ThuThao2000
Thành viên
- Tham gia
- 6/2/2020
- Bài viết
- 6
Văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện không? Hiện nay, có rất nhiều các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp với các đặc điểm và tính chất khác nhau. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp vẫn hay bị nhầm lẫn, hoặc không phân biệt được loại hình văn phòng giao dịch với văn phòng đại diện và thường cho rằng hai loại hình này có chung một khái niệm. Hanoi Office sẽ phân tích cho bạn thể hiểu rõ hơn về các yếu tố để phân biệt văn phòng giao dịch với văn phòng đại diện.
Việc có quan niệm không đúng về một thuật ngữ có thể khiến các doanh nghiệp đi sai mục đích ban đầu khi muốn mở rộng kinh doanh vì về bản chất văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện, với các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Vì thế, tuỳ theo nhu cầu phát triển kinh doanh của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các loại hình đơn vị phụ thuộc sau sao cho phù hợp với đơn vị mình.
►►►CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Đăng ký văn phòng đại diện như thế nào? - Doanh nghiệp nhất định phải biết
Cơ sở pháp lý của đăng ký văn phòng giao dịch và đăng ký văn phòng đại diện
Văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện đều dựa theo một số cơ sở pháp lí nhất định, đó là:
Hanoi Office sẽ cung cấp một số điểm khác nhau cơ bản giữa văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện. Sau khi nắm vững các cơ sở pháp lý cũng như khái niệm của hai thuật ngữ trên, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, cũng như các thủ tục để thành lập văn phòng giao dịch hoặc văn phòng đại diện.
Trụ sở
Văn phòng đại diện: Theo như quy định trong Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2014. Trong đó, trụ sở của văn phòng đại diện có thể đặt tại các tỉnh (thành phố) nơi công ty mình có trụ sở chính và các chi nhánh hoặc ở các tỉnh (thành phố) khác không có trụ sở chính. Vì vậy mà một doanh nghiệp, công ty có thể thành lập được nhiều văn phòng đại diện tại một hoặc nhiều thành phố, thị xã, các quận huyện khác nhau.
Văn phòng giao dịch: Khác văn phòng đại diện vì đây thực chất là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Văn phòng giao dịch chỉ là tên gọi mà doanh nghiệp tự đặt khi đăng ký lập địa điểm kinh doanh. Tên một địa điểm kinh doanh bao gồm: tên riêng + Tên công ty. Do đó doanh nghiệp chỉ có thể lập một hoặc nhiều văn phòng giao dịch tại tỉnh (thành phố) nơi công ty mình có trụ sở. Nếu muốn mở rộng kinh doanh ở các tỉnh (thành phố) khác nơi công ty có trụ sở chính thì doanh nghiệp bắt buộc phải thành lập chi nhánh công ty, không thể lập văn phòng giao dịch ở tỉnh (thành phố) không có trụ sở chính.
Phạm vi hoạt động
Văn phòng đại diện: Hoạt động chủ yếu của văn phòng đại diện khác văn phòng giao dịch là có quyền thực hiện các công việc hành chính được ủy quyền, giới thiệu, xúc tiến thương mại, thay mặt công ty giao dịch với khách hàng. Cụ thể, văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng đại diện có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, văn phòng đại diện, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên. Nhìn chung, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Có thể kí kết hợp đồng khi có được sự ủy quyền từ trụ sở chính của doanh nghiệp.
►►►CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Văn Phòng Ảo - Giải pháp mới trong thời đại 4.0
Văn phòng giao dịch: Bản chất của văn phòng giao dịch là địa điểm kinh doanh vì vậy tại nơi đặt văn phòng giao dịch doanh nghiệp có thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của doanh nghiệp. Một địa điểm kinh doanh được thành lập ra sẽ không có con dấu riêng và chịu sự quản lý, giám sát, hạch toán rất chặt chẽ; đây cũng là một bộ phận có liên hệ mật thiết với công ty mẹ. Vì vậy, nếu trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hay cần phải ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm kinh doanh.
Thủ tục mở văn phòng giao dịch
Về thủ tục thành lập thì việc thành lập văn phòng đại diện sẽ phức tạp, tốn thời gian hơn so với thành lập văn phòng giao dịch (địa điểm kinh doanh). Hanoi Office xin tư vấn cho các bạn thông tin hồ sơ chi tiết trong quá trình thành lập văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch.
Nhìn chung, ưu điểm để văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện là được quyền thực hiện chức năng kinh doanh, thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng hơn so với việc mở văn phòng đại diện. Tuy nhiên, một văn phòng đại diện không được quyền được đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty. Đồng thời, văn phòng giao dịch có một hạn chế là chỉ được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Hanoi Office hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn nắm được rõ vấn đề văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện ở những đặc điểm nào. Từ đó, các công ty có nhu cầu mở rộng thị trường thì căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp mình để lựa chọn hình thức mở rộng phù hợp. Để được tư vấn về các giải pháp cho thuê văn phòng: Văn phòng ảo – Văn phòng trọn gói – Phòng họp hãy Click vào khung tư vấn và cho Hanoi Office biết về nhu cầu, thắc mắc của bạn.!
Việc có quan niệm không đúng về một thuật ngữ có thể khiến các doanh nghiệp đi sai mục đích ban đầu khi muốn mở rộng kinh doanh vì về bản chất văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện, với các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Vì thế, tuỳ theo nhu cầu phát triển kinh doanh của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các loại hình đơn vị phụ thuộc sau sao cho phù hợp với đơn vị mình.
►►►CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Đăng ký văn phòng đại diện như thế nào? - Doanh nghiệp nhất định phải biết
Cơ sở pháp lý của đăng ký văn phòng giao dịch và đăng ký văn phòng đại diện
Văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện đều dựa theo một số cơ sở pháp lí nhất định, đó là:
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
- Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD.
Hanoi Office sẽ cung cấp một số điểm khác nhau cơ bản giữa văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện. Sau khi nắm vững các cơ sở pháp lý cũng như khái niệm của hai thuật ngữ trên, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, cũng như các thủ tục để thành lập văn phòng giao dịch hoặc văn phòng đại diện.
Trụ sở
Văn phòng đại diện: Theo như quy định trong Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2014. Trong đó, trụ sở của văn phòng đại diện có thể đặt tại các tỉnh (thành phố) nơi công ty mình có trụ sở chính và các chi nhánh hoặc ở các tỉnh (thành phố) khác không có trụ sở chính. Vì vậy mà một doanh nghiệp, công ty có thể thành lập được nhiều văn phòng đại diện tại một hoặc nhiều thành phố, thị xã, các quận huyện khác nhau.
Văn phòng giao dịch: Khác văn phòng đại diện vì đây thực chất là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Văn phòng giao dịch chỉ là tên gọi mà doanh nghiệp tự đặt khi đăng ký lập địa điểm kinh doanh. Tên một địa điểm kinh doanh bao gồm: tên riêng + Tên công ty. Do đó doanh nghiệp chỉ có thể lập một hoặc nhiều văn phòng giao dịch tại tỉnh (thành phố) nơi công ty mình có trụ sở. Nếu muốn mở rộng kinh doanh ở các tỉnh (thành phố) khác nơi công ty có trụ sở chính thì doanh nghiệp bắt buộc phải thành lập chi nhánh công ty, không thể lập văn phòng giao dịch ở tỉnh (thành phố) không có trụ sở chính.
Phạm vi hoạt động
Văn phòng đại diện: Hoạt động chủ yếu của văn phòng đại diện khác văn phòng giao dịch là có quyền thực hiện các công việc hành chính được ủy quyền, giới thiệu, xúc tiến thương mại, thay mặt công ty giao dịch với khách hàng. Cụ thể, văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng đại diện có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, văn phòng đại diện, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên. Nhìn chung, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Có thể kí kết hợp đồng khi có được sự ủy quyền từ trụ sở chính của doanh nghiệp.
►►►CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Văn Phòng Ảo - Giải pháp mới trong thời đại 4.0
Văn phòng giao dịch: Bản chất của văn phòng giao dịch là địa điểm kinh doanh vì vậy tại nơi đặt văn phòng giao dịch doanh nghiệp có thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của doanh nghiệp. Một địa điểm kinh doanh được thành lập ra sẽ không có con dấu riêng và chịu sự quản lý, giám sát, hạch toán rất chặt chẽ; đây cũng là một bộ phận có liên hệ mật thiết với công ty mẹ. Vì vậy, nếu trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hay cần phải ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm kinh doanh.
Thủ tục mở văn phòng giao dịch
Về thủ tục thành lập thì việc thành lập văn phòng đại diện sẽ phức tạp, tốn thời gian hơn so với thành lập văn phòng giao dịch (địa điểm kinh doanh). Hanoi Office xin tư vấn cho các bạn thông tin hồ sơ chi tiết trong quá trình thành lập văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch.
Nhìn chung, ưu điểm để văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện là được quyền thực hiện chức năng kinh doanh, thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng hơn so với việc mở văn phòng đại diện. Tuy nhiên, một văn phòng đại diện không được quyền được đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty. Đồng thời, văn phòng giao dịch có một hạn chế là chỉ được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Hanoi Office hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn nắm được rõ vấn đề văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện ở những đặc điểm nào. Từ đó, các công ty có nhu cầu mở rộng thị trường thì căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp mình để lựa chọn hình thức mở rộng phù hợp. Để được tư vấn về các giải pháp cho thuê văn phòng: Văn phòng ảo – Văn phòng trọn gói – Phòng họp hãy Click vào khung tư vấn và cho Hanoi Office biết về nhu cầu, thắc mắc của bạn.!