- Tham gia
- 1/1/2012
- Bài viết
- 4.527
Để có diện mạo tươi tắn trong đám cưới, các chú rể ngày xưa thường được "tút tát" bằng chút phấn son trước khi đến nhà gái đón dâu. Rồi khi đến cổng nhà gái có lúc còn bị căng dây chặn lại đòi... "lệ phí".
Hành trình đón dâu của chú rể xưa và nay
Thế hệ trẻ bây giờ hẳn sẽ thấy lạ lẫm khi lật giở lại những bức hình chụp đám cưới của cha mẹ mình ngày xưa. Trên nước ảnh đen trắng đã lấm tấm phai màu theo thời gian, người ta vẫn có thể nhìn thấy khá rõ gương mặt được “trang điểm” kỹ càng của chú rể. Việc hóa trang cho chú rể được quan tâm đặc biệt để đảm bảo chú rể có diện mạo tươi tắn và thật ăn ảnh. Ngày nay, thật hiếm thấy chú rể nào trang điểm mặt trắng, môi đỏ như thời ấy. Tuy nhiên, chỉ cần vài thủ thuật photoshop, các nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh cưới có thể dễ dàng chỉnh sửa để chú rể trông thật "nuột nà".
Ngày nay, những gia đình điều kiện kinh tế bình thường cũng có thể dễ dàng thuê xe hơi sang trọng đi đón dâu. Có nhà đại gia còn thuê hẳn dàn siêu xe hoành tráng. Những chiếc xe bóng bẩy, trang trí đầy bóng bay và hoa tươi dạo vài vòng trên phố trước khi rước dâu về vừa để bày tỏ sự phấn khởi của 2 bên gia đình, vừa như một cách để phô trương thanh thế.
Ngẫm lại cái thời cách đây vài chục năm, chỉ có nhà nào được xếp vào hàng trung lưu trở lên mới có chiếc xe máy Dame hay Cub cho chú rể đi đón dâu. Còn đa số đều dùng xe đạp hoặc đi bộ. Có lẽ bây giờ, thế hệ trẻ sẽ khó mà hình dung được cảnh cô dâu mặc áo cưới lòe xòe phải đi bộ đến vài cây số về nhà chồng.
Ở một số vùng ven đô và vùng nông thôn thời xưa còn có tục căng dây trước ngõ nhà cô dâu hoặc đóng cổng để đòi “lệ phí” của nhà trai. Lúc này, một người đại diện cho nhà trai phải đưa cho nhà gái bao thuốc và đối đáp lại những câu “hỏi xoáy” hài hước từ phía nhà gái. Đến khi nào nhà trai làm vừa lòng nhà gái thì mới được cho phép vào nhà làm lễ đón dâu. Tục lệ thú vị này giờ còn rất ít nơi lưu giữ được.
Cỗ cưới ngày ấy - bây giờ
Xung quanh mâm cỗ cưới cũng có bao chuyện mà thế hệ đi trước vẫn phải cười nắc nẻ mỗi khi kể lại cho thế hệ trẻ bây giờ. Ngày ấy, nhà giàu, mâm cỗ cưới phải đủ bốn bát, sáu đĩa. Theo quan niệm của thời bấy giờ, con số 10 tròn trĩnh tượng trưng cho lời chúc hạnh phúc trọn vẹn dành tặng đôi vợ chồng mới. Ðương nhiên, đám cưới của các gia đình nghèo thì tằn tiện hơn nhưng nhất thiết không thể thiếu hai món chủ đạo là thịt gà luộc và xôi gấc.
Ở một số vùng còn có lệ cả làng đi ăn cỗ cưới. Cứ nghe thấy tiếng pháo nổ là cả làng kéo đến ăn. Có cụ già đã món hết cả răng, ăn uống chả được là bao vẫn chống gậy đến góp vui. Đám cưới thường được kéo dài nhiều ngày, ngày chính thì mời tất cả mọi người, còn những ngày phụ thì mời anh em, họ hàng thân thích đến dùng cơm và giúp đỡ làm cỗ, căng bạt. Cỗ cưới còn thừa được chia phần để mọi người mang về.
Ngày nay, đám cưới thường được rút gọn xuống còn 1 ngày. Gia chủ sẽ chủ động giới hạn số lượng khách mời bằng cách gửi thiệp cưới. Cỗ đãi khách cũng được đặt theo yêu cầu, mỗi nhà mỗi kiểu. Nhiều gia đình còn thể hiện đẳng cấp bằng việc lựa chọn những món thật độc, lạ cho bàn tiệc cưới.
Những năm 80 thiếu thốn, người ta thường mời cưới chay bằng miệng. Tuy nhiên, giới trung lưu cầu kỳ lại có mốt nhờ anh bạn hoạ sỹ nào đó vẽ thiếp mời giúp, vừa tiện lại vừa có vẻ lãng mạn. Có nhà dùng thứ thiếp hình chữ nhật, màu lòe loẹt, bên ngoài có đôi bồ câu, chữ song hỷ hay hình trái tim.
Ngày nay, thiếp mời chủ yếu được đặt in hàng loạt với nhiều kiểu dáng và chất liệu giấy phong phú. Thiếp in màu đỏ may mắn hoặc màu vàng sang trọng thường được đại đa số ưa chuộng. Tuy nhiên, một số người cũng nhờ họa sĩ vẽ hình hoạt họa hài hước hoặc tự thiết kế mẫu thiếp thật "độc", không "đụng hàng".
Thời xưa, ai có gì, mừng đấy, người thì cái xoong, cái chậu, người thì cái phích. Ai không có thì sang dự chia vui tinh thần. Mọi người ngồi nói chuyện, cười đùa thật rôm rả đến tận xế chiều chưa muốn về. Còn bây giờ, đám cưới đàng hoàng hơn, hoành tráng hơn nhưng lại thiếu đi cái gần gũi, vô tư ngày ấy. Khách đến ăn cưới việc đầu tiên là tìm chiếc hộp bằng giấy đỏ để bỏ phong bì. Ăn cỗ, nếu cụng ly được một lần với cô dâu, chú rể và gia đình là đã đủ lễ, còn không thì ăn xong cứ tự động đứng lên ra về. Ai ăn trước, về trước, ai ăn sau, về sau. Có người đi ăn cưới thậm chí chẳng biết mặt cô dâu, chú rể.
Gần đây, nhiều nhà còn có phong trào thuê chân dài ăn mặc mát mẻ, nhảy khêu gợi trong đám cưới để mua vui cho khách. Có điệu nhảy sôi động của các cô gái trẻ đẹp không ngại khoe thân, đám cưới dường như náo nhiệt hơn bởi tiếng hò reo, cổ vũ. Tuy nhiên, nó lại làm mất đi rất nhiều bản sắc của đám cưới truyền thống. Người ta bất chợt quên đi mục đích chính là đến chúc phúc cho đôi vợ chồng mới cưới trong lúc còn "bận" soi các chân dài, thậm chí nhiều người còn lấy di động để ghi lại hình ảnh đó.
Chứng kiến đám cưới nhộn nhạo, không ít người tiếc nuối một ngày xưa ấy, khi những khách khứa giỏi văn nghệ xung phong lên làm MC hay hát vài câu dân ca, quan họ góp vui.
Lẽ tất nhiên, đám cưới là ngày trọng đại của đời người nên ai cũng muốn tổ chức cho thật hoành tráng, thật náo nhiệt, có thế thì mới “ngẩng mặt” được với bạn bè, với họ hàng, lối xóm. Thế nhưng tổ chức thế nào để mang lại niềm vui cho cả cô dâu, chú rể, hai họ thông gia lẫn khách khứa tới dự mới là vấn đề. Và lúc ấy, người ta lại bất chợt nhớ đến một đám cưới không mâm cao cỗ đầy, không có hot girl nhảy nhót nhưng lại tràn ngập tiếng cười ngày xưa.
Hành trình đón dâu của chú rể xưa và nay
Thế hệ trẻ bây giờ hẳn sẽ thấy lạ lẫm khi lật giở lại những bức hình chụp đám cưới của cha mẹ mình ngày xưa. Trên nước ảnh đen trắng đã lấm tấm phai màu theo thời gian, người ta vẫn có thể nhìn thấy khá rõ gương mặt được “trang điểm” kỹ càng của chú rể. Việc hóa trang cho chú rể được quan tâm đặc biệt để đảm bảo chú rể có diện mạo tươi tắn và thật ăn ảnh. Ngày nay, thật hiếm thấy chú rể nào trang điểm mặt trắng, môi đỏ như thời ấy. Tuy nhiên, chỉ cần vài thủ thuật photoshop, các nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh cưới có thể dễ dàng chỉnh sửa để chú rể trông thật "nuột nà".
Cô dâu chú rể xưa...
...và nay.
Ngày nay, những gia đình điều kiện kinh tế bình thường cũng có thể dễ dàng thuê xe hơi sang trọng đi đón dâu. Có nhà đại gia còn thuê hẳn dàn siêu xe hoành tráng. Những chiếc xe bóng bẩy, trang trí đầy bóng bay và hoa tươi dạo vài vòng trên phố trước khi rước dâu về vừa để bày tỏ sự phấn khởi của 2 bên gia đình, vừa như một cách để phô trương thanh thế.
Đón dâu bằng xe máy...
...và xe đạp ngày ấy.
Ngẫm lại cái thời cách đây vài chục năm, chỉ có nhà nào được xếp vào hàng trung lưu trở lên mới có chiếc xe máy Dame hay Cub cho chú rể đi đón dâu. Còn đa số đều dùng xe đạp hoặc đi bộ. Có lẽ bây giờ, thế hệ trẻ sẽ khó mà hình dung được cảnh cô dâu mặc áo cưới lòe xòe phải đi bộ đến vài cây số về nhà chồng.
Đoàn rước dâu đi bộ trên con đường đất ngày xưa.
Thời nay, không ít nhà thuê hẳn siêu xe để đi đón dâu.
Ở một số vùng ven đô và vùng nông thôn thời xưa còn có tục căng dây trước ngõ nhà cô dâu hoặc đóng cổng để đòi “lệ phí” của nhà trai. Lúc này, một người đại diện cho nhà trai phải đưa cho nhà gái bao thuốc và đối đáp lại những câu “hỏi xoáy” hài hước từ phía nhà gái. Đến khi nào nhà trai làm vừa lòng nhà gái thì mới được cho phép vào nhà làm lễ đón dâu. Tục lệ thú vị này giờ còn rất ít nơi lưu giữ được.
Căng dây trước ngõ nhà cô dâu đòi "lệ phí" của nhà trai - tục lệ tại một vùng nông thôn xưa.
Cỗ cưới ngày ấy - bây giờ
Xung quanh mâm cỗ cưới cũng có bao chuyện mà thế hệ đi trước vẫn phải cười nắc nẻ mỗi khi kể lại cho thế hệ trẻ bây giờ. Ngày ấy, nhà giàu, mâm cỗ cưới phải đủ bốn bát, sáu đĩa. Theo quan niệm của thời bấy giờ, con số 10 tròn trĩnh tượng trưng cho lời chúc hạnh phúc trọn vẹn dành tặng đôi vợ chồng mới. Ðương nhiên, đám cưới của các gia đình nghèo thì tằn tiện hơn nhưng nhất thiết không thể thiếu hai món chủ đạo là thịt gà luộc và xôi gấc.
Mâm cỗ cưới ngày xưa.
Ở một số vùng còn có lệ cả làng đi ăn cỗ cưới. Cứ nghe thấy tiếng pháo nổ là cả làng kéo đến ăn. Có cụ già đã món hết cả răng, ăn uống chả được là bao vẫn chống gậy đến góp vui. Đám cưới thường được kéo dài nhiều ngày, ngày chính thì mời tất cả mọi người, còn những ngày phụ thì mời anh em, họ hàng thân thích đến dùng cơm và giúp đỡ làm cỗ, căng bạt. Cỗ cưới còn thừa được chia phần để mọi người mang về.
Ngày nay, đám cưới thường được rút gọn xuống còn 1 ngày. Gia chủ sẽ chủ động giới hạn số lượng khách mời bằng cách gửi thiệp cưới. Cỗ đãi khách cũng được đặt theo yêu cầu, mỗi nhà mỗi kiểu. Nhiều gia đình còn thể hiện đẳng cấp bằng việc lựa chọn những món thật độc, lạ cho bàn tiệc cưới.
Tiệc cưới sang trọng ngày nay.
Những năm 80 thiếu thốn, người ta thường mời cưới chay bằng miệng. Tuy nhiên, giới trung lưu cầu kỳ lại có mốt nhờ anh bạn hoạ sỹ nào đó vẽ thiếp mời giúp, vừa tiện lại vừa có vẻ lãng mạn. Có nhà dùng thứ thiếp hình chữ nhật, màu lòe loẹt, bên ngoài có đôi bồ câu, chữ song hỷ hay hình trái tim.
Ngày nay, thiếp mời chủ yếu được đặt in hàng loạt với nhiều kiểu dáng và chất liệu giấy phong phú. Thiếp in màu đỏ may mắn hoặc màu vàng sang trọng thường được đại đa số ưa chuộng. Tuy nhiên, một số người cũng nhờ họa sĩ vẽ hình hoạt họa hài hước hoặc tự thiết kế mẫu thiếp thật "độc", không "đụng hàng".
Tấm thiệp cưới cực "độc" của giáo sư Xoay.
Thời xưa, ai có gì, mừng đấy, người thì cái xoong, cái chậu, người thì cái phích. Ai không có thì sang dự chia vui tinh thần. Mọi người ngồi nói chuyện, cười đùa thật rôm rả đến tận xế chiều chưa muốn về. Còn bây giờ, đám cưới đàng hoàng hơn, hoành tráng hơn nhưng lại thiếu đi cái gần gũi, vô tư ngày ấy. Khách đến ăn cưới việc đầu tiên là tìm chiếc hộp bằng giấy đỏ để bỏ phong bì. Ăn cỗ, nếu cụng ly được một lần với cô dâu, chú rể và gia đình là đã đủ lễ, còn không thì ăn xong cứ tự động đứng lên ra về. Ai ăn trước, về trước, ai ăn sau, về sau. Có người đi ăn cưới thậm chí chẳng biết mặt cô dâu, chú rể.
Gần đây, nhiều nhà còn có phong trào thuê chân dài ăn mặc mát mẻ, nhảy khêu gợi trong đám cưới để mua vui cho khách. Có điệu nhảy sôi động của các cô gái trẻ đẹp không ngại khoe thân, đám cưới dường như náo nhiệt hơn bởi tiếng hò reo, cổ vũ. Tuy nhiên, nó lại làm mất đi rất nhiều bản sắc của đám cưới truyền thống. Người ta bất chợt quên đi mục đích chính là đến chúc phúc cho đôi vợ chồng mới cưới trong lúc còn "bận" soi các chân dài, thậm chí nhiều người còn lấy di động để ghi lại hình ảnh đó.
Chứng kiến đám cưới nhộn nhạo, không ít người tiếc nuối một ngày xưa ấy, khi những khách khứa giỏi văn nghệ xung phong lên làm MC hay hát vài câu dân ca, quan họ góp vui.
Đám cưới bình dị nhưng ấm áp ngày xưa.
Lẽ tất nhiên, đám cưới là ngày trọng đại của đời người nên ai cũng muốn tổ chức cho thật hoành tráng, thật náo nhiệt, có thế thì mới “ngẩng mặt” được với bạn bè, với họ hàng, lối xóm. Thế nhưng tổ chức thế nào để mang lại niềm vui cho cả cô dâu, chú rể, hai họ thông gia lẫn khách khứa tới dự mới là vấn đề. Và lúc ấy, người ta lại bất chợt nhớ đến một đám cưới không mâm cao cỗ đầy, không có hot girl nhảy nhót nhưng lại tràn ngập tiếng cười ngày xưa.
Theo Afamily
Hiệu chỉnh bởi quản lý: