CÔNG TỬ BẠC LIÊu

Der Khát Máu

Thành viên
Tham gia
13/12/2013
Bài viết
148
Mục từ "công tử Bạc Liêu" dẫn
đến bài này. Xin đọc về các
nghĩa khác tại công tử Bạc Liêu
(định hướng).
Công tử Bạc Liêu' là cụm từ dân
gian ở miền Nam Việt Nam đặt
ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu
thế kỷ 20 [1] để chỉ các công
tử, con của những gia đình
giàu có sống ở tỉnh Bạc Liêu,
trong thời kỳ xã hội Việt Nam
thời Pháp thuộc[1]. Thời đó,
thực dân Pháp đã ổn định về tổ
chức của vùng đất thuộc địa
Nam Kỳ. Do việc phân chia lại
ruộng đất, đã làm nảy sinh rất
nhiều đại điền chủ ở vùng đất
này.[2] Theo phong trào khi ấy,
các đại điền chủ, hào phú
quyền quý khắp Nam Kỳ
thường cho con lên Sài Gòn
học ở các trường Pháp, thậm
chí du học bên Pháp [3]. Tuy
nhiên, hầu hết các vị công tử
giàu có này, ảnh hưởng bởi sự
phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên
thường đi vào con đường ăn
chơi để thể hiện mình. Ngày
nay, Công tử Bạc Liêu trở thành
một thành ngữ để chỉ những
kẻ ăn chơi, tiêu tiền như nước
[1][4][5].
Các công tử Bạc Liêu
Trần Trinh Huy
Bài chi tiết: Trần Trinh Huy
Nổi bật nhất trong số các công
tử Bạc Liêu này là Trần Trinh
Huy (1900-1974), còn có tên
khác là Ba Huy, hay Hắc công tử,
là một tay chơi nổi tiếng số 1 ở
Sài Gòn và miền Nam những
năm 1930, 1940. Khả năng tài
chính và độ phóng túng đối
của công tử này đứng hàng số
một, không một ai trong nhóm
có thể tranh chấp [6], đến nỗi
danh xưng Công tử Bạc Liêu
gần như gán cho riêng ông.
Phan Kim Cân
Bài chi tiết: Phan Kim Cân
Phan Kim Cân (? - ?) hay Công
tử Cân sinh tại Bạc Liêu. Theo
nhận định của tác giả Huỳnh
Minh trong sách “Bạc Liêu xưa
và nay”: "trong nhóm công tử
Bạc Liêu ai cũng đáng chê, chỉ
Phan Kim Cân là đáng khen. Bởi
ông trọng nghĩa khinh tài, ai
khó khăn, hoạn nạn Cân đều ra
tay giúp đỡ " [1][3].
Về sau, ông Cân được làm Ủy
viên Tài chánh Ngân khố tỉnh
Bạc Liêu cho chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa[3] và là
đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam khu
Tây Nam bộ [7].
Trần Trinh Đinh
Bài chi tiết: Trần Trinh Đinh
Trần Trinh Đinh hay Công tử
Đinh (1896-?), là anh cả trong
số 7 anh em của gia đình Hắc
Công tử Ba Huy và cũng là một
tay ăn chơi có hạng.[2]. Khi
miền Nam manh nha nền công
nghiệp xay sát lúa gạo, ông
Trần Trinh Trạch, cha của ông
Đinh, đã bỏ ra một số vốn
khổng lồ để cất “nhà máy lửa”
mang tên Hậu Giang, giao cho
Trần Trinh Đinh cai quản. Đây
có thể là một nhà máy lớn nhất
Nam Bộ dạo đó, với công suất
xay lúa 15 tấn một ngày. Là chủ
một nhà máy lớn nên ông Đinh
giàu sang nhanh chóng và là
tay ăn chơi có hạng. Trong một
lần, khi đưa gạo sang Nam
Vang (Campuchia) bán, giao du
với tầng lớp giàu có ở đó, công
tử Đinh quen với một tài xế xe
trong cung vua, có người vợ
đẹp... mê hồn. Do quen với cách
ăn nói của dân cậu, Đinh ngỏ ý
với gã tài xế: “Mày bán vợ cho
tao, bao nhiêu tao cũng mua“.
Tài xế nổi nóng, thách thức:
“20.000 đồng đó, ông có tiền
mua không?” (Hồi đó, giá 20
cân thóc chỉ một hào). Tưởng
nói cho bõ giận, ai dè Hai Đinh
mua thật. Vợ tay tài xế đã ở với
Trần Trinh Đinh cho đến cuối
đời [1].
Trần Trinh Khương
Bài chi tiết: Trần Trinh
Khương
Trần Trinh Khương hay còn gọi
là Cậu Tám bò, người con út
của Trần Trinh Trạch. Ông được
du học tại Pháp, nhưng lại nổi
tiếng về việc ăn chơi, tiêu xài
tiền phung phí và... chơi nổi [8].
Ông Trạch mất tại Sài Gòn năm
1942 vì bệnh suyễn. Cậu Tám
Bò nghĩ ra một “chiêu độc”:
"xác ông Hội đồng được đeo
kiếng đen, đặt ngồi ngay ngắn
trong chiếc xe hiệu Chevollet
đưa về Bạc Liêu. Khi đến địa
phận tỉnh này, tá điền hai bên
đường cứ cúi đầu cung kính vì
ngỡ ông Hội đồng đi thăm
ruộng. Đến khi gia tộc phát
tang mới bật ngửa..." [9]
Huỳnh Văn Phước
Bài chi tiết: Huỳnh Văn
Phước
Huỳnh Văn Phước tên tiếng Hoa
là Dù Hột, ông là con của ông
chủ Chá, một đại địa chủ xứ Bạc
Liêu, là người Việt gốc Hoa[5].
Theo nhà văn Phan Trung
Nghĩa, đối tượng khai sinh ra
thành ngữ Công tử Bạc Liêu
chính là Huỳnh Văn Phước.
Tương truyền Dù Hột “chịu
chơi” đến mức khi thấy có 5
chiếc xe tranh nhau chở khách
bèn bao tất tần tật vì ngưỡng
mộ cái thú trả tiền không cần
“cân đo đong đếm”. Công tử Dù
Hột cho một chiếc chở ông,
chiếc chở nón, chiếc chở gậy,
chiếc chở cặp da và chiếc chở
mắt kiếng...[5].
Các công tử tay chơi khác
Theo nhà báo, nhà văn Phan
Trung Nghĩa, tác giả quyển
sách “Công tử Bạc Liêu - sự thật
và giai thoại” thì thành ngữ
Công tử Bạc Liêu được xã hội
hóa và gọi chung cho tất cả
những “địa chủ con”... gồm
những công tử có máu ăn chơi
danh bất hư truyền[5]. Một số
công tử cũng nổi tiếng ở
những vùng khác nhau của
miền nam:
Công tử Mỹ Tho Lê Công Phước
Bài chi tiết: Lê Công Phước
Lê Công Phước
(1901-1950[10]) là một tay
chơi nổi tiếng ở miền Nam
những năm của thập niên
1920, 1930. Ông còn có biệt
danh Bạch công tử. Lê Công
Phước để lại nhiều giai thoại về
ăn chơi hoang phí. Ông còn là
người có rất nhiều đóng góp
cho nghệ thuật cải lương ở
miền Nam khi đó và là một
trong số những người chồng
của Nghệ sĩ nhân dân Phùng
Há.
Công tử Vĩnh Long Châu Văn
Sanh
Châu Văn Sanh hay còn gọi là
công tử Lời là một Liệt sĩ [11]
Bài chi tiết: Châu Văn Sanh
Công tử Cần Thơ Dương Văn
Quảng
Công tử Cần Thơ Dương Văn
Quảng là con của ông Dương
Lập Cang. Ông Cang được cho
là người khởi công xây dựng
ngôi đình Bình Thủy và nhà cổ
Bình Thủy nổi tiếng [12]
Chú thích
1. ^ a b c d e Theo Đất Việt (19
tháng 2 năm 2010). “Những
"quái nhân" của nhà công tử
Bạc Liêu” . 24h.com. Truy cập
ngày 19 tháng 12 năm 2012.
2. ^ a b Baobaclieu (14 tháng
12 năm 2012). “Kiểu 'đốt tiền'
dị thường của đại công tử
miền Nam xưa” . Yahoo! Asia
Pacific Pte Ltd. Truy cập ngày
17 tháng 12 năm 2012.
3. ^ a b c Baobaclieu (25 tháng
11 năm 2011). “CÔNG TỬ BẠC
LIÊU – SỰ THẬT VÀ GIAI THOẠI
(kỳ 20)” . Trang thông tin
chính thức của Đài PT-TH Bạc
Liêu. Truy cập ngày 17 tháng
12 năm 2012.
4. ^ NGHÊ DŨ LAN (5 tháng 4
năm 2011). “Thân thế ông Trần
Trinh Trạch” . Báo SÀI GÒN
GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 10
tháng 12 năm 2012.
5. ^ a b c d Lục Tùng - Nhật Hồ.
“Chuyện công tử Bạc Liêu và
“đại yến gan rồng”” . Cơ quan
của TW Hội Khuyến học Việt
Nam. Truy cập ngày 22 tháng
12 năm 2012.
6. ^ Công tử Bạc Liêu đã có
máy bay riêng cách đây gần... 1
thế kỷ
7. ^ Trích từ tác phẩm Dấu xưa
Nam bộ - NVX Văn Nghệ 2006
(20 tháng 8 năm 2008). “Gia
tộc “Công tử Bạc Liêu”” . Vĩ
Nhân Online. Truy cập ngày 17
tháng 12 năm 2012.
8. ^ Gia tộc “Công tử Bạc
Liêu”
9. ^ Hà Đình Nguyên (26 tháng
8 năm 2010). “Trần Trinh Trạch
- thân phụ của công tử Bạc
Liêu” . Thanh Niên Online.
Truy cập ngày 10 tháng 12
năm 2012.
10. ^ “Bạch công tử - ông
hoàng khi chết không có đất
chôn - Phụ nữ Today” . Truy
cập ngày 19 tháng 12 năm
2012.
11. ^ NGUYỄN NGỌC
(2012-15-04). “Chuyện về
“công tử” Vĩnh Long: Bài 2: Bạn
tù của cố Tổng Bí thư Trần
Phú” . Trang thông tin điện tử
báo Pháp luật TP.HCM. Truy cập
ngày 24 tháng 12 năm 2012.
12. ^ CHUYỆN VỀ NGÔI NHÀ CỔ
130 TUỔI Ở MIỀN TÂY - Ký của
HỒNG HẠNH
Xem thêm
 
×
Quay lại
Top Bottom