Đái tháo đường thai kỳ là gì? 6 điều bạn cần phải biết

mennguyen6382

Thành viên
Tham gia
30/11/2018
Bài viết
0
Có nhiều phụ nữ khi mang bầu hoặc chuẩn bị mang bầu lo lắng rất nhiều về nguy cơ bị đái tháo đường, đường huyết tăng cao gây nguy hiểm. Tình trạng đái tháo đường thai kỳ là gì mà lại khiến cho nhiều người suy nghĩ đến vậy ? Tình trạng này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé không ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 6 điểm quan trọng nhất của tiểu đường thai kỳ ở bài viết dưới đây nhé !


dai-thao-duong-thai-ky.jpg



Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì ?
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là một dạng đặc biệt của đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai. Khi đường huyết trong máu luôn ở mức cao vượt qua ngưỡng an toàn thì được gọi là bệnh đái tháo đường.
Tỷ lệ chị em bị tiểu đường khi mang thai là khá cao, tỷ lệ này trên thế giới là khoảng 5-10% , đặc biệt là tại Việt Nam lên đến 12-15%. Điều này thực sự rất đáng lo ngại.
Tuy nhiên tình trạng rối loạn nội tiết thai kỳ này nếu phát hiện được và khắc phục đúng cách thì sẽ không ảnh hưởng gì nghiêm trọng cả. Để nhận biết được thì chúng ta phải nắm được các biểu hiện của bệnh.


Biểu hiện của đái tháo đường như thế nào ?
Các biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ sẽ gần giống như triệu chứng của tiểu đường type 2. Một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất là:


+ Tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều: các bà bầu sẽ thường bị vấn đề này do nồng độ đường trong máu dư thừa khiến cho thận phải tăng cường hoạt động để đào thải bớt qua đường nước tiểu. Vì vậy mà khối lượng nước tiểu tăng lên dẫn đến đi tiểu nhiều và thiếu nước nên sẽ thấy khát nhiều.


+ Mệt nhiều, đói nhiều, ăn nhiều: vì đường trong cơ thể tập trung ở trong máu mà không được chuyển vào trong tế bào để tạo ra năng lượng. Thiếu năng lượng cơ thể sẽ mệt mỏi, tạo cảm giác đói.


Tuy nhiên các biểu hiện trên cũng không thể chắc chắc được thai phụ bị tiểu đường. Để chẩn đoán chính xác hơn thì cần phải có xét nghiệm đo đường huyết hoặc đo HbA1c.





Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ là gì ?


Các yếu tố được cho là nguyên nhân chính khiến cho phụ nữ khi mang thai bị tiểu đường là:


+ Yếu tố nội tiết: nồng độ hormon nội tiết của phụ nữ khi mang thai thay đổi rất nhiều và ảnh hưởng lớn đến sự dụng nạp đường glucose trong cơ thể.


+ Yếu tố tâm lý: những căng thẳng lo âu, trầm cảm, suy nghĩ nhiều, ít giao tiếp có thể khiến cho nồng độ đường huyết tăng cao.


+ Chế độ ăn uống thay đổi nhiều, dư thừa chất dinh dưỡng


+ Ngồi nhiều, nằm nhiều, ít vận động.





Phụ nữ như thế nào dễ bị đái tháo đường thai kỳ


Một số chị em cần phải phòng ngừa tình trạng đái tháo đường khi mang thai nếu ở trong các trường hợp dưới đây:


+ Có tiểu sử bị tiền đái tháo đường.
+ Phụ nữ bị thừa cân, béo phì
+ Gia đình có tiểu sử người thân bị đái tháo đường type 2.





Những mối nguy hại của đái tháo đường thai kỳ là gì ?


Nếu điều chỉnh lại lối sống tinh thần, chế độ ăn uống hoặc sử dụng một số các liệu pháp điều trị thì tiểu đường thai kỳ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên nếu không phát hiện ra để khắc phục thì tình trạng này có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:


+ Với mẹ thì dễ bị tăng huyết áp, sản giật, đa ối, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh…


+ Còn với bé thì nguy cơ sinh non cao, chậm phát triển, béo phì,…


Do đó cách tốt nhất là phải phòng ngừa tiểu đường từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và khi bắt đầu mang thai.





Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ như thế nào ?


Cách phòng ngừa tiểu đường tốt nhất là cần phải giữ gìn về sinh hoạt cũng như ăn uống:


+ Chế độ ăn uống cần có sự cân bằng dinh dưỡng từ cả các thức ăn giàu đạm và thức ăn cung cấp nhiều chất xơ. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, chứa nhiều đường.


+ Chế độ sinh hoạt cần vận động và tập luyện đúng cách vừa để nâng cao sức khỏe, dưỡng thai tốt mà lại tăng cường độ nhạy cảm của insulin với tế bào
+ Hạn chế ngồi hay nằm lỳ một chỗ quá nhiều, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
 
×
Quay lại
Top