- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Ra trường với tấm bằng loại khá, lại trúng tuyển ngay vào vị trí Biên tập viên của một nhà xuất bản lớn ở Hà Nội, cứ tưởng cuộc sống của Hương thế là ổn định, không ai ngờ lại có lúc cô phải loay hoay kiếm từng đồng để sống sót qua ngày...
Từ một người năng động, tài hoa
Nguyễn Thị Hương sinh ra và lớn lên ở Phú Xuyên, Hà Nội, trong một gia đình thuần nông. Với quyết tâm thoát nghèo, Hương đã nỗ lực không ngừng để vào được đại học. Cuối cùng những nỗ nực của Hương cũng được đền đáp, Hương thi đỗ vào “khoa tuyển” của trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (Hà Nội).
Khoác ba lô lên nhập học, trong khi các bạn vẫn còn đang mải mê tận hưởng niềm hạnh phúc của một sinh viên mới, Hương đã tự ý thức được hoành cảnh của gia đình mình. Mỗi ngày, Hương đều tranh thủ thời gian rảnh rỗi để kiếm việc làm thêm như: làm PG cho các triển lãm, làm tạp vụ, bán hàng…và làm gia sư vào các buổi tối.Số tiền kiếm thêm khi đó đã có thể giúp em trang trải đủ tiền nhà, tiền học cho bản thân...
"Nhà em, bố mẹ không có điều kiện, lại phải nuôi thêm 2 em ăn học, nên mùa hè, khi các bạn về quê với gia đình em vẫn phải ở lại Thủ đô kiếm tiền cho học phí năm sau” - Hương tâm sự.
Ra trường với tấm bằng loại khá, Hương trúng tuyển vào vị trí biên tập viên của một nhà xuất bản lớn ở Hà Nội. Nhưng chỉ làm trong Nhà xuất bản được chừng ba năm thì Hương xin nghỉ.
“Môi trường biên tập trong cơ quan nhà nước bon chen quá chị ạ. Hết đe cắt giảm biên chế lại bị áp lực từ những anh chị đồng nghiệp lớn tuổi. Khi ít việc thì không biết vẽ gì ra mà làm. Nay họ bắt mình thế này, mai họ bắt mình thế khác. Cách nhau nhiều thế hệ, lại lối suy nghĩ có phần khác nhau nên em luôn bị căng thẳng mỗi khi đến cơ quan...” - Hương nén tiếng thở dài.
…đến nhân viên “đa di năng”
“ Sau khi nghỉ việc, phải đến gần một năm nay em nộp đơn khắp nơi mà không có nơi nào chịu nhận. Ngày nào em cũng đợi tiếng điện thoại reo hay những tin nhắn mới trong email từ các công ty, cơ quan để được phỏng vấn xin việc mà mãi chưa có hồi âm. May mắn lắm mới có người gọi thì khi đi phỏng vấn họ cũng chỉ hỏi qua loa rồi không biết vì sao mà mình không trúng tuyển...
Từ đó, để có tiền sống qua ngày, em phải làm thêm đủ việc, từ giúp việc theo giờ, bán hàng đến làm gia sư...Lắm hôm, sáng ra, chỉ cố ăn bát cơm nguội chan với mắm hoặc mỳ tôm trường kỳ chứ không dám ra chợ.”
Nói rồi, Hương lại nhìn xa xăm: “Có thể cái nghiệp viết lách nó cứ thôi thúc em, có duyên với em chị ạ. Nên thỉnh thoảng ngồi rảnh rỗi, lại ngứa nghề và tí toáy ngồi viết bài để gửi các báo. May mắn cũng có vài bài được đăng, được nhận nhuận bút. Từ đó, em chuyển sang kiếm tiền bằng việc làm cộng tác viên cho một số tờ báo. Tuy số tiền đó không được là mấy vì không phải lúc nào cũng có đề tài để viết, và không phải lúc nào cũng được đăng. Nhưng trước hết, em vẫn cứ bấu víu vào đó để sống qua ngày thôi.
“Có nhiều người khuyên em về quê xin việc, nhưng em nghĩ ở quê cũng không khác gì Hà Nội cả, bởi đâu đâu kinh tế cũng đang khó khăn. Hơn nữa, ngành của em ở quê cũng không có nhiều cơ hội, nên em cứ làm lặt vặt để tạm sống qua ngày đã. Nhiều lúc em cũng nản lắm, muốn buông xuôi. Nhưng biết làm sao được. Cứ chờ mong thôi. Hiện tại em cũng vẫn đang nộp hồ sơ làm PR cho một vài công ty …” - Hương thở dài.
|
Chăm chỉ, năng động, nhưng cuối cùng Hương vẫn trở thành người thất nghiệp giữa lúc kinh tế khó khăn.. |
Nguyễn Thị Hương sinh ra và lớn lên ở Phú Xuyên, Hà Nội, trong một gia đình thuần nông. Với quyết tâm thoát nghèo, Hương đã nỗ lực không ngừng để vào được đại học. Cuối cùng những nỗ nực của Hương cũng được đền đáp, Hương thi đỗ vào “khoa tuyển” của trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (Hà Nội).
Khoác ba lô lên nhập học, trong khi các bạn vẫn còn đang mải mê tận hưởng niềm hạnh phúc của một sinh viên mới, Hương đã tự ý thức được hoành cảnh của gia đình mình. Mỗi ngày, Hương đều tranh thủ thời gian rảnh rỗi để kiếm việc làm thêm như: làm PG cho các triển lãm, làm tạp vụ, bán hàng…và làm gia sư vào các buổi tối.Số tiền kiếm thêm khi đó đã có thể giúp em trang trải đủ tiền nhà, tiền học cho bản thân...
"Nhà em, bố mẹ không có điều kiện, lại phải nuôi thêm 2 em ăn học, nên mùa hè, khi các bạn về quê với gia đình em vẫn phải ở lại Thủ đô kiếm tiền cho học phí năm sau” - Hương tâm sự.
Ra trường với tấm bằng loại khá, Hương trúng tuyển vào vị trí biên tập viên của một nhà xuất bản lớn ở Hà Nội. Nhưng chỉ làm trong Nhà xuất bản được chừng ba năm thì Hương xin nghỉ.
“Môi trường biên tập trong cơ quan nhà nước bon chen quá chị ạ. Hết đe cắt giảm biên chế lại bị áp lực từ những anh chị đồng nghiệp lớn tuổi. Khi ít việc thì không biết vẽ gì ra mà làm. Nay họ bắt mình thế này, mai họ bắt mình thế khác. Cách nhau nhiều thế hệ, lại lối suy nghĩ có phần khác nhau nên em luôn bị căng thẳng mỗi khi đến cơ quan...” - Hương nén tiếng thở dài.
…đến nhân viên “đa di năng”
“ Sau khi nghỉ việc, phải đến gần một năm nay em nộp đơn khắp nơi mà không có nơi nào chịu nhận. Ngày nào em cũng đợi tiếng điện thoại reo hay những tin nhắn mới trong email từ các công ty, cơ quan để được phỏng vấn xin việc mà mãi chưa có hồi âm. May mắn lắm mới có người gọi thì khi đi phỏng vấn họ cũng chỉ hỏi qua loa rồi không biết vì sao mà mình không trúng tuyển...
Từ đó, để có tiền sống qua ngày, em phải làm thêm đủ việc, từ giúp việc theo giờ, bán hàng đến làm gia sư...Lắm hôm, sáng ra, chỉ cố ăn bát cơm nguội chan với mắm hoặc mỳ tôm trường kỳ chứ không dám ra chợ.”
Nói rồi, Hương lại nhìn xa xăm: “Có thể cái nghiệp viết lách nó cứ thôi thúc em, có duyên với em chị ạ. Nên thỉnh thoảng ngồi rảnh rỗi, lại ngứa nghề và tí toáy ngồi viết bài để gửi các báo. May mắn cũng có vài bài được đăng, được nhận nhuận bút. Từ đó, em chuyển sang kiếm tiền bằng việc làm cộng tác viên cho một số tờ báo. Tuy số tiền đó không được là mấy vì không phải lúc nào cũng có đề tài để viết, và không phải lúc nào cũng được đăng. Nhưng trước hết, em vẫn cứ bấu víu vào đó để sống qua ngày thôi.
“Có nhiều người khuyên em về quê xin việc, nhưng em nghĩ ở quê cũng không khác gì Hà Nội cả, bởi đâu đâu kinh tế cũng đang khó khăn. Hơn nữa, ngành của em ở quê cũng không có nhiều cơ hội, nên em cứ làm lặt vặt để tạm sống qua ngày đã. Nhiều lúc em cũng nản lắm, muốn buông xuôi. Nhưng biết làm sao được. Cứ chờ mong thôi. Hiện tại em cũng vẫn đang nộp hồ sơ làm PR cho một vài công ty …” - Hương thở dài.
Theo VietNamNet