Đại gia miền Tây hà tiện, sát vợ có một không hai

blackberry97

Banned
Tham gia
29/3/2012
Bài viết
76
“Sống một mình cực quá, nên ba năm sau tôi lấy vợ. Ở với nhau được hai năm thì bà ấy chết cùng đứa con đang nằm trong bụng. Năm sau tôi lấy bà hai. Bà này sinh cho tôi một cặp sinh đôi. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì cả ba mẹ con cũng ra đi đột ngột. Hai năm sau tôi lấy bà thứ ba. Chưa kịp sinh cho tôi đứa nào bà này cũng lâm bệnh chết. Tôi sợ số mình sát vợ nên không dám lấy thêm nữa”. - ông Huế thành thật kể lại với giọng trầm buồn.


Tên thật của ông là Đặng Đốc, quê ở xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nhưng ở thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) này, ông lại nổi tiếng với cái tên là Huế bụng. Hãng nước mắm của ông trên bốn mươi năm nay cũng lấy nhãn hiệu là Huế bụng.


KenhSinhVien.Net-images714108-hai-lua-len-doi-dai-gia-ha-tien.jpg


Ông Huế bụng giản dị trong bộ quần áo dài. Ảnh: Người đưa tin



Ông giải thích: Hồi ấy có nhiều dân miền Trung nhập cư vô đây, hầu hết dân địa phương gọi họ là dân Huế. Riêng ông, lúc nào cũng ở trần, đưa cái bụng trương ướng ra ngoài nên người ta gọi là Huế bụng, riết rồi thành danh luôn.

Năm 23 tuổi, Đặng Đốc cưới vợ, hai năm sau vợ ông sinh được một đứa con. Cái hạnh phúc được làm cha chỉ mới thoáng qua có hai ngày thì cả vợ lẫn con ông đều bệnh chết. Ba năm sau, ông cưới người vợ khác. Bà này sinh đôi hai đứa con trai, nhưng sau ba ngày, cả mẹ lẫn con lại chết. Mấy năm sau, Đặng Đốc lấy một bà quả phụ có hai đời chồng, nhưng chẳng được bao lâu thì bà này cũng chết.

Tuy nhiên, điều khiến ông không ngờ đến là trong xóm có người phụ nữ kém ông năm tuổi nhận ông làm chồng. Trước khi cưới, ông Huế có hỏi người đàn bà này có sợ chết không mà quyết định lấy ông. Người đàn bà này thản nhiên trả lời: “Số tôi lớn, chỉ sợ ông chết trước thì có”. Nói xong, hai người dắt nhau lên Ủy ban xã đăng ký kết hôn và bà khăn gói quả mướp theo Huế về làm vợ.

Nói chuyện, Huế bụng đều quy mọi tài sản ra lúa gạo. Được xếp vào hàng đại gia của xứ biển Sông Đốc, năm 1988, Huế bụng khiến cả thị trấn nơi đây lác mắt khi xây ngôi nhà ba tầng rộng hàng trăm mét vuông. Được biết, tổng trị giá của nó tương đương 170 tấn gạo ngon. (ông ghi rõ trên tường nhà đến nay vẫn còn). Sau đó, nhiều đại gia trong vùng còn “ngã ngửa” khi ông đóng mới hai chiếc tàu đánh cá trị giá hàng trăm tấn gạo.

Việc ông quy tất cả tài sản ra gạo khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Giải thích về thói quen này ông Huế cho biết: “Ngày xưa nghèo quá toàn ăn độn nên gạo là thứ quý nhất. Vì vậy mà đến giờ, tôi vẫn không bỏ được cách tính bằng gạo. Với tôi chỉ có gạo là giá trị nhất”.

Nắm trong tay tài sản trị giá nhiều tỉ đồng nhưng ông Huế Bụng chỉ có vẻn vẹn hai bộ quần áo bà ba. “Tôi ở trần quen rồi, mặc quần áo dài vào nóng nực, ngứa ngáy không chịu được. Vả lại mặc nhiều quần áo mau hư, sắm sửa tốn kém”, đại gia hà tiện bảo. Được biết, chỉ khi nào dự đám tiệc hay đi xa ông mới mặc đồ dài. Đấy là quần áo, còn dép giày thì xa xỉ hơn nữa.

Đại gia cho biết, mang nhiều giày chỉ tổ hư chân, lại mau hao mòn tốn kém nên ông toàn đi chân đất. Thấy tôi hỏi cả đời bác chưa bao giờ ăn uống bên ngoài, ông Huế Bụng gật đầu xác nhận: “Như chú thấy đấy, thức ăn ở quán thì cũng quanh quẩn gà, heo, bò, tôm, cá chứ có gì khác nữa.

Trong khi giá cả thì mắc gấp mấy lần mình tự nấu. Đi đường xa tôi cũng giữ thói quen mang đồ làm sẵn như bánh dừa, bánh tét đem theo ăn vừa đỡ tốn, vừa an toàn vệ sinh. Thậm chí tắm tôi cũng không dùng xà phòng, dầu gội. Dùng mấy thứ đó chỉ tổ hại da đầu. Tắm với nước tự nhiên là tốt nhất, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo sức khỏe”.

Ông Huế bụng đưa đôi tay rắn chắc lên bảo năm nay 85 tuổi nhưng ông chưa tốn một đồng bạc nào mua thuốc men. Vợ ông cũng chẳng dùng dầu gội, toàn dùng bồ kết tự nấu, mà tóc vẫn đẹp lộng lẫy như…mây trời.

Để có được như ngày hôm nay, trong suốt thời gian dài hai vợ chồng nghèo ở đợ cho bà chủ nước mắm. Họ làm việc quần quật suốt ngày như bốc vác cá, xay cá, ủ nước mắm nhưng mỗi tháng bà chủ chỉ trả công 57 ký gạo.

Sau một năm, ông Huế và vợ xin ra ở riêng vì không chịu nổi cái kiểu xem thường người ăn kẻ ở của bà chủ hãng. Không có vốn, ông phải thức khuya dậy sớm đi xúc cá, tranh thủ mua cá giá rẻ để làm nước mắm. Ngoài tự làm, họ còn chuyển nước mắm ra tận miền Trung để bán.

Để đỡ tốn tiền ăn uống, hai vợ chồng phải làm sẵn bánh dừa, bánh ú và hai chai nước lọc. Vừa làm ăn, vừa tích cóp, dần dần họ mở rộng được hãng nước mắm.

Huế bụng vừa làm nước mắm vừa đi buôn. Ở Sông Đốc lúc bấy giờ cá biển nhiều vô tận mà lại ít người mua, nhất là cá tạp, nhiều lúc ghe biển vào gặp trời mưa phải đổ bỏ. Huế bụng thừa biết, mắm ruốc, cá khô, cá muối, dù là cá tạp, ở đây xem như đồ bỏ nhưng đối với dân làng Thượng miền Trung, nó là đặc sản.

Vậy là ông chớp lấy thời cơ. Ông mua chịu và mua rẻ tất cả cá tạp của các chủ ghe. Hễ trời nắng thì ông làm khô, trời mưa thì ông ướp muối, chở đi bán khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Cứ thế, ông làm ăn lặng lẽ, cần mẫn, không phô trương, cho nên ông giàu lên từ lúc nào cũng không ai hay biết.

Ngay cả bốn người con trai của ông: Thành, Tâm, Lợi, Lộc lần lượt chào đời và lớn lên trong mức sống bình thường. Trong mắt họ là một người cha lam lũ, quanh năm tần tảo đi buôn, không hút thuốc, không uống rượu, không trà, không cà phê; một người mẹ suốt ngày xẻ khô, muối cá, làm nước mắm.


Thường Xuân (Tổng hợp từ Người Đưa tin, Văn nghệ Sông Cửu Long)

Nguồn : Phunutoday
 
×
Quay lại
Top Bottom