Có một Hà Nội xưa cũ còn sót lại?!

Xuantrinh92

Thành viên
Tham gia
12/3/2016
Bài viết
0
Thành cổ xưa một trong những nét đẹp đáng tự hào của người Hà Nội, và là một trong những điểm du lịch Hà Nội được rất nhiều du khách yêu thích. Thành cổ xưa nằm trong một khuôn viên khá rộng, phía tây giáp phường Hoàng Diệu, phía đông giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía nam giáp đường Trần Phú, phía bắc giới hạn bởi phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, toà thành được xây dựng và mở rộng ở các vương triều sau. Thành Thăng Long được qui hoạch kiểu "Tam trùng thành quách" với ba vòng thành lồng nhau. Cấm thành, hay Long Phượng thành thời Lý - Trần ở trong cùng, là khu vực hoàng cung. Hoàng thành ở giữa bọc lấy khu kinh tế thị dân ở phía đông. Ngoài cùng là dải La thành hay Đại La thành. Năm 1805, nhà Nguyễn xây thành Hà Nội đã giữ lại khu vực Cấm thành làm hành cung cho vua ở mỗi khi tuần du phía bắc. Thời Pháp, khi phá thành Hà Nội, nguời Pháp cũng giữ lại khu này làm chỉ huy sở của quân đội.

>>> Xem thêm: dulichsv.com

Năm công trình kiến trúc cổ còn sót lại sau khi Pháp phá thành Hà nội, tính từ phía nam lên bắc gồm các hạng mục sau: Cột cờ, cửa Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cửa chính Bắc Môn.

Cửa Đoan Môn là toà duy nhất còn được giữ lại trong tổng thể, bao gồm một vọng lầu có hai tầng, lầu trên tám mái, dưới gồm một lối vào mở năm cửa lớn. Phía trên cổng chính, mặt nam còn hàng chữ "Đoan Môn". Hiện nay Đoan Môn còn tương đối nguyên vẹn.

Điện Kính Thiên, điện bị phá năm 1886 để làm toà nhà ban chỉ huy pháo binh (quân đội Pháp). Hiện chỉ còn lại những bậc thềm đá với hai hàng lan can rồng đá ở giữa, hai hàng lan can đá chạm khắc hai bên ở phía nam, phía bắc cũng có một bậc thềm trang trí rồng đá. Tam cấp ở điện Kính Thiên ở mặt nam có tất cả 10 bậc, mặt bắc có bảy bậc do những viên đá lớn ghép lại.

ha-noi-3d-giaoduc.net%20(4).JPG


Hậu Lâu, còn gọi là Lầu công chúa, xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái.

Bắc Môn, có dạng hình thang mà hai bên là hình tam giác, lòng hình vòm cuốn xây bằng gạch, mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí nền cánh sen. Phía bắc cửa có tấm biển đá viết chữ Hán "Chính Bắc Môn". Bên cạnh phía phải cũng gắn một tấm biển đá khắc ngày 25-4-1882 và hai vết đạn đại bác - dấu vết của cuộc chiến tranh với Pháp. Cửa thành vẫn còn, Vọng Lâu ở trên nền cổng thành đã bị phá. Thành phố đã làm lại Vọng Lâu để khôi phục lại vẻ đường bệ, chững chạc vốn có của nó.

Năm điểm di tích trên tuy quy mô kiến trúc không lớn, song cùng với những di tích còn nằm lại dưới lòng đất minh chứng về một trung tâm chính trị, kinh đô của đất nước suốt gần nghìn năm lịch sử.

Ở phía nam thành cổ Hà Nội, còn lưu lại một phần kiến trúc của trường đại học đầu tiên ở Việt Nam: Văn Miếu - Quốc Tử Giám khởi dựng vào đầu thế kỉ XI dưới thời nhà Lý.

Xem thêm:

[VIDEO]https://www.youtube.com/watch?v=-hKQT6qY6-c[/VIDEO]
 
×
Quay lại
Top