- Tham gia
- 1/7/2017
- Bài viết
- 240
Bộ Giáo dục quyết định tạm dừng các cuộc thi kiến thức gồm giải Toán, tiếng Anh qua mạng để rà soát kỹ lượng nội dung, cách tổ chức
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Bộ đã nhận được báo cáo kết quả rà soát cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên của các địa phương. Theo đó, tỷ lệ cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống chiếm hơn 90%. Chỉ một số ít cuộc thi về kiến thức như giải toán, tiếng Anh qua mạng.
Vụ phó Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành.
Ông Thành đánh giá các cuộc thi đều có mục đích, ý nghĩa tốt, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm kiến thức, hình thành năng lực. Tuy nhiên, một số trường đã sử dụng kết quả cuộc thi để cộng điểm ưu tiên, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp khiến nhiều em tham gia cùng lúc nhiều cuộc thi với động cơ kiếm thêm điểm ưu tiên. Hậu quả là gây quá tải, tốn thời gian và ảnh hưởng không tốt tới kết quả giáo dục.
Bộ Giáo dục do đó quyết định từ năm học 2017-2018 sẽ tạm dừng các cuộc thi kiến thức gồm giải Toán, tiếng Anh qua mạng để rà soát kỹ lượng nội dung, phương thức tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh.
Thời gian tới, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể việc tổ chức các cuộc thi để địa phương căn cứ vào đó thực hiện cho đúng, tránh chồng chéo, quá tải, gây bức xúc cho xã hội. Vụ phó Giáo dục Trung học giải thích, Bộ chỉ đưa ra khung quy định về tổ chức chứ không "điểm mặt, chỉ tên" những cuộc thi nào sẽ được tiếp tục, để tạo cơ chế tự chủ cho địa phương.
Theo đề xuất từ cấp cơ sở, số lượt cuộc thi được duy trì đã giảm khoảng 50% so với trước đây.
Trước đó ngày 5/5, Bộ Giáo dục ra công văn yêu cầu tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên khi nhận thấy số lượng quá nhiều, chồng chéo, gây áp lực. Từ năm 2017-2018, thành tích của học sinh trong các cuộc thi do Sở Giáo dục chủ trì hoặc Sở cử tham gia cuộc thi quốc tế, không được sử dụng vào việc đánh giá kết quả học tập của các em. Những trường hợp này cũng không được ưu tiên tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp từ năm học 2018-2019.
Trước ý kiến bỏ cộng điểm ưu tiên học sinh tham gia các cuộc thi trong tuyển sinh đầu cấp, Vụ phó Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng. "Nếu các cuộc thi được tổ chức có chất lượng tốt thì cũng nên khuyến khích cho những học sinh xứng đáng. Việc cấm hoàn toàn các cuộc thi không phải là giải pháp tốt. Vấn đề là cuộc thi đó được tổ chức với nội dung gì, hình thức tổ chức thế nào để tạo cơ hội cho học sinh được hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình thành năng lực và phẩm chất", ông Thành nói:
''Năm học 2017-2018, Hà Nội tiếp tục không thi tuyển vào lớp 6 mà xét tuyển (diễn ra vào tháng 6-7). Một số trường có lượng học sinh đăng ký cao gấp 4-5 lần chỉ tiêu như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Siêu, chuyên Hà Nội - Amsterdam, Cầu Giấy, Marie Curie, Lương Thế Vinh, lại đưa tiêu chí phụ để lọc học sinh bên cạnh kết quả kiểm tra Toán, tiếng Việt 5 năm tiểu học.
Năm học tới cũng có gần 83.000 học sinh Hà Nội tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ 70% được vào trường THPT công lập. Khoảng 30% sẽ học tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề.
Vì mong muốn con được vào trường THCS top đầu khi xét tuyển, hay được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh đã ép con học hành căng thẳng để có giải thưởng, chứng chỉ, một số còn bỏ tiền chạy chọt.''
nguồn :https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-...ang-bi-dung-tu-nam-hoc-2017-2018-3629822.html
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Bộ đã nhận được báo cáo kết quả rà soát cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên của các địa phương. Theo đó, tỷ lệ cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống chiếm hơn 90%. Chỉ một số ít cuộc thi về kiến thức như giải toán, tiếng Anh qua mạng.
Vụ phó Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành.
Ông Thành đánh giá các cuộc thi đều có mục đích, ý nghĩa tốt, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm kiến thức, hình thành năng lực. Tuy nhiên, một số trường đã sử dụng kết quả cuộc thi để cộng điểm ưu tiên, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp khiến nhiều em tham gia cùng lúc nhiều cuộc thi với động cơ kiếm thêm điểm ưu tiên. Hậu quả là gây quá tải, tốn thời gian và ảnh hưởng không tốt tới kết quả giáo dục.
Bộ Giáo dục do đó quyết định từ năm học 2017-2018 sẽ tạm dừng các cuộc thi kiến thức gồm giải Toán, tiếng Anh qua mạng để rà soát kỹ lượng nội dung, phương thức tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh.
Thời gian tới, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể việc tổ chức các cuộc thi để địa phương căn cứ vào đó thực hiện cho đúng, tránh chồng chéo, quá tải, gây bức xúc cho xã hội. Vụ phó Giáo dục Trung học giải thích, Bộ chỉ đưa ra khung quy định về tổ chức chứ không "điểm mặt, chỉ tên" những cuộc thi nào sẽ được tiếp tục, để tạo cơ chế tự chủ cho địa phương.
Theo đề xuất từ cấp cơ sở, số lượt cuộc thi được duy trì đã giảm khoảng 50% so với trước đây.
Trước đó ngày 5/5, Bộ Giáo dục ra công văn yêu cầu tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên khi nhận thấy số lượng quá nhiều, chồng chéo, gây áp lực. Từ năm 2017-2018, thành tích của học sinh trong các cuộc thi do Sở Giáo dục chủ trì hoặc Sở cử tham gia cuộc thi quốc tế, không được sử dụng vào việc đánh giá kết quả học tập của các em. Những trường hợp này cũng không được ưu tiên tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp từ năm học 2018-2019.
Trước ý kiến bỏ cộng điểm ưu tiên học sinh tham gia các cuộc thi trong tuyển sinh đầu cấp, Vụ phó Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng. "Nếu các cuộc thi được tổ chức có chất lượng tốt thì cũng nên khuyến khích cho những học sinh xứng đáng. Việc cấm hoàn toàn các cuộc thi không phải là giải pháp tốt. Vấn đề là cuộc thi đó được tổ chức với nội dung gì, hình thức tổ chức thế nào để tạo cơ hội cho học sinh được hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình thành năng lực và phẩm chất", ông Thành nói:
''Năm học 2017-2018, Hà Nội tiếp tục không thi tuyển vào lớp 6 mà xét tuyển (diễn ra vào tháng 6-7). Một số trường có lượng học sinh đăng ký cao gấp 4-5 lần chỉ tiêu như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Siêu, chuyên Hà Nội - Amsterdam, Cầu Giấy, Marie Curie, Lương Thế Vinh, lại đưa tiêu chí phụ để lọc học sinh bên cạnh kết quả kiểm tra Toán, tiếng Việt 5 năm tiểu học.
Năm học tới cũng có gần 83.000 học sinh Hà Nội tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ 70% được vào trường THPT công lập. Khoảng 30% sẽ học tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề.
Vì mong muốn con được vào trường THCS top đầu khi xét tuyển, hay được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh đã ép con học hành căng thẳng để có giải thưởng, chứng chỉ, một số còn bỏ tiền chạy chọt.''
nguồn :https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-...ang-bi-dung-tu-nam-hoc-2017-2018-3629822.html