- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
SGGPO Thứ Tư, 23/10/2019 10:42
Tranh luận với đại biểu Vũ Tiến Lộc là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sáng nay 23-10, đại biểu Đoàn TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đã rớt nước mắt, nghẹn ngào khi nói về những đứa trẻ, con cái, cuộc sống khó khăn thiếu thốn của hàng ngàn, hàng triệu công nhân lao động khi có đề xuất tăng giờ làm thêm, không giảm giờ làm việc bình thường
Tranh luận với đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình), tại nghị trường Quốc hội sáng nay (23-10), đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TPHCM) khiến nhiều người trầm tư suy nghĩ khi bà nêu lên câu hỏi: “Sự tiến bộ xã hội ở đâu khi chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động?”.
Ông Vũ Tiến Lộc hiện là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – đại diện bảo vệ cho giới chủ doanh nghiệp sử dụng lao động.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt tại nghị trường Quốc hội sáng nay khi khi nói về cuộc sống khó khăn thiếu thốn của hàng ngàn, hàng triệu công nhân lao động khi có đề xuất tăng giờ làm thêm, không giảm giờ làm việc bình thường
Câu hỏi của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TPHCM) bắt nguồn từ ý kiến của đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, những quy định về giữ nguyên giờ làm việc bình thường của người lao động như quy định hiện hành (48 giờ/tuần) và tăng thêm giờ làm thêm đối với người lao động từ 300 giờ/năm (như hiện hành) lên 400 giờ/năm… là hợp lý và nhân văn nếu dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, cần phải trao đổi với ông Vũ Tiến Lộc về quan điểm này và thấy “bất ngờ” khi ông Lộc nói đây là “tự nguyện” của người lao động.
“Bởi vì tôi nghe rất nhiều công nhân và rất nhiều người làm công tác công đoàn, nói rằng công nhân không muốn làm thêm giờ, dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ”- bà Quyết Tâm nêu dẫn chứng.
Nêu ra câu hỏi “vì sao mà người lao động phải làm thêm giờ?”, đại biểu Đoàn TPHCM khẳng định rằng, “đó là vì tiền lương, thu nhập hiện nay của công nhân thực sự không đủ để trang trải cuộc sống”.
Đề cập câu chuyện thu nhập – đời sống của công nhân, lao động hiện nay, bà Quyết Tâm đề nghị: Chúng ta hãy nhìn thực tế vào cái dáng vẻ của người công nhân, tâm thế của người công nhân khi đến làm việc và thực tế cuộc sống.
Bà lặng người một lúc khi nói: “Hãy nhìn vào những đứa trẻ…” - rồi rớt nước mắt vì không kìm được xúc động khi nói tiếp - “mà cha mẹ của họ phải gởi về quê". Giọng nghẹn ngào, đại biểu TPHCM nói: “Có người mẹ người cha nào muốn xa con mình hay không? Thậm chí 1 năm, 2 năm mới về quê, thấy mặt con”.
“Những người lao động như thế, họ không muốn cam chịu, không muốn trở thành gánh nặng của xã hội, họ phải đi tìm việc làm. Mà nói là họ tự nguyện để làm thêm giờ, tôi cho rằng cần phải làm sáng tỏ vấn đề này”- bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
Theo bà, người lao động không tự nguyện, mà họ phải làm thêm để có thu nhập. Vậy vai trò của Quốc hội là phải làm chính sách thế nào để người công nhân có thu nhập đủ trang trải cuộc sống, có thời giờ để học tập, nâng cao tay nghề, chăm sóc bản thân, gia đình… Đó là những quyền con người được hiến pháp quy định.
Bà nêu câu hỏi: “Các đại biểu có nghĩ đến những quy định về quyền con người được quy định trong hiến pháp phải bảo vệ như thế nào không? Hãy nghĩ đến trách nhiệm của giới chủ với người lao động nữa!".
Theo bà, tính “nhân văn” ở đây chính là bảo vệ quyền con người trong quan hệ sử dụng lao động.
“Tôi muốn nói thêm rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế không chỉ và không nên dựa chủ yếu vào sức lao động của người lao động mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc. Đó là sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ xã hội ở đâu khi chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động?!”- bà Quyết Tâm kết thúc tranh luận bằng câu hỏi này.
VĂN PHÚC
Tranh luận với đại biểu Vũ Tiến Lộc là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sáng nay 23-10, đại biểu Đoàn TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đã rớt nước mắt, nghẹn ngào khi nói về những đứa trẻ, con cái, cuộc sống khó khăn thiếu thốn của hàng ngàn, hàng triệu công nhân lao động khi có đề xuất tăng giờ làm thêm, không giảm giờ làm việc bình thường
Tranh luận với đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình), tại nghị trường Quốc hội sáng nay (23-10), đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TPHCM) khiến nhiều người trầm tư suy nghĩ khi bà nêu lên câu hỏi: “Sự tiến bộ xã hội ở đâu khi chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động?”.
Ông Vũ Tiến Lộc hiện là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – đại diện bảo vệ cho giới chủ doanh nghiệp sử dụng lao động.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt tại nghị trường Quốc hội sáng nay khi khi nói về cuộc sống khó khăn thiếu thốn của hàng ngàn, hàng triệu công nhân lao động khi có đề xuất tăng giờ làm thêm, không giảm giờ làm việc bình thường
Câu hỏi của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TPHCM) bắt nguồn từ ý kiến của đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, những quy định về giữ nguyên giờ làm việc bình thường của người lao động như quy định hiện hành (48 giờ/tuần) và tăng thêm giờ làm thêm đối với người lao động từ 300 giờ/năm (như hiện hành) lên 400 giờ/năm… là hợp lý và nhân văn nếu dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, cần phải trao đổi với ông Vũ Tiến Lộc về quan điểm này và thấy “bất ngờ” khi ông Lộc nói đây là “tự nguyện” của người lao động.
“Bởi vì tôi nghe rất nhiều công nhân và rất nhiều người làm công tác công đoàn, nói rằng công nhân không muốn làm thêm giờ, dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ”- bà Quyết Tâm nêu dẫn chứng.
Nêu ra câu hỏi “vì sao mà người lao động phải làm thêm giờ?”, đại biểu Đoàn TPHCM khẳng định rằng, “đó là vì tiền lương, thu nhập hiện nay của công nhân thực sự không đủ để trang trải cuộc sống”.
Đề cập câu chuyện thu nhập – đời sống của công nhân, lao động hiện nay, bà Quyết Tâm đề nghị: Chúng ta hãy nhìn thực tế vào cái dáng vẻ của người công nhân, tâm thế của người công nhân khi đến làm việc và thực tế cuộc sống.
Bà lặng người một lúc khi nói: “Hãy nhìn vào những đứa trẻ…” - rồi rớt nước mắt vì không kìm được xúc động khi nói tiếp - “mà cha mẹ của họ phải gởi về quê". Giọng nghẹn ngào, đại biểu TPHCM nói: “Có người mẹ người cha nào muốn xa con mình hay không? Thậm chí 1 năm, 2 năm mới về quê, thấy mặt con”.
“Những người lao động như thế, họ không muốn cam chịu, không muốn trở thành gánh nặng của xã hội, họ phải đi tìm việc làm. Mà nói là họ tự nguyện để làm thêm giờ, tôi cho rằng cần phải làm sáng tỏ vấn đề này”- bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
Theo bà, người lao động không tự nguyện, mà họ phải làm thêm để có thu nhập. Vậy vai trò của Quốc hội là phải làm chính sách thế nào để người công nhân có thu nhập đủ trang trải cuộc sống, có thời giờ để học tập, nâng cao tay nghề, chăm sóc bản thân, gia đình… Đó là những quyền con người được hiến pháp quy định.
Bà nêu câu hỏi: “Các đại biểu có nghĩ đến những quy định về quyền con người được quy định trong hiến pháp phải bảo vệ như thế nào không? Hãy nghĩ đến trách nhiệm của giới chủ với người lao động nữa!".
Theo bà, tính “nhân văn” ở đây chính là bảo vệ quyền con người trong quan hệ sử dụng lao động.
“Tôi muốn nói thêm rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế không chỉ và không nên dựa chủ yếu vào sức lao động của người lao động mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc. Đó là sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ xã hội ở đâu khi chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động?!”- bà Quyết Tâm kết thúc tranh luận bằng câu hỏi này.
VĂN PHÚC