- Tham gia
- 23/9/2012
- Bài viết
- 88
TT - Nhiều trường cho rằng những quy định trong dự thảo thông tư quy định đào tạo liên thông lên CĐ, ĐH vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra khiến cánh cửa liên thông hẹp hơn bao giờ hết.
Theo đó, khi liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển hai môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và một môn cơ sở ngành.
Liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và hai môn cơ sở ngành. Tổng điểm ba môn tối thiểu phải đạt từ 15 điểm trở lên.
Bất hợp lý
Trần Quang Minh (sinh viên Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị) cho rằng nếu quy định này thành hiện thực thì coi như Minh chấm dứt giấc mơ liên thông lên ĐH. “Ba năm CĐ không được học quy củ các môn toán, lý, hóa như thời phổ thông nữa, làm sao tôi thi chung được?” - Minh than thở.
Hiệu trưởng một trường ĐH ví von: “Dễ thấy vô lý vì ngay cả yêu cầu người có trình độ tiến sĩ thi ĐH chưa chắc đã đỗ do bị ngắt quãng quá lâu việc thu nạp kiến thức các môn văn hóa thường xuyên. Hiển nhiên điều đó không có nghĩa là ông tiến sĩ ấy trình độ thấp. Cho nên yêu cầu thí sinh liên thông vừa học 2-3 năm trung cấp hay CĐ quay lại thi tuyển sinh chính quy không khác gì ngắt đầu vào của hệ đào tạo này”.
TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng đứng trên quan điểm đảm bảo chất lượng, quy định như thế là phù hợp. Tuy nhiên thực tế lại khác hoàn toàn. Mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp là nghiêng về đào tạo nghề nghiệp, không nặng về văn hóa. Do đó nếu yêu cầu đối tượng này thi đề chung của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ khó có ai đạt được. Hơn nữa, quy định điểm sàn 15 là bất khả thi bởi ngay cả điểm sàn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ cũng chưa với tới được mức điểm này.Cùng quan điểm, TS Vũ Thị Phương Anh - Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho rằng việc phải thi đầu vào hai môn văn hóa như thế là bất hợp lý, tạo ra rào cản quá lớn, khó có sinh viên đạt được. Đồng ý sinh viên phải có trình độ nhất định mới học tốt nhưng không nhất thiết là các môn văn hóa. Thực tế các môn văn hóa đó không liên quan đến chương trình đào tạo liên thông. Nếu ngành học thiên về tính toán trường có thể kiểm tra đầu vào bằng môn toán cơ sở chứ không phải toán phổ thông. Học sinh, sinh viên đã chọn cho mình đường vòng để vào ĐH, không nên đặt ra rào cản ngặt nghèo như thế.
Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường CĐ lại lo lắng: cả xã hội đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh. Nếu thực hiện việc này thì kế hoạch đó coi như phá sản. Thí sinh dù đủ điểm học CĐ cũng sẽ không theo học mà tiếp tục ôn để năm sau thi ĐH tiếp bởi dù có học, tốt nghiệp CĐ sau đó vẫn phải thi lại từ đầu. Chúng ta không cổ xúy vào ĐH bằng mọi cách nhưng mong muốn được học lên, nâng cao trình độ là nguyện vọng chính đáng của người học.
Không nên đồng nhất yêu cầu
TS Vũ Thị Phương Anh đưa ra ví dụ: ở Mỹ, sinh viên theo học tại hệ thống trường CĐ cộng đồng, sau khi tốt nghiệp sẽ được học tiếp tại các trường ĐH. Điều này đòi hỏi các trường CĐ cộng đồng phải liên hệ với trường ĐH trong vùng địa lý hay có cùng ngành đào tạo để tham khảo và điều chỉnh chương trình của mình cho phù hợp với chương trình của trường ĐH. Khi đã thống nhất, sinh viên tốt nghiệp CĐ nếu đạt các điều kiện của trường ĐH sẽ được nhận vào học. Hai trường chia sẻ và chịu trách nhiệm về kết quả đào tạo. Ở VN có quá nhiều quy định, mà càng quy định càng dễ làm sai, tìm cách lách.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng: thực tế liên thông ở VN chỉ thêm về mặt thời gian chứ kiến thức thêm không bao nhiêu bởi các môn học ở bậc thấp hơn không được chấp nhận, sinh viên phải học lại. Việc thi văn hóa không giải quyết được vấn đề chất lượng. Để đảm bảo mục đích của đào tạo liên thông, các trường có thể đặt ra các điều kiện tuyển sinh của riêng mình, có thể thi tuyển hoặc chỉ xét tuyển, phỏng vấn. Đây là cách mà nhiều trường ĐH ở các nước thực hiện.
Trong khi đó PGS.TS Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ - địa chất, đặt vấn đề: Tại sao liên thông lại chuyển từ quyền tự chủ ở các trường sang nhập với môn thi của kỳ thi chung do bộ tổ chức? “Tôi phản đối việc một vài cơ sở đào tạo biến liên thông thành hình thức đào tạo na ná tại chức, nhưng không nên giải quyết bất cập đó theo hướng này. Bộ có thể yêu cầu thí sinh thi liên thông ngành kỹ thuật, công nghệ... phải thi thêm môn, nhưng không nhất thiết phải thi chung với chính quy, chỉ cần đề thi đó được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục là đủ minh bạch” - PGS Thắng đề xuất.
Nên giám sát quá trình đào tạo
TT - Sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh về dự thảo thông tư đào tạo liên thông CĐ, ĐH, nhiều bạn đọc và chuyên gia đã có ý kiến bàn về giải pháp cho hệ đào tạo này.
Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT không nên giám sát đầu vào mà nên coi trọng khâu giám sát quá trình đào tạo đánh giá của các trường để đảm bảo chất lượng. Nên để cơ sở đào tạo chủ động tuyển sinh đầu vào, phải đào tạo theo tín chỉ để đảm bảo tính kế thừa, thời gian đào tạo cần linh động hơn.
* TS Phạm Thị Ly (ĐH Quốc gia TP.HCM):
Mỗi trường có đặc thù riêng
Cần nhìn vào thực tế hiện nay là bản thân cách tuyển sinh ĐH chính quy đã không hợp lý. Áp đặt cách tuyển sinh ấy cho liên thông, sự bất hợp lý lại được nhân đôi.
Từ lâu trên thế giới đã dùng những kỳ thi như SAT hay ACT để đo lường năng lực tư duy của thí sinh. Nếu chúng ta có một kỳ thi như thế, do một tổ chức chuyên nghiệp đứng ra tổ chức nhiều lần trong năm, thì bất cứ ai đều có thể dự kỳ thi này để biết kết quả đánh giá về năng lực tư duy của mình và dự thi bao nhiêu lần cũng được. Kết quả đó là một trong những cơ sở để các trường ĐH xét tuyển theo yêu cầu và đặc thù riêng của trường.
Điểm khác biệt duy nhất đối với hệ liên thông là kết quả học tập những môn đã được học trong chương trình trung cấp hay CĐ sẽ được chuyển lên bậc ĐH và có thể có ít nhiều bổ sung tùy theo quyết định của các trường khi đối chiếu nội dung đào tạo của môn học ấy ở hai cấp học. Nhờ vậy, người học liên thông sẽ giảm được thời gian và chi phí theo học bậc ĐH. Điều này chỉ thực hiện được trong điều kiện chúng ta chuyển trọn vẹn sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ.
* TS Nguyễn Toàn (hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, TP.HCM):
Quan trọng là quá trình đào tạo
Đào tạo liên thông là quá trình kết nối giữa bậc đào tạo thấp và cao hơn. Nhưng các môn văn hóa lại chẳng liên quan gì đến chương trình đào tạo chuyên ngành liên thông. Nếu thi mà không ai vượt qua được, không liên quan đến chương trình đào tạo thì tổ chức thi còn ý nghĩa gì nữa.
Đầu vào liên thông không nên buộc thi môn này môn kia, như thế là đặt nặng đầu vào mà không coi trọng quá trình đào tạo. Nếu sinh viên không theo kịp và không qua được các môn trong chương trình đào tạo, họ sẽ bị đánh rớt. Đó là một kiểu sàng lọc. Do đó, quá trình đào tạo quyết định chất lượng chứ không phải đầu vào. Nếu dạy đúng, đánh giá chính xác cả quá trình thì đó là kết quả đáng tin cậy hơn là kết quả thi đầu vào. Điều đáng nói hiện nay là cứ có vào là có ra, mức độ sàng lọc không cao. Một thực tế nữa là việc học liên thông hiện nay chủ yếu đáp ứng nhu cầu có bằng ĐH của người học hơn là nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn. Do đó, thay vì kiểm soát đầu vào thì bộ nên kiểm soát quá trình đào tạo và đánh giá của các trường.
* Ông Trần Đình Lý (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM):
Nên linh hoạt
Hiện nay nhu cầu học liên thông khá lớn. Đó là nhu cầu chính đáng của người học để nâng cao trình độ hay đi đường vòng để lấy bằng ĐH. Tuy nhiên, theo dự thảo thì mức điểm sàn 15 như vậy là khá cao, sẽ khó có thí sinh vượt qua được ngưỡng này. Đối tượng thi và học liên thông khá đa dạng chứ không “thuần nhất” như thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Do đó cũng cần có sự linh động hơn trong tuyển sinh và đào tạo để phù hợp với điều kiện của đối tượng này. Hiện nay việc đào tạo đòi hỏi phải thực hiện tại cơ sở chính và trong giờ hành chính. Tuy nhiên, đa số người học đã đi làm vào ban ngày nên chỉ có thể học vào buổi tối. Khu vực làm việc nhiều khi khá xa cơ sở đào tạo, việc đi lại học tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, có thể có các quy định linh động hơn về thời gian cũng như địa điểm đào tạo để tạo thuận lợi cho đối tượng này.
Theo bạn dự thảo này có được thi hành không ??!!!!!!
|
Một buổi học của sinh viên lớp 2011 hệ liên thông cao đẳng lên đại học ngành CNTT tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng |
Liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và hai môn cơ sở ngành. Tổng điểm ba môn tối thiểu phải đạt từ 15 điểm trở lên.
Bất hợp lý
Trần Quang Minh (sinh viên Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị) cho rằng nếu quy định này thành hiện thực thì coi như Minh chấm dứt giấc mơ liên thông lên ĐH. “Ba năm CĐ không được học quy củ các môn toán, lý, hóa như thời phổ thông nữa, làm sao tôi thi chung được?” - Minh than thở.
Hiệu trưởng một trường ĐH ví von: “Dễ thấy vô lý vì ngay cả yêu cầu người có trình độ tiến sĩ thi ĐH chưa chắc đã đỗ do bị ngắt quãng quá lâu việc thu nạp kiến thức các môn văn hóa thường xuyên. Hiển nhiên điều đó không có nghĩa là ông tiến sĩ ấy trình độ thấp. Cho nên yêu cầu thí sinh liên thông vừa học 2-3 năm trung cấp hay CĐ quay lại thi tuyển sinh chính quy không khác gì ngắt đầu vào của hệ đào tạo này”.
Được bảo lưu môn văn hóa Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và dự kiến khi ban hành chính thức, Bộ GD-ĐT sẽ cho phép thí sinh đã tham dự kỳ thi ĐH, CĐ theo hình thức “ba chung” được bảo lưu kết quả môn văn hóa cho kỳ thi liên thông. Tuy nhiên, thời gian bảo lưu bao lâu sẽ còn phải tính thêm. Những học sinh, sinh viên chưa tham dự kỳ thi ba chung sẽ phải thi các môn văn hóa như dự thảo. “Sinh viên CĐ, ĐH phải có mức kiến thức văn hóa tối thiểu. Trường sẽ khó biết kiến thức văn hóa tổng quát của học sinh, sinh viên chưa tham gia kỳ thi ba chung như thế nào. Nếu hổng kiến thức nhiều quá sẽ khó đảm bảo chất lượng. Việc chỉ thi chuyên môn như hiện nay khiến chất lượng đào tạo thấp, xã hội kêu ca. |
Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường CĐ lại lo lắng: cả xã hội đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh. Nếu thực hiện việc này thì kế hoạch đó coi như phá sản. Thí sinh dù đủ điểm học CĐ cũng sẽ không theo học mà tiếp tục ôn để năm sau thi ĐH tiếp bởi dù có học, tốt nghiệp CĐ sau đó vẫn phải thi lại từ đầu. Chúng ta không cổ xúy vào ĐH bằng mọi cách nhưng mong muốn được học lên, nâng cao trình độ là nguyện vọng chính đáng của người học.
Không nên đồng nhất yêu cầu
TS Vũ Thị Phương Anh đưa ra ví dụ: ở Mỹ, sinh viên theo học tại hệ thống trường CĐ cộng đồng, sau khi tốt nghiệp sẽ được học tiếp tại các trường ĐH. Điều này đòi hỏi các trường CĐ cộng đồng phải liên hệ với trường ĐH trong vùng địa lý hay có cùng ngành đào tạo để tham khảo và điều chỉnh chương trình của mình cho phù hợp với chương trình của trường ĐH. Khi đã thống nhất, sinh viên tốt nghiệp CĐ nếu đạt các điều kiện của trường ĐH sẽ được nhận vào học. Hai trường chia sẻ và chịu trách nhiệm về kết quả đào tạo. Ở VN có quá nhiều quy định, mà càng quy định càng dễ làm sai, tìm cách lách.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng: thực tế liên thông ở VN chỉ thêm về mặt thời gian chứ kiến thức thêm không bao nhiêu bởi các môn học ở bậc thấp hơn không được chấp nhận, sinh viên phải học lại. Việc thi văn hóa không giải quyết được vấn đề chất lượng. Để đảm bảo mục đích của đào tạo liên thông, các trường có thể đặt ra các điều kiện tuyển sinh của riêng mình, có thể thi tuyển hoặc chỉ xét tuyển, phỏng vấn. Đây là cách mà nhiều trường ĐH ở các nước thực hiện.
Trong khi đó PGS.TS Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ - địa chất, đặt vấn đề: Tại sao liên thông lại chuyển từ quyền tự chủ ở các trường sang nhập với môn thi của kỳ thi chung do bộ tổ chức? “Tôi phản đối việc một vài cơ sở đào tạo biến liên thông thành hình thức đào tạo na ná tại chức, nhưng không nên giải quyết bất cập đó theo hướng này. Bộ có thể yêu cầu thí sinh thi liên thông ngành kỹ thuật, công nghệ... phải thi thêm môn, nhưng không nhất thiết phải thi chung với chính quy, chỉ cần đề thi đó được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục là đủ minh bạch” - PGS Thắng đề xuất.
Nên giám sát quá trình đào tạo
TT - Sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh về dự thảo thông tư đào tạo liên thông CĐ, ĐH, nhiều bạn đọc và chuyên gia đã có ý kiến bàn về giải pháp cho hệ đào tạo này.
Một buổi học của sinh viên hệ liên thông CĐ lên ĐH ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng |
* TS Phạm Thị Ly (ĐH Quốc gia TP.HCM):
Mỗi trường có đặc thù riêng
Cần nhìn vào thực tế hiện nay là bản thân cách tuyển sinh ĐH chính quy đã không hợp lý. Áp đặt cách tuyển sinh ấy cho liên thông, sự bất hợp lý lại được nhân đôi.
Từ lâu trên thế giới đã dùng những kỳ thi như SAT hay ACT để đo lường năng lực tư duy của thí sinh. Nếu chúng ta có một kỳ thi như thế, do một tổ chức chuyên nghiệp đứng ra tổ chức nhiều lần trong năm, thì bất cứ ai đều có thể dự kỳ thi này để biết kết quả đánh giá về năng lực tư duy của mình và dự thi bao nhiêu lần cũng được. Kết quả đó là một trong những cơ sở để các trường ĐH xét tuyển theo yêu cầu và đặc thù riêng của trường.
Điểm khác biệt duy nhất đối với hệ liên thông là kết quả học tập những môn đã được học trong chương trình trung cấp hay CĐ sẽ được chuyển lên bậc ĐH và có thể có ít nhiều bổ sung tùy theo quyết định của các trường khi đối chiếu nội dung đào tạo của môn học ấy ở hai cấp học. Nhờ vậy, người học liên thông sẽ giảm được thời gian và chi phí theo học bậc ĐH. Điều này chỉ thực hiện được trong điều kiện chúng ta chuyển trọn vẹn sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ.
* TS Nguyễn Toàn (hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, TP.HCM):
Quan trọng là quá trình đào tạo
Đào tạo liên thông là quá trình kết nối giữa bậc đào tạo thấp và cao hơn. Nhưng các môn văn hóa lại chẳng liên quan gì đến chương trình đào tạo chuyên ngành liên thông. Nếu thi mà không ai vượt qua được, không liên quan đến chương trình đào tạo thì tổ chức thi còn ý nghĩa gì nữa.
Đầu vào liên thông không nên buộc thi môn này môn kia, như thế là đặt nặng đầu vào mà không coi trọng quá trình đào tạo. Nếu sinh viên không theo kịp và không qua được các môn trong chương trình đào tạo, họ sẽ bị đánh rớt. Đó là một kiểu sàng lọc. Do đó, quá trình đào tạo quyết định chất lượng chứ không phải đầu vào. Nếu dạy đúng, đánh giá chính xác cả quá trình thì đó là kết quả đáng tin cậy hơn là kết quả thi đầu vào. Điều đáng nói hiện nay là cứ có vào là có ra, mức độ sàng lọc không cao. Một thực tế nữa là việc học liên thông hiện nay chủ yếu đáp ứng nhu cầu có bằng ĐH của người học hơn là nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn. Do đó, thay vì kiểm soát đầu vào thì bộ nên kiểm soát quá trình đào tạo và đánh giá của các trường.
* Ông Trần Đình Lý (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM):
Nên linh hoạt
Hiện nay nhu cầu học liên thông khá lớn. Đó là nhu cầu chính đáng của người học để nâng cao trình độ hay đi đường vòng để lấy bằng ĐH. Tuy nhiên, theo dự thảo thì mức điểm sàn 15 như vậy là khá cao, sẽ khó có thí sinh vượt qua được ngưỡng này. Đối tượng thi và học liên thông khá đa dạng chứ không “thuần nhất” như thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Do đó cũng cần có sự linh động hơn trong tuyển sinh và đào tạo để phù hợp với điều kiện của đối tượng này. Hiện nay việc đào tạo đòi hỏi phải thực hiện tại cơ sở chính và trong giờ hành chính. Tuy nhiên, đa số người học đã đi làm vào ban ngày nên chỉ có thể học vào buổi tối. Khu vực làm việc nhiều khi khá xa cơ sở đào tạo, việc đi lại học tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, có thể có các quy định linh động hơn về thời gian cũng như địa điểm đào tạo để tạo thuận lợi cho đối tượng này.
MINH GIẢNG ghi
TS Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT): Cần phân tầng ĐH theo sứ mệnh Trong xu hướng chung của thế giới hiện nay, đang tồn tại hai dòng đào tạo: một dòng đào tạo nặng về hàn lâm (đòi hỏi kiến thức các môn văn hóa như toán, lý... rất cao) và một dòng đào tạo nghiêng về hướng ứng dụng nghề nghiệp mà thế giới vẫn gọi là các trường ĐH công nghệ (hướng này đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp nhiều hơn, các tri thức cụ thể về toán, lý, hóa không cần quá nhiều). Theo đó, dòng thứ nhất yêu cầu đào tạo trình độ cử nhân trở lên, còn dòng thứ hai đào tạo trình độ CĐ trở lên. Liên thông từ trung cấp lên CĐ, ĐH hoặc từ CĐ lên ĐH phải được xác định rõ là thuộc dòng đào tạo thứ hai. Với mô hình này, giả sử 100 người học trung cấp sẽ có thể liên thông lên CĐ 40 người và sau đó “lọc” được một người liên thông lên trình độ ĐH. Phải xác định rõ các chương trình đào tạo trung học nghề, trung cấp chuyên nghiệp không thể liên thông sang dòng đào tạo hàn lâm. Trong khi đó yêu cầu thi liên thông bằng các môn văn hóa cụ thể như Bộ GD-ĐT đang đề ra rất vô lý vì nó thuộc yêu cầu đào tạo của dòng hàn lâm. Giải pháp cần làm ngay chính là phân định, phân tầng ĐH một cách rõ ràng, liên thông đúng dòng, đúng tuyến. Luật giáo dục ĐH cũng chỉ phân tầng ĐH hiểu theo nghĩa chất lượng, mà đáng lẽ giáo dục ĐH nước ta cần phải phân tầng theo sứ mệnh. |
Theo bạn dự thảo này có được thi hành không ??!!!!!!