Bean
Thành viên
- Tham gia
- 23/2/2009
- Bài viết
- 199
Phòng ở rộng rãi, công trình phụ khép kín, có bình nóng lạnh, có mạng Internet, điện thoại cố định hoặc wifi, thậm chí có cả điều hòa nhiệt độ, xung quanh là các khu vui chơi khá đa dạng. Đó là phác thảo về những phòng ở dịch vụ tại một số kí túc xá có chất lượng tốt trong các trường hiện nay. Coi sinh viên là khách hàng
“Các em SV có nhu cầu, tại sao mình không đáp ứng? Ngoài quản lý, chúng tôi còn phục vụ các em như khách hàng” – anh Trần Phúc Hòa, Giám đốc Trung tâm KTX SV của trường cho biết. Điểm chưa hài lòng của Mai, SV năm 2 về KTX của trường là nhà ăn còn chật, vì sạch sẽ và ngon hơn bên ngoài nên giá đắt hơn. Mai vẫn thường xuyên ra ngoài ăn cơm vì điều kiện không cho phép.
Ngoài ra, KTX chưa có chỗ tư vấn việc làm. Theo anh Hòa, việc này phải kết hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên mới thực hiện được.
Mặc dù trường có gần 40.000 sinh viên, nhưng khả năng đáp ứng chỗ ở cho các em chỉ được 10%. Số sinh viên thuộc diện ở ký túc xá của trường đóng phí 120.000 đồng mỗi tháng. Ông Hoà cho rằng, việc mở “dịch vụ ký túc chất lượng cao” là một hình thức tái đầu tư cho “ký túc xá công” của trường.
Có wifi, internet và điện thoại gọi nội bộ
Ngoài ra, KTX còn thường xuyên phối hợp tổ chức học luật giao thông miễn phí, tổ chức thi bằng lái xe, tư vấn tâm lý, sức khỏe sinh sản, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, hỗ trợ SV học ngoại ngữ, tin học.
Hiện nay, KTX ĐHQG HN đã đổi tên thành Trung tâm hỗ trợ SV, mở rộng chức năng hỗ trợ học tập, việc làm, vui chơi, giải trí. Nói như ông Đào Văn Hải, Giám đốc trung tâm, thì: “Việc mở rộng sẽ hướng tới phục vụ mọi nhu cầu SV cần”. KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Được thuê phòng dành cho SV quốc tế
Tại khu A2, KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay có gần 20 phòng cho những sinh viên có điều kiện kinh tế tốt thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng.
Đây không phải những phòng được xây dựng với mục đích cho thuê như trên mà là “tận dụng”.
“Toàn bộ khu A2 được đầu tư xây dựng cho các sinh viên Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc đang học tại trường theo chương trình hợp tác giáo dục của Việt Nam với các nước.
Do đó, trong thời gian chưa có các lưu học sinh này đến ở, nhà trường đã báo cáo, xin phép học viên trung tâm (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho các em có nhu cầu và điều kiện thuê để lấy thêm nguồn vốn tái đầu tư cho cơ sở vật chất của KTX Học viện. Nếu cứ để không thì cũng rất phí phạm”, cô Trần Thị Vui, Phó trưởng phòng Quản lý KTX Học viện cho biết.
Ngoài ra, KTX chưa có chỗ tư vấn việc làm. Theo anh Hòa, việc này phải kết hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên mới thực hiện được.
Mặc dù trường có gần 40.000 sinh viên, nhưng khả năng đáp ứng chỗ ở cho các em chỉ được 10%. Số sinh viên thuộc diện ở ký túc xá của trường đóng phí 120.000 đồng mỗi tháng. Ông Hoà cho rằng, việc mở “dịch vụ ký túc chất lượng cao” là một hình thức tái đầu tư cho “ký túc xá công” của trường.
Có wifi, internet và điện thoại gọi nội bộ
Hiện nay, KTX ĐHQG HN đã đổi tên thành Trung tâm hỗ trợ SV, mở rộng chức năng hỗ trợ học tập, việc làm, vui chơi, giải trí. Nói như ông Đào Văn Hải, Giám đốc trung tâm, thì: “Việc mở rộng sẽ hướng tới phục vụ mọi nhu cầu SV cần”. KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Được thuê phòng dành cho SV quốc tế
Tại khu A2, KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay có gần 20 phòng cho những sinh viên có điều kiện kinh tế tốt thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng.
Đây không phải những phòng được xây dựng với mục đích cho thuê như trên mà là “tận dụng”.
“Toàn bộ khu A2 được đầu tư xây dựng cho các sinh viên Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc đang học tại trường theo chương trình hợp tác giáo dục của Việt Nam với các nước.
Do đó, trong thời gian chưa có các lưu học sinh này đến ở, nhà trường đã báo cáo, xin phép học viên trung tâm (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho các em có nhu cầu và điều kiện thuê để lấy thêm nguồn vốn tái đầu tư cho cơ sở vật chất của KTX Học viện. Nếu cứ để không thì cũng rất phí phạm”, cô Trần Thị Vui, Phó trưởng phòng Quản lý KTX Học viện cho biết.