- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Không hối hả giành một suất vào đại học, một số teen thi xong lớp 12 chọn hướng đi khác cho mình.
Bỏ thi để đi kiếm tiền, Thu Hòa (Khu công nghiệp Đồng Lạng - Phú Thọ), tâm sự: “Ngày trước mẹ mình định không cho mình học hết lớp 12 vì hoàn cảnh gia đình mình nghèo quá, mình mẹ đi làm nuôi 2 chị em mình ăn học nên rất khó khó khăn, nài nỉ mẹ nhiều lắm mẹ mới đồng ý cho mình được học hết lớp 12. Và mình cũng xác định trước học đến đây là may mắn lắm rồi. Bây giờ mình phải đi làm phụ mẹ kiếm tiền nuôi em và sau này có cơ hội sẽ học tiếp”.
Có kết quả thi đậu tốt nghiệp, bạn làm hồ sơ, xin vào khu công nghiệp của tỉnh làm. Hôm vừa rồi gặp Hòa khoe: “Lương tháng được 2,8tr không nặng nhọc lắm nhưng phải đứng nhiều. Với lại thức đêm làm ca, nên em chưa quen. Tháng sau quen việc rồi chắc em tăng ca để thêm tiền…”.
Tại các thành phố lớn, khu công nghiệp nhiều, họ chỉ tuyển công nhân cần bằng THPT là được, giống với Hòa, trong khu công nghiệp này còn có rất nhiều bạn teen tới từ các tỉnh khác, thi tốt nghiệp xong, không đăng ký thi đại học mà chọn con đường đi làm trước. Trả lời cho suy nghĩ này, bạn Q. Thắng (Tuyên Quang) tâm sự: “Bọn mình toàn là đứa có hoàn cảnh khó khăn. Thi đỗ lấy tiền đâu mà đi học, vì vậy sau kì thi tốt nghiệp, chúng mình đứa ra Bắc, đứa vào Nam kiếm việc làm. Để sau này dành dụm thực hiện ước mơ học cao hơn của mình. Mỗi ngày sau giờ đi làm về mình vẫn tranh thủ mang sách tự ôn thi, đề sau này hy vọng có điều kiện thi tiếp".
Còn Thắng lại phấn khởi "Mình tìm hiểu chế độ dành cho công nhân ở đây rồi, nếu làm tốt, công ty sẽ ưu tiên cho đi học lên, rồi sau này về làm cho công ty. Vừa đi học vừa đi làm thế cũng tốt".
Đi làm, tự kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Tại sao teen không thử? Ảnh có tính minh họa.Không phải có hoàn cảnh khó khăn như các bạn trên, cậu bạn Nam (Thanh Ba - Phú Thọ) - con của cô tôi hay mua thức ăn - vẫn "nhởn nhơ" trước kì thi đại học, ở nhà giúp mẹ bán hàng trong khi bạn bè lũ lượt kéo nhau đi thi.
Trả lời thắc mắc của tôi, bà mẹ bảo :”Haizz, cái thằng học dốt lắm, qua được kỳ thi tốt nghiệp là tốt lắm rồi. Cho nó đi học, thêm cũng thế thôi mà. Bác định cho nó đi xuất khẩu lao động cùng anh nó đây..”. Có lẽ với tâm lý thích kiếm tiền, Thắng hồ hởi: "Mình đi kiếm ít tiền, rồi sau này có ít vốn về làm ăn". Không thi đại học để học nghề là cách giải quyết được nhiều bạn lựa chọn khi tự biết sức học của mình. Mặc dù học lực không đến nỗi, nhưng cô bé gần nhà tôi, không làm hồ sơ thi vào các trường đại học.
Bạn tâm sự: "Sức học của mình không đậu vào các đại học lớn, mà nếu đậu vào các trường cao đẳng lằng nhằng thì ra xin việc khó lắm. Đầu vào còn phải đầu ra, bố mẹ mình lại toàn nông dân, rồi còn chi phí ăn học nữa chứ...”. Thế là cô bé xin mẹ vào giúp việc ở nhà bà chị họ hàng xa, vì chị ấy có hiệu may nổi tiếng. Vừa giúp việc vừa học nghề từ bà chị. Hôm rồi gọi điện thấy em khoe: "Mình đã biết đạp máy, may những đường chỉ cơ bản rồi. Giờ đang học cắt chị ạ!"
Không may mắn có bà con như cô bé gần nhà. Quang Hòa (19t) học xong xin vào tiệm sửa ô tô gần nhà phụ việc với họ. Nhờ chăm chỉ, cần cù cũng được người ta thương và dạy nghề luôn. Theo cậu, vừa có lương vừa có nghề sau này nuôi sống bản thân được.
Đồng ý rằng mỗi người sẽ có nhìn nhận riêng về vấn đề này nhưng đối với những teen gia đình không có điều kiện, áp lức kiếm sống quá lớn, hay lực học có hạn… thì việc dừng lại sau kỳ thi tốt nghiệp cũng là điều dễ hiểu và biết lượng sức mình.
Đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Dù là đường vòng hay đường thẳng, dù không có bằng cử nhân, họ vẫn là đại diện cho giới trẻ có ước mơ, đầy nghị lực, là một người công dân tốt góp sức xây dựng cho đất nước giàu đẹp bằng chính khả năng và sức lực của mình. Chúc cho ước mơ, con đường các bạn chọn sẽ đi tới thành công.
Bỏ thi để đi kiếm tiền, Thu Hòa (Khu công nghiệp Đồng Lạng - Phú Thọ), tâm sự: “Ngày trước mẹ mình định không cho mình học hết lớp 12 vì hoàn cảnh gia đình mình nghèo quá, mình mẹ đi làm nuôi 2 chị em mình ăn học nên rất khó khó khăn, nài nỉ mẹ nhiều lắm mẹ mới đồng ý cho mình được học hết lớp 12. Và mình cũng xác định trước học đến đây là may mắn lắm rồi. Bây giờ mình phải đi làm phụ mẹ kiếm tiền nuôi em và sau này có cơ hội sẽ học tiếp”.
Có kết quả thi đậu tốt nghiệp, bạn làm hồ sơ, xin vào khu công nghiệp của tỉnh làm. Hôm vừa rồi gặp Hòa khoe: “Lương tháng được 2,8tr không nặng nhọc lắm nhưng phải đứng nhiều. Với lại thức đêm làm ca, nên em chưa quen. Tháng sau quen việc rồi chắc em tăng ca để thêm tiền…”.
Tại các thành phố lớn, khu công nghiệp nhiều, họ chỉ tuyển công nhân cần bằng THPT là được, giống với Hòa, trong khu công nghiệp này còn có rất nhiều bạn teen tới từ các tỉnh khác, thi tốt nghiệp xong, không đăng ký thi đại học mà chọn con đường đi làm trước. Trả lời cho suy nghĩ này, bạn Q. Thắng (Tuyên Quang) tâm sự: “Bọn mình toàn là đứa có hoàn cảnh khó khăn. Thi đỗ lấy tiền đâu mà đi học, vì vậy sau kì thi tốt nghiệp, chúng mình đứa ra Bắc, đứa vào Nam kiếm việc làm. Để sau này dành dụm thực hiện ước mơ học cao hơn của mình. Mỗi ngày sau giờ đi làm về mình vẫn tranh thủ mang sách tự ôn thi, đề sau này hy vọng có điều kiện thi tiếp".
Còn Thắng lại phấn khởi "Mình tìm hiểu chế độ dành cho công nhân ở đây rồi, nếu làm tốt, công ty sẽ ưu tiên cho đi học lên, rồi sau này về làm cho công ty. Vừa đi học vừa đi làm thế cũng tốt".
Trả lời thắc mắc của tôi, bà mẹ bảo :”Haizz, cái thằng học dốt lắm, qua được kỳ thi tốt nghiệp là tốt lắm rồi. Cho nó đi học, thêm cũng thế thôi mà. Bác định cho nó đi xuất khẩu lao động cùng anh nó đây..”. Có lẽ với tâm lý thích kiếm tiền, Thắng hồ hởi: "Mình đi kiếm ít tiền, rồi sau này có ít vốn về làm ăn". Không thi đại học để học nghề là cách giải quyết được nhiều bạn lựa chọn khi tự biết sức học của mình. Mặc dù học lực không đến nỗi, nhưng cô bé gần nhà tôi, không làm hồ sơ thi vào các trường đại học.
Bạn tâm sự: "Sức học của mình không đậu vào các đại học lớn, mà nếu đậu vào các trường cao đẳng lằng nhằng thì ra xin việc khó lắm. Đầu vào còn phải đầu ra, bố mẹ mình lại toàn nông dân, rồi còn chi phí ăn học nữa chứ...”. Thế là cô bé xin mẹ vào giúp việc ở nhà bà chị họ hàng xa, vì chị ấy có hiệu may nổi tiếng. Vừa giúp việc vừa học nghề từ bà chị. Hôm rồi gọi điện thấy em khoe: "Mình đã biết đạp máy, may những đường chỉ cơ bản rồi. Giờ đang học cắt chị ạ!"
Không may mắn có bà con như cô bé gần nhà. Quang Hòa (19t) học xong xin vào tiệm sửa ô tô gần nhà phụ việc với họ. Nhờ chăm chỉ, cần cù cũng được người ta thương và dạy nghề luôn. Theo cậu, vừa có lương vừa có nghề sau này nuôi sống bản thân được.
Đồng ý rằng mỗi người sẽ có nhìn nhận riêng về vấn đề này nhưng đối với những teen gia đình không có điều kiện, áp lức kiếm sống quá lớn, hay lực học có hạn… thì việc dừng lại sau kỳ thi tốt nghiệp cũng là điều dễ hiểu và biết lượng sức mình.
Đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Dù là đường vòng hay đường thẳng, dù không có bằng cử nhân, họ vẫn là đại diện cho giới trẻ có ước mơ, đầy nghị lực, là một người công dân tốt góp sức xây dựng cho đất nước giàu đẹp bằng chính khả năng và sức lực của mình. Chúc cho ước mơ, con đường các bạn chọn sẽ đi tới thành công.
Theo Mực tím