- Tham gia
- 2/3/2012
- Bài viết
- 4.914
(Dân trí)Ở mái ấm Hoa Hồng Nhỏ (quận 7, TP.HCM), Hằng (14 tuổi, quê Kiên Giang) được bạn bè rất yêu mến vì tính hiền lành. Nhưng ít khi cô bé dám nhìn thẳng vào người đối diện. Tôi kéo ghế ngồi kề, cô bé co rúm lại...
Hằng và các bạn nhỏ ở đây là những đứa bé bị xâm hại t.ình d.ục khi tuổi còn thiếu nhi. Ở đây các em được chăm sóc, vỗ về nhưng vết thương quá khứ khó biết bao giờ mới liền sẹo. Trong bài viết này tên của các em đã được thay đổi.
Thiên thần bị vò nát
Phải một lúc rất lâu nói đủ thứ chuyện vui vẻ Hằng mới rụt rè kể câu chuyện của mình. Khi đó bé Hằng 9 tuổi, như một thiên thần.
Nhà Hằng có cả thảy bốn người, ba mẹ và một em trai nhỏ hơn 5 tuổi. Hằng không biết ba mẹ có chuyện gì nhưng lâu lâu ba Hằng mới ghé về thăm nhà. Một buổi chiều năm 2007, khi mẹ bồng em đi làm thuê, Hằng đang lui cui dọn dẹp nhà cửa thì bất ngờ bị một đôi tay rắn chắc bế bổng lên từ phía sau. Đó là ba Hằng.
Giọng Hằng uất nghẹn: “Ba đặt em lên gi.ường. Em đau lắm. Làm xong, trước khi đi ba dọa nếu kể cho ai biết chuyện này ba sẽ giết”. Cứ vậy, suốt gần năm năm ròng, mỗi tháng người đàn ông này lại xuất hiện và giở trò đồi bại với chính con gái mình. Lần cuối cùng bà hàng xóm phát hiện. Sau đó cô bé được đưa đến mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, còn người cha đốn mạt bị xử tù.
Ở mái ấm này các cô bé đều có hoàn cảnh tương tự, bị chính người thân hoặc hàng xóm cưỡng hiếp. Như trường hợp chị em ba cô bé, lớn nhất 12 tuổi và nhỏ nhất chỉ mới 8 tuổi, trong một vụ án nổi tiếng ở quận 7: chính mẹ ruột của các bé làm ngơ cho cha dượng của chúng cưỡng hiếp. Về sau, chính người mẹ bệnh hoạn này còn giữ tay chân các con cho ông chồng của mình làm bậy suốt một thời gian dài. Khi vụ việc vỡ lở họ bị kết án nặng, còn ba cô bé bơ vơ giữa dòng đời.
Ở mái ấm đặc biệt này, các hoa hồng nhỏ còn từng bị những yêu râu xanh cưỡng đoạt khi mới chỉ là những nụ hoa vừa hé, như trường hợp bé Lan ở Tiền Giang bị người bác giở trò đồi bại nhiều lần đến mang bầu buộc phải phá thai. Còn Hương (quê Bà Rịa - Vũng Tàu) bị ông hàng xóm ngoài 60 tuổi cưỡng đoạt khi ba mẹ đi làm nhờ ông này trông giúp. Mãi đến khi cái thai trong bụng Hương được hơn bốn tháng ba mẹ em mới biết chuyện.
Vết thương khó lành
Từ năm 2005 đến nay, mái ấm này đã tiếp nhận gần 350 bé gái bị xâm hại t.ình d.ục hoặc có nguy cơ bị xâm hại t.ình d.ục. Bà Lê Thị Mai, phó chủ nhiệm mái ấm, cho biết phần lớn các bé bị xâm hại t.ình d.ục được đưa đến là nạn nhân của cậu, chú, bác, cha ruột, cha dượng và những người có điều kiện tiếp cận như hàng xóm, bạn bè của bé và của người thân. “Khi kẻ xâm hại là người thân thì hậu quả càng lớn, nỗi đau của bé càng nhân lên gấp bội và ám ảnh lâu dài” - bà Mai nói.
Theo bà Mai, các vụ xâm hại này thường xảy ra trong các gia đình thiếu những khoảng không gian riêng tư, ăn ở luông tuồng, bé gái dậy th.ì sớm, cha mẹ thiếu quan tâm con cái và mất cảnh giác trước các nguy cơ rình rập quanh bé. Bà Mai bức xúc: “Chỉ cần trong khoảnh khắc lơ là nào đó của cha mẹ là có thể đẩy cuộc đời con mình xuống địa ngục”.
Các nhân viên cho biết nhiều bé khi được giải cứu đưa đến mái ấm vẫn còn bấn loạn. Do vậy, việc đầu tiên của các nhân viên là giúp bé ổn định tâm lý. Công việc này không phải một sớm một chiều, nhiều khi kéo dài nhiều tháng trời. Như bé Hằng khóc suốt cả tuần, vậy mà vẫn thương ba, một tình thương cao cả mà người cha tội lỗi chắc sẽ chẳng bao giờ hiểu được:
“Ba làm vậy với con nhiều lắm, con đau mà không dám nói vì sợ người ta bắt ba. Lúc mấy chú công an hỏi, con khai chỉ có mười mấy lần hà”. Và bây giờ cô bé ấy tâm sự: “Em muốn vô nhà giam thăm ba vì dẫu sao ông ấy cũng là người sinh ra em. Nhưng hiện giờ em chưa thể nói lời tha thứ cho ông ấy được”.
Còn Hương được đưa đến mái ấm sau khi phá cái thai đã lớn. Hương lầm lì, hay ngồi một chỗ, ôm và nói chuyện với con búp bê. Các em vào đây đều có những hành vi bất bình thường, chỉ có một điều giống nhau: lầm lì, trầm cảm, ít chịu giao tiếp và hay khóc. Khóc suốt.
Theo bà Mai, việc hỗ trợ của mái ấm chỉ là ổn định tâm lý, giúp chấp nhận quá khứ để tiếp tục sống, sau đó là cả quá trình cung cấp kiến thức, hỗ trợ kỹ năng sống, học văn hóa, giúp các em học nghề và tìm việc làm chứ không thể xóa được vết thương thể xác và tinh thần. Bà lo lắng: “Khúc sau cuộc đời của các em còn rất nhiều chuyện có thể xảy đến khi đến tuổi yêu đương, lập gia đình và sinh con”.
Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ (thuộc Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM) được thành lập năm 1992 tại địa chỉ 55/2 Lâm Văn Bền, P.Tân Kiểng, Q.7, TP.HCM. Nơi đây tiếp nhận tham vấn tâm lý, chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm cho các bé gái dưới 18 tuổi có nguy cơ hoặc bị xâm hại t.ình d.ục. Từ năm 2005 đến nay, mái ấm đã tiếp nhận gần 350 em.
Hằng và các bạn nhỏ ở đây là những đứa bé bị xâm hại t.ình d.ục khi tuổi còn thiếu nhi. Ở đây các em được chăm sóc, vỗ về nhưng vết thương quá khứ khó biết bao giờ mới liền sẹo. Trong bài viết này tên của các em đã được thay đổi.
Thiên thần bị vò nát
Phải một lúc rất lâu nói đủ thứ chuyện vui vẻ Hằng mới rụt rè kể câu chuyện của mình. Khi đó bé Hằng 9 tuổi, như một thiên thần.
Nhà Hằng có cả thảy bốn người, ba mẹ và một em trai nhỏ hơn 5 tuổi. Hằng không biết ba mẹ có chuyện gì nhưng lâu lâu ba Hằng mới ghé về thăm nhà. Một buổi chiều năm 2007, khi mẹ bồng em đi làm thuê, Hằng đang lui cui dọn dẹp nhà cửa thì bất ngờ bị một đôi tay rắn chắc bế bổng lên từ phía sau. Đó là ba Hằng.
Giọng Hằng uất nghẹn: “Ba đặt em lên gi.ường. Em đau lắm. Làm xong, trước khi đi ba dọa nếu kể cho ai biết chuyện này ba sẽ giết”. Cứ vậy, suốt gần năm năm ròng, mỗi tháng người đàn ông này lại xuất hiện và giở trò đồi bại với chính con gái mình. Lần cuối cùng bà hàng xóm phát hiện. Sau đó cô bé được đưa đến mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, còn người cha đốn mạt bị xử tù.
Ở mái ấm này các cô bé đều có hoàn cảnh tương tự, bị chính người thân hoặc hàng xóm cưỡng hiếp. Như trường hợp chị em ba cô bé, lớn nhất 12 tuổi và nhỏ nhất chỉ mới 8 tuổi, trong một vụ án nổi tiếng ở quận 7: chính mẹ ruột của các bé làm ngơ cho cha dượng của chúng cưỡng hiếp. Về sau, chính người mẹ bệnh hoạn này còn giữ tay chân các con cho ông chồng của mình làm bậy suốt một thời gian dài. Khi vụ việc vỡ lở họ bị kết án nặng, còn ba cô bé bơ vơ giữa dòng đời.
Ở mái ấm đặc biệt này, các hoa hồng nhỏ còn từng bị những yêu râu xanh cưỡng đoạt khi mới chỉ là những nụ hoa vừa hé, như trường hợp bé Lan ở Tiền Giang bị người bác giở trò đồi bại nhiều lần đến mang bầu buộc phải phá thai. Còn Hương (quê Bà Rịa - Vũng Tàu) bị ông hàng xóm ngoài 60 tuổi cưỡng đoạt khi ba mẹ đi làm nhờ ông này trông giúp. Mãi đến khi cái thai trong bụng Hương được hơn bốn tháng ba mẹ em mới biết chuyện.
Vết thương khó lành
Từ năm 2005 đến nay, mái ấm này đã tiếp nhận gần 350 bé gái bị xâm hại t.ình d.ục hoặc có nguy cơ bị xâm hại t.ình d.ục. Bà Lê Thị Mai, phó chủ nhiệm mái ấm, cho biết phần lớn các bé bị xâm hại t.ình d.ục được đưa đến là nạn nhân của cậu, chú, bác, cha ruột, cha dượng và những người có điều kiện tiếp cận như hàng xóm, bạn bè của bé và của người thân. “Khi kẻ xâm hại là người thân thì hậu quả càng lớn, nỗi đau của bé càng nhân lên gấp bội và ám ảnh lâu dài” - bà Mai nói.
Theo bà Mai, các vụ xâm hại này thường xảy ra trong các gia đình thiếu những khoảng không gian riêng tư, ăn ở luông tuồng, bé gái dậy th.ì sớm, cha mẹ thiếu quan tâm con cái và mất cảnh giác trước các nguy cơ rình rập quanh bé. Bà Mai bức xúc: “Chỉ cần trong khoảnh khắc lơ là nào đó của cha mẹ là có thể đẩy cuộc đời con mình xuống địa ngục”.
Các nhân viên cho biết nhiều bé khi được giải cứu đưa đến mái ấm vẫn còn bấn loạn. Do vậy, việc đầu tiên của các nhân viên là giúp bé ổn định tâm lý. Công việc này không phải một sớm một chiều, nhiều khi kéo dài nhiều tháng trời. Như bé Hằng khóc suốt cả tuần, vậy mà vẫn thương ba, một tình thương cao cả mà người cha tội lỗi chắc sẽ chẳng bao giờ hiểu được:
“Ba làm vậy với con nhiều lắm, con đau mà không dám nói vì sợ người ta bắt ba. Lúc mấy chú công an hỏi, con khai chỉ có mười mấy lần hà”. Và bây giờ cô bé ấy tâm sự: “Em muốn vô nhà giam thăm ba vì dẫu sao ông ấy cũng là người sinh ra em. Nhưng hiện giờ em chưa thể nói lời tha thứ cho ông ấy được”.
Còn Hương được đưa đến mái ấm sau khi phá cái thai đã lớn. Hương lầm lì, hay ngồi một chỗ, ôm và nói chuyện với con búp bê. Các em vào đây đều có những hành vi bất bình thường, chỉ có một điều giống nhau: lầm lì, trầm cảm, ít chịu giao tiếp và hay khóc. Khóc suốt.
Theo bà Mai, việc hỗ trợ của mái ấm chỉ là ổn định tâm lý, giúp chấp nhận quá khứ để tiếp tục sống, sau đó là cả quá trình cung cấp kiến thức, hỗ trợ kỹ năng sống, học văn hóa, giúp các em học nghề và tìm việc làm chứ không thể xóa được vết thương thể xác và tinh thần. Bà lo lắng: “Khúc sau cuộc đời của các em còn rất nhiều chuyện có thể xảy đến khi đến tuổi yêu đương, lập gia đình và sinh con”.
Nơi chăm sóc các bé bị xâm hại
Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ (thuộc Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM) được thành lập năm 1992 tại địa chỉ 55/2 Lâm Văn Bền, P.Tân Kiểng, Q.7, TP.HCM. Nơi đây tiếp nhận tham vấn tâm lý, chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm cho các bé gái dưới 18 tuổi có nguy cơ hoặc bị xâm hại t.ình d.ục. Từ năm 2005 đến nay, mái ấm đã tiếp nhận gần 350 em.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: