Cuối năm thăm trường cũ - Thanh Trắc Nguyễn Văn

Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận

thanhtracnguyenvan

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/7/2023
Bài viết
287
20241123_120956_Fotor_Collage.jpg


CUỐI NĂM THĂM TRƯỜNG CŨ

Em vẫn thế
Nụ cười em vẫn thế
Tà áo hương bay màu cúc thu vàng
Mùa đông đã ngủ trên đồi cỏ biếc
Cơn gió lạnh nào qua phố lang thang?

Xin dừng lại bước chân hoài niệm
Một lớp học xưa
Một cô giáo dịu dàng
Dòng phấn mới vẫn chào bài học mới
Lời giảng đầu ngày vỗ cánh những ước mơ.

Lá bàng đang hát
Hay ta chợt hát
Sợi tóc vừa rơi sao bạc trắng nỗi niềm?
Thời gian đừng vội kẻo ta nông nỗi
Đá cô đơn buồn chỉ lăn lóc rong rêu.

Em vẫn thế
Nụ cười em vẫn thế
Đàn sẻ vụt bay, ríu rít cuối sân trường
Nắng lấp lánh
Giọt sương màu hạt ngọc
Xuân đã về chỉ cách một nhành mai...

2023

Thanh Trắc Nguyễn Văn


341889120_163633656632181_2521776641942873208_n.jpg


Lời tác giả: Bài thơ viết tặng cô Ngọc Xuân, giáo viên hóa trường THPT Võ Thị Sáu.

Bài thơ đã đăng trên báo Bắc Giang với tên Về thăm trường cũ.

Xin lưu ý: "nông nỗi" là nỗi buồn khi bất lực, không được như ý (ý thơ tác giả), còn "nông nổi" là hời hợt, vô tâm, thiếu ý thức khi hành động (người biên tập báo Người cao tuổi và báo Bắc Giang đã sửa lại "nông nổi" khi lên báo). "Nông nỗi" vẫn đúng hơn, vì ý liền mạch với các câu thơ trong khổ 3 bài thơ.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2023/12/tho-0449-cuoi-nam-ve-tham-truong-cu.html
 
20240425_220953_Fotor_Collage.jpg


Lời tác giả: Bài thơ lấy cảm hứng từ tấm ảnh cô Ngọc Xuân, giáo viên dạy hóa trường THPT Võ Thị Sáu, đăng trên Facebook với chiếc áo dài màu vàng cùng nụ cười thật tươi.

Bài thơ ký với bút danh Nguyễn Văn Tạo đăng trên báo Người cao tuổi . Hai câu cuối của bài thơ có tên cô Ngọc Xuân.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2023/12/tho-0449-cuoi-nam-ve-tham-truong-cu.html

02.jpg
 
Xin lưu ý: "nông nỗi" là nỗi buồn khi bất lực, không được như ý (ý thơ tác giả), còn "nông nổi" là hời hợt, vô tâm, thiếu ý thức khi hành động (nhiều anh chị biên tập báo đã sửa lại khi lên báo). "Nông nỗi" vẫn đúng hơn, vì ý liền mạch với các câu thơ trong khổ 3 bài thơ.
 
Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận
Quay lại
Top Bottom