- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Chiều 19/9, Bộ GD-ĐT có cuộc trao đổi với báo chí về dự thảo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT”.
Sau gần một năm chỉnh sửa, bổ sung, dự thảo này được Bộ GD-ĐT đánh giá là “đã thẳng thắn, đúng mức hơn trong việc nhận định về thực trạng giáo dục”.
Một thí sinh tranh thủ chợp mắt trước khi làm bài tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nayĐề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT” cho rằng nếu giảm số năm học phổ thông còn 10-11 năm sẽ khó đảm bảo chất lượng giáo dục, trong khi theo định hướng mới, giáo dục phổ thông sẽ phải tăng cường nhiều hoạt động nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh. Vì thế, ban soạn thảo vẫn đề xuất duy trì cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân là 12 năm với năm năm tiểu học, bốn năm THCS và ba năm THPT. Trong đó chín năm từ tiểu học đến hết THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc.
Sẽ bỏ thi đại học - cao đẳng?
Theo nhận định của ban soạn thảo đề án, kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ vẫn cồng kềnh, nặng nề, tốn kém, chưa hiệu quả, gây bức xúc cho xã hội. Kết quả thi còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan, cảm tính, nhất là đối với các môn khoa học xã hội, tình trạng gian lận thi cử còn phổ biến, cách thức thi mới chỉ kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức và ít kiểm tra được năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Trong khi đó, việc công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ chỉ căn cứ duy nhất vào điểm thi, chưa công bằng đối với người học.
Theo ông Bùi Mạnh Nhị - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo đề án, việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa vào kết quả đánh giá quá trình giáo dục năng lực, phẩm chất của học sinh và kết quả đánh giá cuối cấp. Vì thế phương án đổi mới thi (nằm trong nội dung đề án) sẽ kết hợp đánh giá trong quá trình học tập và kết quả thi cuối cấp để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT. Trong đó, học sinh học xong môn nào (trong lĩnh vực học tập lựa chọn) sẽ đánh giá kết quả đạt chuẩn đầu ra môn học đó. Kỳ thi cuối cấp sẽ yêu cầu vận dụng, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, hoặc cũng có thể chỉ tổ chức thi hai môn văn, toán (thay cho sáu môn thi như hiện nay).
Chia sẻ thêm về vấn đề đổi mới thi, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết với cách thức đánh giá việc hoàn thành chương trình THPT như trên, các trường ĐH-CĐ có thể tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Như vậy, nếu phương án trên được thực thi thì sẽ không còn hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ như hiện nay mà chỉ có một kỳ thi, hai mục đích. Cùng với việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT cũng chủ trương sẽ đổi mới mạnh mẽ cách ra đề thi, nội dung đề thi với yêu cầu vận dụng, thực hành kiến thức nhằm kiểm tra năng lực của người học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải) trong cuộc trao đổi với báo chí về đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo-
Lớp 11, 12 chỉ còn ba môn học bắt buộc
Trao đổi tại cuộc gặp với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh bị quá tải như chương trình chỉ có một bộ sách giáo khoa, trong khi đó sách giáo khoa được đưa vào nhiều kiến thức hàn lâm, không cần thiết với học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục được xây dựng cắt khúc, thiếu tính liên thông giữa các cấp, dẫn tới trùng lặp, thừa kiến thức. Mục tiêu giáo dục trước đây nặng về mục tiêu giáo dục toàn diện, thiếu sự phân hóa. Phương pháp dạy học chậm đổi mới, do mục tiêu dạy học là truyền thụ kiến thức nên lối dạy đọc - chép vẫn phổ biến...
Nhằm giải quyết câu chuyện “quá tải”, theo ông Hiển, phải đổi mới đồng bộ nhiều khâu, trong đó xác định rõ mục tiêu giáo dục sẽ là phát triển năng lực người học (thay cho cung cấp kiến thức thuần túy) và cá thể hóa bằng định hướng giáo dục phân hóa mạnh ở bậc học cuối phổ thông. Với mục tiêu này, việc đổi mới rõ nhất ở chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ là giảm số lượng môn học. Bậc tiểu học sẽ chỉ còn 3-6 môn học + 4 hoạt động thay cho 11 môn học + 3 hoạt động như hiện nay. Theo hướng tích hợp kiến thức ở nhiều môn vào một môn học, dự kiến tiểu học sẽ có hai môn mới là khoa học và công nghệ (kiến thức khoa học) và tìm hiểu xã hội (kiến thức lịch sử, địa lý, thêm một số vấn đề xã hội). Bậc THCS sẽ chỉ còn 8 môn học + 4 hoạt động thay cho 13 môn học + 4 hoạt động. Bậc học này cũng có những môn học được tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như môn khoa học tích hợp kiến thức của lý, hóa, sinh; môn khoa học xã hội sẽ tích hợp kiến thức của các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Đặc biệt, với mục tiêu phân hóa mạnh mẽ, giúp người học phát huy năng lực, sở trường, chuyên sâu vào môn học theo định hướng nghề nghiệp, ở lớp 11, 12 bậc THPT sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thay cho hiện nay bắt phải học tất cả các môn. Ngoài ra, có ba môn học tự chọn khác và bốn hoạt động. Với chương trình giáo dục bậc THPT theo hướng phân hóa, chương trình THPT phân ban (hiện hành) sẽ chính thức được hủy bỏ.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 được điều chỉnh theo hướng gần gũi, thiết thực với học sinh mỗi cấp học, có tính liên thông trong toàn bộ chương trình 12 năm. “Song song với quá trình hoàn thiện đề án, Bộ GD-ĐT đang gấp rút chuẩn bị xây dựng chương trình - sách giáo khoa mới” - ông Hiển nói. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa lần này sẽ chủ trương thực hiện bằng cách đồng thời biên soạn và thí điểm luôn ở ba cấp học. Theo đó, dự kiến thời gian thí điểm chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được rút ngắn, bắt đầu từ năm 2016-2019.
Người thầy sẽ được quan tâm hơn
Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT đang tiến hành việc rà soát, quy hoạch mạng lưới trường sư phạm trên cả nước. Dự kiến thành lập các trường ĐH sư phạm khu vực có tiềm lực mạnh để thật sự gánh vác vai trò là “máy cái” đào tạo giáo viên cho các vùng trên cả nước. Song song với việc này, Bộ GD-ĐT đã và đang xây dựng, đề xuất điều chỉnh chính sách đối với nhà giáo bao gồm cả chế độ lương, trợ cấp. Trong đó chú ý tới những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với nhà giáo có trình độ, có cống hiến nhằm thu hút người tài vào ngành sư phạm.
Sau gần một năm chỉnh sửa, bổ sung, dự thảo này được Bộ GD-ĐT đánh giá là “đã thẳng thắn, đúng mức hơn trong việc nhận định về thực trạng giáo dục”.
Một thí sinh tranh thủ chợp mắt trước khi làm bài tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay
Sẽ bỏ thi đại học - cao đẳng?
Theo nhận định của ban soạn thảo đề án, kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ vẫn cồng kềnh, nặng nề, tốn kém, chưa hiệu quả, gây bức xúc cho xã hội. Kết quả thi còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan, cảm tính, nhất là đối với các môn khoa học xã hội, tình trạng gian lận thi cử còn phổ biến, cách thức thi mới chỉ kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức và ít kiểm tra được năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Trong khi đó, việc công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ chỉ căn cứ duy nhất vào điểm thi, chưa công bằng đối với người học.
Theo ông Bùi Mạnh Nhị - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo đề án, việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa vào kết quả đánh giá quá trình giáo dục năng lực, phẩm chất của học sinh và kết quả đánh giá cuối cấp. Vì thế phương án đổi mới thi (nằm trong nội dung đề án) sẽ kết hợp đánh giá trong quá trình học tập và kết quả thi cuối cấp để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT. Trong đó, học sinh học xong môn nào (trong lĩnh vực học tập lựa chọn) sẽ đánh giá kết quả đạt chuẩn đầu ra môn học đó. Kỳ thi cuối cấp sẽ yêu cầu vận dụng, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, hoặc cũng có thể chỉ tổ chức thi hai môn văn, toán (thay cho sáu môn thi như hiện nay).
Chia sẻ thêm về vấn đề đổi mới thi, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết với cách thức đánh giá việc hoàn thành chương trình THPT như trên, các trường ĐH-CĐ có thể tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Như vậy, nếu phương án trên được thực thi thì sẽ không còn hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ như hiện nay mà chỉ có một kỳ thi, hai mục đích. Cùng với việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT cũng chủ trương sẽ đổi mới mạnh mẽ cách ra đề thi, nội dung đề thi với yêu cầu vận dụng, thực hành kiến thức nhằm kiểm tra năng lực của người học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải) trong cuộc trao đổi với báo chí về đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo-
Lớp 11, 12 chỉ còn ba môn học bắt buộc
Trao đổi tại cuộc gặp với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh bị quá tải như chương trình chỉ có một bộ sách giáo khoa, trong khi đó sách giáo khoa được đưa vào nhiều kiến thức hàn lâm, không cần thiết với học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục được xây dựng cắt khúc, thiếu tính liên thông giữa các cấp, dẫn tới trùng lặp, thừa kiến thức. Mục tiêu giáo dục trước đây nặng về mục tiêu giáo dục toàn diện, thiếu sự phân hóa. Phương pháp dạy học chậm đổi mới, do mục tiêu dạy học là truyền thụ kiến thức nên lối dạy đọc - chép vẫn phổ biến...
Nhằm giải quyết câu chuyện “quá tải”, theo ông Hiển, phải đổi mới đồng bộ nhiều khâu, trong đó xác định rõ mục tiêu giáo dục sẽ là phát triển năng lực người học (thay cho cung cấp kiến thức thuần túy) và cá thể hóa bằng định hướng giáo dục phân hóa mạnh ở bậc học cuối phổ thông. Với mục tiêu này, việc đổi mới rõ nhất ở chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ là giảm số lượng môn học. Bậc tiểu học sẽ chỉ còn 3-6 môn học + 4 hoạt động thay cho 11 môn học + 3 hoạt động như hiện nay. Theo hướng tích hợp kiến thức ở nhiều môn vào một môn học, dự kiến tiểu học sẽ có hai môn mới là khoa học và công nghệ (kiến thức khoa học) và tìm hiểu xã hội (kiến thức lịch sử, địa lý, thêm một số vấn đề xã hội). Bậc THCS sẽ chỉ còn 8 môn học + 4 hoạt động thay cho 13 môn học + 4 hoạt động. Bậc học này cũng có những môn học được tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như môn khoa học tích hợp kiến thức của lý, hóa, sinh; môn khoa học xã hội sẽ tích hợp kiến thức của các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Đặc biệt, với mục tiêu phân hóa mạnh mẽ, giúp người học phát huy năng lực, sở trường, chuyên sâu vào môn học theo định hướng nghề nghiệp, ở lớp 11, 12 bậc THPT sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thay cho hiện nay bắt phải học tất cả các môn. Ngoài ra, có ba môn học tự chọn khác và bốn hoạt động. Với chương trình giáo dục bậc THPT theo hướng phân hóa, chương trình THPT phân ban (hiện hành) sẽ chính thức được hủy bỏ.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 được điều chỉnh theo hướng gần gũi, thiết thực với học sinh mỗi cấp học, có tính liên thông trong toàn bộ chương trình 12 năm. “Song song với quá trình hoàn thiện đề án, Bộ GD-ĐT đang gấp rút chuẩn bị xây dựng chương trình - sách giáo khoa mới” - ông Hiển nói. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa lần này sẽ chủ trương thực hiện bằng cách đồng thời biên soạn và thí điểm luôn ở ba cấp học. Theo đó, dự kiến thời gian thí điểm chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được rút ngắn, bắt đầu từ năm 2016-2019.
Người thầy sẽ được quan tâm hơn
Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT đang tiến hành việc rà soát, quy hoạch mạng lưới trường sư phạm trên cả nước. Dự kiến thành lập các trường ĐH sư phạm khu vực có tiềm lực mạnh để thật sự gánh vác vai trò là “máy cái” đào tạo giáo viên cho các vùng trên cả nước. Song song với việc này, Bộ GD-ĐT đã và đang xây dựng, đề xuất điều chỉnh chính sách đối với nhà giáo bao gồm cả chế độ lương, trợ cấp. Trong đó chú ý tới những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với nhà giáo có trình độ, có cống hiến nhằm thu hút người tài vào ngành sư phạm.
Theo Tuổi trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: