưa có nhận thức đầy đủ nên cần thời gian sửa chữa.

Cảm thán trước vụ việc này, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một người khá có uy tín trong giới văn nghệ sĩ đã làm một bài thơ, khuyên các bạn trẻ hãy mau chóng tỉnh táo, "tiết kiệm thứ còn lại duy nhất" là những giọt nước mắt của người đàn ông.

dau1612127-4d4eb.jpg

Đau lòng khi con cái đăng đàn chửi các bậc sinh thành

Hỗn xược với các bậc sinh thành

Khoảng thời gian từ tháng 3 cho tới tháng 6 năm nay, cộng đồng mạng bỗng rộ lên những vụ con cái đăng đàn chửi cha mẹ. Không hẹn mà gặp, những đứa con "hư" thi nhau lên diễn đàn, Facebook chửi cha mẹ với nhiều lí do khác nhau.

Đáng buồn hơn, những đứa con "hư" đó lại dùng những từ ngữ lăng mạ cha mẹ mình vì vật chất, đồng tiền. Chỉ cần không hợp ý, họ sẵn sàng đăng đàn chửi bới cha mẹ một cách công khai, phủ nhận công nuôi dưỡng của cha mẹ. Đổi lại sau những lời lẽ tỏ rõ thái độ bất trị, họ nhận lại được sự khinh bỉ, lên án của cộng đồng.

Xuất phát từ thói a dua, sau hàng loạt những vụ việc gây bức xúc dư luận về việc những đứa con "hư" chửi bới cha mẹ, xuất hiện thêm những đứa cháu đăng đàn forum, mạng xã hội chửi bới ông bà. Điều ngạc nhiên là có cả những dòng bình luận đồng tình với những bạn trẻ này.

Song đa số mọi người đều phản ứng dữ dội trước hành động này. Một số người tự hỏi những bạn trẻ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường đã làm được gì cho gia đình, mà dễ dàng buông lời thoá mạ bậc sinh thành, tổ tiên... Đáng quan ngại hơn là việc một số bạn còn đe doạ sẽ "xử lý" ông bà mình.

dau1612125-4d4eb.jpg

Vì có những phát ngôn phân biệt vùng miền nên một SV đã phải bỏ về quê để tránh những lời đe dọa.

Phân biệt vùng miền

Việc phân biệt vùng miền từ lâu đã được nhắc đến khá nhiều trên mặt báo và bị dư luận lên án. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại và lại tập trung nhiều nhất ở môi trường sinh viên. Dù là những thanh niên tiến bộ, được học hành đầy đủ nhưng một bộ phận bạn trẻ vẫn có những suy nghĩ tiêu cực, bồng bột về việc phân biệt giữa các tỉnh thành với nhau. Đáng chê trách hơn là thói a dua, tụ tập số đông để bắt nạt người yếu thế.

Trong năm vừa qua, ở Việt Nam đã xảy ra một số vụ việc người trẻ chê bai, thậm chí là tẩy chay dân tỉnh khác, tự cho mình quyền đặt tên hiệu, biệt danh cho dân tỉnh lẻ... Hành động này đã gây nên mối mâu thuẫn không đáng có trong giới học sinh - sinh viên.

Điển hình là vụ phân biệt vùng miền giữa một số bạn trẻ Thanh Hóa và Nam Định. Bắt nguồn từ trò đùa ác ý của một sinh viên người Thanh Hoá học tại trường CĐ xây dựng Nam Định. Hậu quả là trong vòng một ngày, đã có hàng ngàn lượt truy cập vào trang cá nhân của nam sinh này tung lời đe dọa, chỉ trích. Nam sinh này sau đó đã phải bỏ học về quê song sự việc đã gây tổn hại cho mối quan hệ của các bạn trẻ nói chung.

dau1612121-4d4eb.jpg

"Hồn nhiên" chụp ảnh trước hiện trường vụ cướp nổ


Vô cảm

Vấn đề giới trẻ vô cảm đã trở thành một đề tài được bàn luận nhiều trong năm qua. Có thể nói, chưa bao giờ sự vô cảm của một số bạn trẻ lại lên tới mức đáng báo động như hiện nay.

Nhờ có sự tân tiến của công nghệ, kết nối mọi người lại với nhau, cộng đồng mạng cũng tích cực "xăm soi" nhiều hơn nên đã phát hiện ra nhiều vụ việc gây sốc như: vụ nam sinh đâm chết cụ già và đem khoe trên Facebook, chuyện cháu gái than phiền về việc phải đi đám tang bà, nữ sinh giẫm chết thú cưng hay hồn nhiên tạo dáng xì- tin trước hiện trường một vụ cướp nổ...

Tới nay, các chuyên gia tâm lý, xã hội học vẫn đang đi tìm nguyên nhân và lời giải cho căn bệnh vô cảm của giới trẻ song vẫn chưa có câu trả lời nhất quán cho bài toán hóc búa này.

Mai Châm (tổng hợp)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom