- Tham gia
- 30/1/2015
- Bài viết
- 257
Người xưa có câu "Lễ quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" nhằm nói lên tầm quan trọng của lễ cúng ngày rằm tháng đầu tiên trong năm.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Theo tiếng Hán - Việt, “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên. Trong năm còn có Tết Trung nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng mười).
Người dân cúng dâng sao giải hạn ngày đầu năm. Ảnh: Chí Toàn.
Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.
Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù...
Trong dịp này, người dân cũng lên chùa để lễ Phật. Theo lịch pháp Phật giáo có 9 ngôi sao gồm Thủy diệu, Thái dương, Thái âm, Mộc đức, Thổ tú, La hầu, Thái bạch, Vân hớn, Kế đô.
Người xưa cho rằng, trong mỗi năm sẽ có mối liên hệ thiên thể với con người. Vì thế, những ngôi sao này để xem vận mệnh con người trong năm đó. Người xưa lên chùa để dâng sao giải hạn, cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ.
Vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm. Ngoài tới chùa, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.
Nội dung bài văn khấn cũng không cần quá phức tạp. Gia chủ có thể tham khảo mẫu văn như sau: Kính lạy Thần linh Thổ địa, Gia tiên họ ...., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, năm Ất Mùi. Chúng con là…, ngụ tại… Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, sở cầu như ý.
theo newszing
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Theo tiếng Hán - Việt, “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên. Trong năm còn có Tết Trung nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng mười).
Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.
Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù...
Trong dịp này, người dân cũng lên chùa để lễ Phật. Theo lịch pháp Phật giáo có 9 ngôi sao gồm Thủy diệu, Thái dương, Thái âm, Mộc đức, Thổ tú, La hầu, Thái bạch, Vân hớn, Kế đô.
Người xưa cho rằng, trong mỗi năm sẽ có mối liên hệ thiên thể với con người. Vì thế, những ngôi sao này để xem vận mệnh con người trong năm đó. Người xưa lên chùa để dâng sao giải hạn, cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ.
Vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm. Ngoài tới chùa, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.
Nội dung bài văn khấn cũng không cần quá phức tạp. Gia chủ có thể tham khảo mẫu văn như sau: Kính lạy Thần linh Thổ địa, Gia tiên họ ...., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, năm Ất Mùi. Chúng con là…, ngụ tại… Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, sở cầu như ý.
theo newszing