- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Dự kiến Đề án đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục đến hết 2015 sẽ áp dụng vào thực tế. Tuy vậy, vấn đề xây dựng cơ cấu năm học hiện nay vẫn chưa thống nhất.
Học phổ thông 10, 11 hay 12 năm? Đây có thể chỉ là những con số, nhưng lại quyết định nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của giáo viên và cách học của học sinh.
Một số chuyên gia giáo dục đầu ngành cho rằng, nên rút ngắn chương trình học phổ thông xuống 10 hoặc 11 năm, bởi nội dung chương trình học hiện nay là thừa và không thực tế. “Theo tôi, những kiến thức không cần thiết nên bỏ, chỉ giữ lại những kiến thức thật cần thiết thôi”, GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
Có một thực tế là hiện nay ở mọi cấp học, học sinh hầu như đều phải học thêm, thậm chí ngay cả từ khi chưa vào lớp 1. Hiện tượng này phần nào phản ánh nội dung chương trình học hiện nay đang quá tải. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, để không phải học kiến thức thừa, học sinh chỉ học 10 năm, sau đó nếu đi học CĐ hoặc ĐH sẽ học thêm hệ dự bị 2 năm.
Xung quanh vấn đề này, cũng đang có nhiều luồng ý kiến khác cho rằng, việc học 12 năm là vẫn cần thiết vì hiện số tiết học của học sinh Việt Nam vẫn ít hơn các nước phát triển.
GS.TS Phan Văn Kha, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết: “Áp dụng cơ cấu chương trình học 10, 11 hay 12 năm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như về cơ sở hạ tầng trường lớp, về giáo viên, về tổ chức dạy học, về điều kiện kinh tế, xã hội. Cho dù nhiều em học sinh có thừa kiến thức các môn học, nhưng vẫn thiếu kiến thức về kỹ năng sống, về thực hành. Giảm số năm học, học sinh sẽ phải học 2 buổi một ngày, điều này xã hội không khuyến khích. Theo tôi, nếu giảm số năm học xuống sẽ càng tăng thêm áp lực học cho học sinh”.
Cũng theo nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, hiện nay trong số 206 quốc gia trên thế giới, có đến hơn 160 quốc gia áp dụng chương trình giáo dục 12 năm, thậm chí có nước là 13 năm.
Viêc thay đổi hệ thống giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng là rất cần thiết. Cuối cùng cho dù cơ cấu giáo dục được lựa chọn rút ngắn lại hay như hiện nay, điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để học sinh sau những năm học phổ thông ra trường với một hành trang vững vàng và mang theo niềm hạnh phúc được đi học.
Nguồn :vtv.vn
Ảnh minh họa.
Sửa đổi cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông là một trong những nội dung trong Đề án đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục. Số năm học phổ thông được coi là xương sống để đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục. Tuy vậy, vấn đề xây dựng cơ cấu năm học hiện nay chưa thống nhất về việc lựa chọn số năm học là 10, 11 hay 12 năm. Trong khi dự kiến vào cuối năm nay, Đề án đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục sẽ phải trình Quốc hội và đến hết 2015 sẽ áp dụng vào thực tế.
Học phổ thông 10, 11 hay 12 năm? Đây có thể chỉ là những con số, nhưng lại quyết định nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của giáo viên và cách học của học sinh.
Một số chuyên gia giáo dục đầu ngành cho rằng, nên rút ngắn chương trình học phổ thông xuống 10 hoặc 11 năm, bởi nội dung chương trình học hiện nay là thừa và không thực tế. “Theo tôi, những kiến thức không cần thiết nên bỏ, chỉ giữ lại những kiến thức thật cần thiết thôi”, GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
Có một thực tế là hiện nay ở mọi cấp học, học sinh hầu như đều phải học thêm, thậm chí ngay cả từ khi chưa vào lớp 1. Hiện tượng này phần nào phản ánh nội dung chương trình học hiện nay đang quá tải. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, để không phải học kiến thức thừa, học sinh chỉ học 10 năm, sau đó nếu đi học CĐ hoặc ĐH sẽ học thêm hệ dự bị 2 năm.
Xung quanh vấn đề này, cũng đang có nhiều luồng ý kiến khác cho rằng, việc học 12 năm là vẫn cần thiết vì hiện số tiết học của học sinh Việt Nam vẫn ít hơn các nước phát triển.
GS.TS Phan Văn Kha, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết: “Áp dụng cơ cấu chương trình học 10, 11 hay 12 năm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như về cơ sở hạ tầng trường lớp, về giáo viên, về tổ chức dạy học, về điều kiện kinh tế, xã hội. Cho dù nhiều em học sinh có thừa kiến thức các môn học, nhưng vẫn thiếu kiến thức về kỹ năng sống, về thực hành. Giảm số năm học, học sinh sẽ phải học 2 buổi một ngày, điều này xã hội không khuyến khích. Theo tôi, nếu giảm số năm học xuống sẽ càng tăng thêm áp lực học cho học sinh”.
Cũng theo nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, hiện nay trong số 206 quốc gia trên thế giới, có đến hơn 160 quốc gia áp dụng chương trình giáo dục 12 năm, thậm chí có nước là 13 năm.
Viêc thay đổi hệ thống giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng là rất cần thiết. Cuối cùng cho dù cơ cấu giáo dục được lựa chọn rút ngắn lại hay như hiện nay, điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để học sinh sau những năm học phổ thông ra trường với một hành trang vững vàng và mang theo niềm hạnh phúc được đi học.
Nguồn :vtv.vn