- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Môi trường sống an toàn và thân thiện hiểu theo nghĩa rộng nhất là ước mơ của bất kỳ ai, không chỉ các nữ sinh – chiếm gần 50% số học sinh các trường trung học. Tuổi học trò, cảm xúc và khả năng tự kiềm chế chưa ổn định, thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu được quy luật của kẻ xấu. Học trò nữ ít được học cách để tự vệ đối phó với cái xấu, cái ác và vượt qua, cũng ít được khuyến khích để tự chủ và độc lập. Nhiều khi phải làm ngơ, để những kẻ xấu chi phối. Đó là lý do học trò nữ cần ưu tiên bảo vệ khỏi nguy cơ bạo hành, không được để trò xấu thắng. Vậy đâu là cứu tinh cho nữ sinh, điều gì giúp các em khỏi thảm họa bạo lực học đường và bạo hành trong giới nữ với nhau?
Câu hỏi lớn đề cập một đề tài hết sức thời sự này vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội tìm lời giải tại Hội thảo xây dựng đề án "Trường học an toàn và thân thiện với em gái” hôm 11-6. Phải tận mắt chứng kiến cảnh học sinh nữ bị bạn đánh túi bụi ngay trong lớp, trong sân trường, xúm đông xúm đỏ xung quanh là học trò mà hầu như không ai can ngăn được, mới thấy hết tính nguy cấp của môi trường học đường hôm nay.
Trong thực tế, nhiều trường vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình hình. Nhiều cha mẹ phải gắng nhịn vì không muốn con bị trả thù. Một số học sinh không dám kể với ai khi bị bạn đánh vì sợ sẽ bị đánh nhiều hơn. Nhà trường cũng không dễ đuổi học sinh hư nên "học sinh giang hồ” càng mạnh tay hành bạn.
"Nhiều năm nay trẻ em gái phải đối mặt với nhiều nguy cơ bạo lực rất đa dạng, vẫn bị xâm hại th.ân thể, bạo hành, gây bức xúc cho xã hội” - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống nhìn nhận.
Nếu trước đây học sinh nữ chủ yếu bị trò nam bắt nạt thì nay nạn bạo hành trong giới học sinh nữ với nhau xảy ra ngày nhiều. Được nhắc lại tại Hội thảo này là câu chuyện 2 năm trước ở Trường THCS Dương Quang (Gia Lâm, Hà Nội). Một học sinh nữ lớp 9 vì "ghen”, nghĩ cô bạn lớp 7 cùng trường cướp người yêu mình đã rủ thêm một người bạn ép cô học trò lớp 7 vào nhà vệ sinh, dọa nạt, đánh và ép uống thuốc ngủ. Nhà trường phát hiện kịp và giải quyết ngay sau đó.
Có người cho rằng "trình độ” bạo hành học đường giờ đã nâng thành "công nghệ”. Sự ra tay không dừng ở xâm hại th.ân thể, đánh đập, cào cấu, rạch mặt mà còn bằng vô số hình thức bạo hành tinh thần gây đau đớn như chửi rủa, lăng mạ, nói xấu, chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng…. Cô Hiệu phó Trường THCS Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) cho hay bạo hành học đường có từ thói ích kỷ của học trò nữ với nhau. Chỉ vì bạn xinh hơn, học giỏi hơn, dùng đồ đẹp hơn hoặc ăn nói "hơn mình”, là sẵn sàng kéo bè đánh đập, hành hạ bạn.
Việc sử dụng "võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu hoặc bị xé tung áo quần giữa đám đông. Các lý do bạo hành khác như bị từ chối lời tỏ tình từ đối phương, các học sinh nam cũng không ngại mang ngay ảnh và tên bạn nữ lên facebook nói xấu bôi nhọ làm mất danh dự hoặc dùng tin nhắn khống chế, đe dọa, khủng bố tinh thần. Đây là hiện tượng có thật phổ biến tại nhiều trường.
Nạn nhân của bạo lực học đường, lúc bị bắt nạt, bị hành hạ làm nhục - cảm thấy điều gì? Tâm trạng các em có được xoa dịu, được chia sẻ, hỗ trợ của người thân thiết, tin cậy? Bao nhiêu trường có phòng tư vấn học đường, bao nhiêu khu dân cư có tổ chức trợ giúp pháp lý để các em và gia đình biết đến, yêu cầu trợ giúp miễn phí? Có được mấy trường quan tâm lồng ghép dạy kỹ năng giúp học sinh kiểm soát cảm xúc và hành vi? Đây dường như vẫn là lỗ hổng lớn trong hệ thống giáo dục nước ta…
"Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người; chưa quan tâm huy động các nguồn lực cần thiết cho giáo dục đạo đức học sinh” - ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên nhìn nhận.
Thật đáng tiếc và lo ngại. Bao nhiêu tiền ngân sách và đóng góp của các gia đình để chăm lo nhân cách toàn diện cho học sinh, lại chui vào hầu như chỉ những giờ dạy chữ và dạy chữ. Sự buông lỏng việc kiện toàn hệ thống giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, thể chất, cộng với sự thiếu kiểm tra giám sát đã tạo điều kiện cho thói xấu học trò lây lan. Học trò hư thậm chí ngang nhiên cấu kết với lưu manh ngoài trường ra các đòn bạo hành trong nỗi lo sợ triền miên của số đông học sinh không được bảo vệ, nhất là trò nữ.
Cứu tinh cho nữ sinh ở đâu? Cứu tinh cho an toàn học đường đâu rồi? Đúng như các chuyên gia xã hội học, lãnh đạo các trường Hà Nội chỉ ra, cần nhân rộng mô hình trường chất lượng cao, chí ít là mô hình trường học thân thiện. Ở đó, giáo dục sức khỏe tinh thần học đường cho học sinh được coi trọng. Thầy cô có kỹ năng đủ để khuyến khích học sinh kiểm soát sự bốc đồng và sự thấu cảm, tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện mình, thực hành kỹ năng làm việc tập thể, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ở đó, nhà trường tăng cường quản lý an toàn trường học. Có tổ chuyên trách, mời chuyên gia pháp luật đến trường chia sẻ cho học sinh kiến thức pháp luật và cảnh báo về hậu quả hành vi bạo lực. Có hồ sơ tâm lý những học sinh "ham” gây bạo lực cũng như những em có nguy cơ bạo lực cao
Sớm tiến hành thí điểm mô hình trường học thân thiện với trẻ em gái thông qua các dự án phi Chính phủ cũng là hi vọng của lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội. Nhưng cả nước thiếu những mô hình giáo dục toàn diện được đầu tư đại trà. Thiếu cả những cuộc điều tra cấp ngành, địa phương và hơn thế, về bạo lực học đường, để có cơ sở khoa học, pháp lý sửa đổi bổ sung chế tài xử phạt nghiêm minh, đề cao tính răn đe.
Số trường chuẩn và học sinh giỏi tăng, số huy chương thi quốc tế mang về nhiều hơn, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nào cũng chót vót… Hệ thống giáo dục của ta đã quá chú trọng tìm kiếm thành công trước mắt mà bỏ quên những giá trị vững bền. Môi trường học đường bất an được báo động từ khá lâu rồi…
Theo đại đoàn kết
Sớm tiến hành thí điểm mô hình trường học
thân thiện với trẻ em gái
Câu hỏi lớn đề cập một đề tài hết sức thời sự này vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội tìm lời giải tại Hội thảo xây dựng đề án "Trường học an toàn và thân thiện với em gái” hôm 11-6. Phải tận mắt chứng kiến cảnh học sinh nữ bị bạn đánh túi bụi ngay trong lớp, trong sân trường, xúm đông xúm đỏ xung quanh là học trò mà hầu như không ai can ngăn được, mới thấy hết tính nguy cấp của môi trường học đường hôm nay.
Trong thực tế, nhiều trường vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình hình. Nhiều cha mẹ phải gắng nhịn vì không muốn con bị trả thù. Một số học sinh không dám kể với ai khi bị bạn đánh vì sợ sẽ bị đánh nhiều hơn. Nhà trường cũng không dễ đuổi học sinh hư nên "học sinh giang hồ” càng mạnh tay hành bạn.
"Nhiều năm nay trẻ em gái phải đối mặt với nhiều nguy cơ bạo lực rất đa dạng, vẫn bị xâm hại th.ân thể, bạo hành, gây bức xúc cho xã hội” - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống nhìn nhận.
Nếu trước đây học sinh nữ chủ yếu bị trò nam bắt nạt thì nay nạn bạo hành trong giới học sinh nữ với nhau xảy ra ngày nhiều. Được nhắc lại tại Hội thảo này là câu chuyện 2 năm trước ở Trường THCS Dương Quang (Gia Lâm, Hà Nội). Một học sinh nữ lớp 9 vì "ghen”, nghĩ cô bạn lớp 7 cùng trường cướp người yêu mình đã rủ thêm một người bạn ép cô học trò lớp 7 vào nhà vệ sinh, dọa nạt, đánh và ép uống thuốc ngủ. Nhà trường phát hiện kịp và giải quyết ngay sau đó.
Có người cho rằng "trình độ” bạo hành học đường giờ đã nâng thành "công nghệ”. Sự ra tay không dừng ở xâm hại th.ân thể, đánh đập, cào cấu, rạch mặt mà còn bằng vô số hình thức bạo hành tinh thần gây đau đớn như chửi rủa, lăng mạ, nói xấu, chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng…. Cô Hiệu phó Trường THCS Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) cho hay bạo hành học đường có từ thói ích kỷ của học trò nữ với nhau. Chỉ vì bạn xinh hơn, học giỏi hơn, dùng đồ đẹp hơn hoặc ăn nói "hơn mình”, là sẵn sàng kéo bè đánh đập, hành hạ bạn.
Việc sử dụng "võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu hoặc bị xé tung áo quần giữa đám đông. Các lý do bạo hành khác như bị từ chối lời tỏ tình từ đối phương, các học sinh nam cũng không ngại mang ngay ảnh và tên bạn nữ lên facebook nói xấu bôi nhọ làm mất danh dự hoặc dùng tin nhắn khống chế, đe dọa, khủng bố tinh thần. Đây là hiện tượng có thật phổ biến tại nhiều trường.
Nạn nhân của bạo lực học đường, lúc bị bắt nạt, bị hành hạ làm nhục - cảm thấy điều gì? Tâm trạng các em có được xoa dịu, được chia sẻ, hỗ trợ của người thân thiết, tin cậy? Bao nhiêu trường có phòng tư vấn học đường, bao nhiêu khu dân cư có tổ chức trợ giúp pháp lý để các em và gia đình biết đến, yêu cầu trợ giúp miễn phí? Có được mấy trường quan tâm lồng ghép dạy kỹ năng giúp học sinh kiểm soát cảm xúc và hành vi? Đây dường như vẫn là lỗ hổng lớn trong hệ thống giáo dục nước ta…
"Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người; chưa quan tâm huy động các nguồn lực cần thiết cho giáo dục đạo đức học sinh” - ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên nhìn nhận.
Thật đáng tiếc và lo ngại. Bao nhiêu tiền ngân sách và đóng góp của các gia đình để chăm lo nhân cách toàn diện cho học sinh, lại chui vào hầu như chỉ những giờ dạy chữ và dạy chữ. Sự buông lỏng việc kiện toàn hệ thống giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, thể chất, cộng với sự thiếu kiểm tra giám sát đã tạo điều kiện cho thói xấu học trò lây lan. Học trò hư thậm chí ngang nhiên cấu kết với lưu manh ngoài trường ra các đòn bạo hành trong nỗi lo sợ triền miên của số đông học sinh không được bảo vệ, nhất là trò nữ.
Cứu tinh cho nữ sinh ở đâu? Cứu tinh cho an toàn học đường đâu rồi? Đúng như các chuyên gia xã hội học, lãnh đạo các trường Hà Nội chỉ ra, cần nhân rộng mô hình trường chất lượng cao, chí ít là mô hình trường học thân thiện. Ở đó, giáo dục sức khỏe tinh thần học đường cho học sinh được coi trọng. Thầy cô có kỹ năng đủ để khuyến khích học sinh kiểm soát sự bốc đồng và sự thấu cảm, tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện mình, thực hành kỹ năng làm việc tập thể, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ở đó, nhà trường tăng cường quản lý an toàn trường học. Có tổ chuyên trách, mời chuyên gia pháp luật đến trường chia sẻ cho học sinh kiến thức pháp luật và cảnh báo về hậu quả hành vi bạo lực. Có hồ sơ tâm lý những học sinh "ham” gây bạo lực cũng như những em có nguy cơ bạo lực cao
Sớm tiến hành thí điểm mô hình trường học thân thiện với trẻ em gái thông qua các dự án phi Chính phủ cũng là hi vọng của lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội. Nhưng cả nước thiếu những mô hình giáo dục toàn diện được đầu tư đại trà. Thiếu cả những cuộc điều tra cấp ngành, địa phương và hơn thế, về bạo lực học đường, để có cơ sở khoa học, pháp lý sửa đổi bổ sung chế tài xử phạt nghiêm minh, đề cao tính răn đe.
Số trường chuẩn và học sinh giỏi tăng, số huy chương thi quốc tế mang về nhiều hơn, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nào cũng chót vót… Hệ thống giáo dục của ta đã quá chú trọng tìm kiếm thành công trước mắt mà bỏ quên những giá trị vững bền. Môi trường học đường bất an được báo động từ khá lâu rồi…
Theo đại đoàn kết