Dân Sài Gòn phản đối chặt 300 cây trăm tuổi để làm đường tàu điện

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Ngày 26.3.2016, hơn 20 người dân ở Sài Gòn đã tụ tập tại đường Tôn Đức Thắng (Q.1) phản đối chính quyền cho chặt hạ cây cổ thụ trên đường để làm các dự án giao thông.

Theo chị Nguyễn Nữ Phương Dung - một trong những người phản đối cho biết, chính quyền nên lấy ý kiến người dân trước khi cho đốn hạ hàng cây cổ thụ 100 tuổi này. "Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, những hàng cây như thế này đã ăn vào máu của tôi. Chúng tôi đến đây chỉ muốn chính quyền lắng nghe và xem xét lại quyết định chặt hạ hàng cây này.".

1458974534-phan-doi-chat-cay-2.jpg

Người dân ở Sài Gòn phản đối chặt cây xanh

1458974534-phan-doi-chat-cay.jpg

Với những dự án giao thông này thành phố sẽ hiện đại hơn, giao thông thuận tiện hơn nhưng dù sao cũng phải thấy rằng những cây cổ thụ này gắn bó với người dân Sài Gòn cả trăm năm nay. Thực tế, chúng làm cho thành phố đẹp hơn, có hồn hơn rất nhiều so với nếu như sau này chỉ toàn nhà cao tầng, công trình hiện đại", chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt - một người dân sống trong khu vực cho biết.

Trước đó, ngày 23.3, TP.HCM ra công bố sẽ đốn hạ 300 cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng để thực hiện các dự án giao thông, như: metro, cầu Thủ Thiêm 2, Nhà ga Ba Son… Cụ thể, trong số 300 cây kể trên sẽ có 16 cây phải di dời, chặt hạ do nằm trong hạng mục xây dựng nhà ga Ba Son (dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên), số cây còn lại thuộc dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2.

Theo ông Hoàng Như Cương – Phó ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, 16 cây xà cừ (sọ khỉ) thuộc dự án metro sẽ được chặt (12 cây), di dời (4 cây) trước, số còn lại được xử lý sau. Cơ quan chức năng chỉ bứng dưỡng những cây có đường kính dưới 50cm, thân thẳng, không sâu bệnh, số còn lại buộc phải chặt hạ.

Ông Cương còn cho biết, giá thành chặt hạ một cây xà cừ hiện khoảng 4 triệu đồng còn nếu bứng dưỡng sẽ tốn 20 triệu, với những cây lớn phải mất đến 40 triệu nhưng khả năng sống chỉ 50%.

Theo Dân Việt​
 
được cái này mất cái kia :)) kinh tế phát triển thì môi trường sẽ suy thoái :D nước ta lại chưa phát triển đến trình độ "phát triển ktế đi đôi với bảo vệ môi trường" :)) cái đấy chỉ đúng với các nước giàu như sing, bắc âu,...
 
Cá nhân em nghĩ, mọi thứ đều có cái giá của nó. Đồng ý là, 300 cây cổ thụ ấy là cái hồn, là nét đẹp, là lá phổi xanh của Sài Gòn. Nhưng mà, lá phổi ấy có còn đủ sức gánh trên đôi vai mình khí thải của ngần ấy phương tiện giao thông hay không? Mất cây xanh là tác hại trước mắt, nhưng bù lại, mình sẽ có tàu điện thay thế phương tiện cá nhân, ô nhiễm không khí dần dần được đẩy lùi. Quan trọng là thành phố cần công bố quy hoạch bền vững, vẫn đảm bảo được mảng xanh cho Sài Gòn
*suy nghĩ của một bạn nhỏ- lâu lâu phải chạy trên tuyến Điện Biên Phủ, thấy xe cứu thương hú còi mãi không nhích được, độ rộng đường thì cực có hạn, trong khi các tòa nhà xung quanh vẫn tiếp tục mọc lên*
 
Dân mình cứ chặt hết cây xanh thì thử xem hít CO2 hết vô nhé
 
Em xin phép share comment của bạn Nguyễn Lâm trên FB KSV mình, ngay tại post này :). Nguyên văn:
"Mình chỉ cảm thấy tiếc chứ không phản đối. Bạn nào có ý định đi phản đối chặt cây ở Q1 thì đọc qua bài này nhé. Còn nếu vẫn quyết tâm đi thì cũng nên xót cho tiền thuế của mình, vì mỗi ngày dự án bị gián đoạn thì thành phố phải đền bù thiệt hại cho nhà thầu hàng tỷ đồng.

"Thấy mọi người quan tâm và đưa ý kiến về vụ này nhiều quá mình cũng muốn đóng góp ý kiến chút xíu cho nó rộng đương dư luận. Mình thường có nhiều ý kiến gay gắt về đô thị và kiến trúc của TPHCM nhưng với mình, ý kiến nào cũng cần những suy xét dựa trên lịch sử, địa lý, văn hoá và cả bài toán kinh tế nữa. Vì vậy khởi công tại địa điểm hiện tại của ga ngầm đầu tiên, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên với mình là chấp nhận được, và thực ra không có nhiều lựa chọn khác, lí do như sau:

- Quay lại lịch sử thì người Pháp quy hoạch thành phố Sài Gòn là một thành phố nhỏ để tạo thành đơn vị hành chính cai trị thuộc địa, Sài Gòn chưa bao giờ được nhìn nhận là một megacity dưới cách nghĩ của Pháp, danh từ "Hòn Ngọc Viễn Đông" để thể hiện sự sang trọng, lịch thiệp của Sài Gòn bấy giờ. Vì vậy quy hoạch đó, tuy tạo ra những dấu ấn đẹp, chứa đựng những khó khăn rất lớn về mặt tổ chức đô thị hiện đại.

- Vì lí do người Pháp không tính đến chuyện Sài Gòn sẽ thành một megacity nên về địa hình địa chất họ đã không ưu tiên lắm, vị trí của Sài Gòn vốn là một đầm lầy lớn, khí hậu mưa nhiều, sông ngòi kênh rạch và nước ngầm chằng chịt, và không một công nghệ nào có thể thay đổi điều này, ở Sài Gòn xây cao ốc có hầm 2-3 tầng đã là một thách thức, vậy nên quyết định xây dựng metro đi ngầm 40m để đảm bảo tối đa mỹ quan là một quyết định dũng cảm và chịu chi chịu chơi, đây là phương án tốn kém nhất, bạn nào nói quyết định này chỉ vì lợi nhuận mình không đồng ý.

- Nhà ga chính vị trí đặt tại chợ Bến Thành, thừa hưởng các tính chất quy hoạch và địa chất nên vị trí này là rất hoàn hảo, do dựa trên quy hoạch cũ, công viên 23/9 từng là ga tàu thời xưa (Bạn nào học cùng Kiến Trúc với mình hẳn nhớ dịp được vô xem sa bàn và đọc tài liệu quy hoạch của thành phố hồi đoàn SV đại học Tokyo qua trường hợp tác nghiên cứu với khoa).

Do vị trí ga đã đóng đinh như vậy nên các trạm phải nương theo, nếu đặt trạm 1 ở Nhà Thờ Đức Bà thì bị lệch hướng (biên độ cong của đường sắt không cho phép) và gây nguy hiểm về an ninh quốc phòng (đào qua nền Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố và Dinh Thống Nhất), chưa kể Sở Thú sẽ bị huỷ diệt (giải thích ở dưới). Tương tự như vậy cho vị trí trường Trần Đại Nghĩa hay bất cứ vị trí nào về phía Tây Bắc của Nhà Hát Thành Phố, sẽ gây thiệt hại lớn cho Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Bất cứ vị trí nào về phía Đông Nam của Nhà Hát Thành Phố đều là không thể về mặt địa chất vì quá gần sông.

- Sau khi chạy ngầm 2,6km từ chợ Bến Thành, metro sẽ chạy trên mặt đất (do sông Sài Gòn và Kênh Thị Nghè án ngữ hướng ra khỏi thành phố), do đó cần có một đường thẳng đủ dài, đủ lớn để có thể "ngoi lên", với đường sắt thì độ nghiêng cho phép là rất nhỏ, không như mấy đường dẫn xuống hầm ở mall đâu (cũng để tránh có so sánh với hầm Thủ Thiêm). Vì vậy đường thẳng Bến Thành - Nhà Hát - Cảng Ba Son là quá tốt, khi mà thành phố hi sinh cảng Ba Son vì kế hoạch này để đạt yêu cầu về mặt kĩ thuật lẫn mỹ quan, các vị trí khác đều sẽ dẫn đến việc thay vì vài cây ở Nhà Hát bị đốn, thì sẽ mất tối thiểu một nửa Sở Thú (cảng Ba Son và Sở Thú là 2 vị trí khả dĩ có thể xây đường dốc dẫn khỏi mặt đất).

- Cây cổ thụ sao dầu có bộ rễ rất khủng khiếp để có thể đứng vững ở nền đất yếu của Sài Gòn, ngoài độ sâu rẽ đạt hơn 15 mét thì khi thi công Vincom B ở vị trí cách đó gần 100m đào xuống vẫn gặp rẽ của cây sao dầu từ Nhà Hát. Vì vậy thi công kiểu gì cây cũng sẽ có khả năng chết, lúc đó gãy đổ khéo lại trách không chặt sớm. Ngoài ra do nền đất yếu, nước ngầm nhiều nên giải pháp thi công top-down từ bề mặt đào xuống, đào đến đâu hút nước và chắn đến đấy là giải pháp duy nhất mà cũng còn khó khăn lắm, vì nằm sâu 40m, 4 tầng, trong đó 2 tầng dịch vụ và kiểm soát, 2 tầng cho 1 chiều đi và 1 chiều về (vì chiều ngang quá hẹp nên phải làm vậy).

* Nói thêm: dự án này rất minh bạch, thành phố lên kế hoạch cùng đơn vị tư vấn của Germany và đưa ra công chúng bàn bạc từ năm 2001, đấu thầu từ 2005 và sau đó triển lãm phương án mở cửa tự do nhiều lần, kế hoạch khởi công tại Nhà Hát đáng ra từ 2012 nhưng sau đó đã hoãn thêm để cân nhắc tối đa và trưng cầu ý kiến người dân khu vực. Nói cách khác, nếu ai quan tâm thì đã hoàn toàn biết trước về sự việc này.

Kết luận cuối của mình: với mình thì mình sẽ luôn phản đối những quyết định nào gây hại cho bộ mặt đô thị dù với bất cứ lí do nào đi nữa, nhưng thì đây là một quyết định đã có cân nhắc cẩn trọng, thiệt hại là tối thiểu thậm chí có thể nói là đã hi sinh rất nhiều về kinh tế để đảm bảo lợi ích về môi trường và mỹ quan là đằng khác. Vì vậy thay vì đứng nhìn cây chặt (thay thậm chí chỉ ngồi trước máy tính thể hiện quan ngại sâu sắc) rồi dồn hết tâm sức để phân tích mổ xẻ cái bánh của Tăng Thanh Hà, các bạn có thể tham khảo tài liệu của:

+ IAVietnam và ông Tatsuya Masuzawa, email: njpt-p1@hcmc-mrt.com về đấu thầu và công nghệ shield TBM.
+ Dự án và các văn bản liên quan từ Ban Quản Lý Đường sắt Đô Thị, 29 Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3, TPHCM
+ Sa bàn và bản đồ, tài liệu địa chất Sài Gòn - TPHCM, Sở Quy Hoạch - Kiến Trúc, 168 Pastueur, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM (Nhiều bạn học ngành Kiến Trúc chắc cũng chưa bao giờ quan tâm cái chỗ này là chỗ nào)
+ Google Map, "lololololololol".

Từ FB của kiến trúc sư Trương Huyền Đức"
 
Chắc phải tống mấy ông đưa quyết định chặt cây vô ngồi bóc lịch mới được!! Chặt cây đi là sao chứ?!!! Thật không có ý thức đạo đức gì cả
 
@Newsun Trong bình luận mà em chia sẻ từ FB KSV về, bạn đó viết "Sau khi chạy ngầm 2,6km từ chợ Bến Thành, metro sẽ chạy trên mặt đất". Em nghĩ là tuyến này dài hơn 2.6km đó anh (em chưa tìm hiểu rõ :P).Còn nếu nó thật sự ngắn, thì có thể đây chỉ là đoạn thí điểm ban đầu, hoặc là 1 chặng ngắn nào đó của dự án lớn. Em tin tưởng là dự án đã được suy xét cẩn thận rồi, vì nếu có sai sót thì bình luận đánh giá, lên án của các kiến trúc sư uy tín đã tràn lên trang nhất các báo rồi :)
 
@Newsun cá nhân em đọc bài báo và thấy rằng, không chỉ lỗi ở công thương, mà còn là lỗi của các cơ quan môi trường, báo chí và người tiêu dùng nữa. Em nghĩ là nếu có biện pháp giảm giá xăng E5, đồng thời team Môi trường + báo chí tuyên truyền tốt tác dụng của E5 thì sẽ khác. Mặc dù bài báo link anh share có đề cập việc E5 được sử dụng ở TP.Hồ Chí Minh..., nhưng thường xuyên di chuyển trong trung tâm thành phố, em thấy số lượng cây xăng có trụ E5 không nhiều, chưa kể nhiều chỗ chỉ treo băng rôn nhỏ xíu mà còn không có trụ E5 nào nữa kìa.
 
@greenagervn Nằm ở cái đầu hoạch định của những người làm lãnh đạo thôi em à, nói thẳng ra là mấy ổng chẳng có trình độ hoạch định, vẽ vời ra để ăn dù biết tính khả thi chẳng tới đâu, chứ không phải là những người sáng suốt có tầm nhìn dài hạn. Tài nguyên nước nhà ngày một bị phá.
 
@Newsun Những thứ chúng ta được nghe qua, phần đông là như anh nói, nhưng vẫn còn đó những dự án hay :) Kiểu như ngành Y làm tốt thì không ai nói, có vụ gì là báo chí chửi rủa nát tan :(
 
@Newsun em tình cờ đọc được một post như thế này. anh xem qua thử nhé

"VĂN KHẤN GIAO THỪA BÍNH THÂN (2016) CỦA CÁC BÁC SĨ (int)

KÍNH LẠY:
Hoàng Thiên, Thổ Địa chư vị tôn thần
Bắc Đẩu, Táo Quân, Nam Tào, Hà Bá
Các cụ Tổ nghề Tây Ta tính cả
Từ cụ Hypocrat đến cụ Tuệ Tĩnh nhà ta
Rồi cụ Hải Thượng Lãn Ông đến Biển Thước, Hoa Đà.

KÍNH CÁO:
Năm Quí Mùi vừa qua, ngành Y lâm cơn bĩ cực
Thôi thì đủ chuyện trời ơi
Chốn trời tây Ebola vùi dập tơi bời
Đất Việt ta chuyện Scandal tung lên lộn xuống
Vẫn biết rằng ngành Y là nơi sóng gió
Ngẫm sự vụ năm qua không khỏi đắng lòng:
Đường Nội Bài - Lào Cai vừa thông đã nứt cũng chả sao
Chị Điều dưỡng ăn bớt vắc xin ngàn người chửi rủa.
Dân bỏ tiêm vắc xin, sai sót nhỏ như con thỏ
Dịch sởi bùng lên khắp Bắc Nam, lỗi ngành y lớn hơn trời.
Nhờ chuyện nhân bản xét nghiệm, Vinashin, Vinaline dân chúng quên ngay
Một bác sĩ phi tang bệnh nhân, trăm vụ cướp của giết người cũng thành chuyện vặt.
Tai nạn giao thông mỗi năm chết hơn một vạn, người người đều vẫn thấy dửng dưng
Tai biến sản khoa cả năm chỉ một đôi lần, nhà nhà vác quan tài diễu phố.
Nghĩ thương ngành Y:
Xã hội nhìn như của bỏ đi
Người dân coi không bằng cửu vạn
Lương điện lực bình quân hơn 13 triệu, Lãnh đạo ngành vẫn thấy đáng thương
Bác sĩ mổ một ca vài chục ngàn đồng, khi duyệt giá còn nâng lên đặt xuống
Mẹ đi cắt tóc làm đầu, tốn dăm bảy trăm còn thấy hài lòng
Con vào khám bác sĩ Nhi, trả vài chục ngàn vẫn xót xa đắt đỏ
Ô tô tai nạn, vào gara dăm chục triệu rút ví như không
Người bị gãy chân, đi bó bột một đôi triệu kêu than tốn kém
Ba trăm công nhân ngộ độc, chữa cho khỏi tất chẳng được câu khen
Giám đốc bỏ bữa rượu về cứu bệnh nhân, vì mặt đỏ bị ngay cách chức.
Xót thân Bác sĩ:
Cơ chế bó buộc
Áp lực muôn bề
Đói rách khổ nghèo đến kiếp nào qua
Cơ cực hiểm nguy, biết bao giờ hết
Dùi mài kinh sử, 6 năm đại học còn chửa nên người
Tu dưỡng luyện rèn, thạc sĩ, tiến sĩ vẫn chưa rành việc
Vất vả, tận tâm ngày đêm khốn khó ai hay
Sơ xảy, bất cẩn một lần tiếng tai rộng khắp
Lây nhiễm bệnh tật
Bệnh nhân hành hung
Vụ Bắc vụ Nam đọc báo thêm buồn
Chuyện người chuyện nghề nghĩ càng thấy chán
Xót xa sự đời: cứu vật trả ân, cứu nhân trả oán
Tủi buồn số phận: làm dâu trăm họ, dưới búa trên đe
Trót mang danh y tá đốc tờ, nào dám kêu ca
Dẫu thèm kiếp cửu vạn xe ôm, dễ gì dứt bỏ

NAY KÍNH CẨN SOẠN LỄ :
Chuối một buồng
Trứng một ổ
Gà chó dăm con
Bưởi cam cả rổ
Nến thắp đầy bàn,
Nhang thơm vài bó

KHẤN RẰNG
Cầu cho năm Bính Thân quốc thái dân an
Chúc cho sang 2016 ngành Y mở mặt
Bớt một km đường đắt nhất hành tinh, đủ kinh phí xây ba bệnh viện.
Không mua ụ nổi Vinaline, thừa tiền mua vắc xin tiêm khắp toàn dân.
Toàn quốc bớt rượu giảm bia, 3 tỷ đô dư nâng cấp ngành Y
Môi trường gắng sức giữ gìn, đừng để ung thư tật bệnh.
Lợn ốm, gà toi chớ có tham ăn
Thuốc nhảm, lang vườn chớ nghe lừa gạt.
Các em gái thạo đường hươu chạy, đừng nạo thai kẻo tai biến sản khoa.
Các bạn trai hạn chế cave, bao thủ sẵn phòng ngừa lây bệnh “ẾT”.
Vắc xin phải gắng đi tiêm, dịch bùng lên bệnh viện nào chứa hết.
Chấp hành luật lệ giao thông, tai nạn triền miên gi.ường bệnh mấy cho vừa.
Thầy thuốc được coi đúng mực, công khám bệnh phải hơn công cắt tóc rửa xe
Bệnh nhân hiểu giá trị mình, đừng cố giữ nếp “khi nhân trọng vật”
Báo chí đưa tin đúng mực, chớ lấy ngành y để giật tít câu view
Bệnh nhân xử sự văn minh, không còn cảnh thọ ân trả oán.
Bệnh nhân hoan hỷ
Thầy thuốc vui tươi.
Bác sĩ HOA SÚNG"

Mỗi người một quan điểm, em xin phép không tranh luận sâu thêm [vì kiến thức và kinh nghiệm sống của em còn nhiều hạn chế :)] Chúc anh cuối tuần vui :)
 
Topic này e thấy trên báo lâu rùi, tiện thể đây nói 1 lượt
Thời tiết ntn mà đem chặt bỏ 1 đống cây rồi ngồi đó mà há họng máy lạnh, quạt máy để mà chết sớm à
 
Chặt đi những hàng cây này thì phí lắm, có cây xanh không khí mới trong lành:-SS:-SS
 
×
Quay lại
Top Bottom