Menplus
Thành viên
- Tham gia
- 27/9/2013
- Bài viết
- 85
Chuyện người xấu và người đẹp
*Photo: Shelby
Để mở đầu, mình xin kể lại một câu nói của một người đàn ông nói về hai người vợ của ông ta: “Hai người vợ của tôi, một người xấu và một người đẹp. Tuy nhiên tôi yêu người vợ xấu hơn. Người xấu vì biết mình xấu nên cô ta đẹp, người đẹp vì biết mình đẹp nên cô ta xấu.” Câu nói này có đúng không? Trong bài viết này mình sẽ nói về cái xấu và cái đẹp về mặt vật lý và cách mỗi người phản ứng với sự xấu-đẹp của bản thân họ.
Người xấu biết mình xấu…
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều tự biết mình xấu, đẹp chỗ nào. Bằng chứng cụ thể là trên facebook có nhiều bạn thích và chụp rất nhiều ảnh post lên hàng ngày, những ảnh đó khá đẹp, tuy nhiên phần lớn đều rất.. giống nhau, chỉ khác mỗi quần áo thôi. Tôi nghĩ lý do là các bạn đó chỉ chụp ở 1-2 góc nhìn mà họ cho là trông họ đẹp nhất ở góc đó. Đó là ý thức về điểm đẹp, xấu của bản thân mình. Với những người có vẻ bề ngoài xấu (theo quan điểm của bản thân họ và những người xung quanh) thì họ sẽ có những cách phản ứng như sau:
Đôi khi trong mắt người khác, bạn không xấu như bạn nghĩ đâu!
Người đẹp biết mình đẹp…
Ai chà, người đẹp thì có ai không biết mình đẹp nhỉ? Họa chăng là những người đẹp.. sống trong rừng. Ngày nay, đàn ông ngày càng đông mà phụ nữ thì ngược lại nên đôi khi có nhiều anh tán tỉnh cũng quá là thô. Ai cũng khen đẹp, khen dễ thương này kia kia nọ làm cho nhiều người “hơi đẹp” cũng tưởng mình là hoa khôi. Thêm vào đó là “công nghệ” chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh phát triển cao khiến cho những người “không xấu lắm” cũng tự tin khoe nhan sắc. Ừ thì tự tin là đức tính tốt đó chứ. Nhưng tự tin quá lố và không có cơ sở thì lại thành lố bịch. Điều đó làm mất đi cái đẹp vốn không lấy gì làm nhiều ở những người này. Đáng tiếc.
Có hai điểm đáng tiếc ở một số người đẹp là việc quá đắm chìm trong cái đẹp của chính mình và việc “khoe của” một cách quá đáng. Tuổi xuân ai cũng có một thời thôi, qua rồi thì còn lại gì. Cố níu kéo thì cũng chẳng được bao lâu. Nếu quá đam mê và tự hào về cái đẹp bề ngoài thì càng lớn tuổi, già đi em sẽ càng khổ đấy, người đẹp. Ban đầu là cái đẹp được mọi người công nhận, trầm trồ, si mê. Sau đó là cái đẹp nhàm chán. Rồi đến lúc chỉ còn mình em thấy mình đẹp mà thôi. Em cũng biết điều đó, nhưng em không chấp nhận. Em đẹp! Em phải đẹp! Khổ thân em.
Người xưa có câu “hồng nhan bạc phận”. Những người thật sự đẹp, ý thức được cái đẹp của mình có khi họ nên tìm cách “che” bớt. Họ biết rằng đó là một lợi thế mà cũng là gánh nặng. Sẽ ra sao nếu bước ra chốn đông người lại bị đám đông nhìn chằm chằm? Hay khi nói chuyện với người khác họ mãi ngắm bạn mà không nghe những gì bạn nói? Tệ hơn là họ chỉ nhìn vào ngực áo mà không nhìn mặt bạn?? Người đẹp có nhiều người theo đuổi và khó tìm được người thật lòng với họ. Đa phần những người đẹp đều lận đận tình duyên. Khi đi làm thì dễ bị lợi dụng, quấy rối t.ình d.ục… Cho nên người đẹp khôn ngoan không tập trung vào cái đẹp mà tập trung vào những giá trị khác để phát triển toàn diện hơn.
Vài dòng sau cùng xin nói về “làm đẹp”
Tôi quan sát thấy có những người lúc nhỏ rất xinh, lớn lên thì rất đẹp. Nhưng rồi họ bắt đầu trang điểm, mua sắm quần áo, làm tóc… Dần dần họ trở thành nô lệ của những mỹ phẩm, kem dưỡng da, phấn, son… Họ hoàn toàn khác so với con người ban đầu của chính họ. Giống như khoác lên người một lớp hóa trang vậy. Cũng đẹp đó, nhưng là một cái đẹp rất công nghiệp, có khi tôi tưởng mình đang nhìn mấy cô ma-nơ-canh. Đôi lúc nhìn họ với hình ảnh “sành điệu” hiện tại và nhớ lại hình ảnh thời còn “tươi trẻ”, tôi chợt nghĩ: Đêm về, khi tẩy trang và sáng sớm khi vừa thức dậy, nhìn vào gương, họ sẽ nghĩ gì?! Tôi nghĩ đến cảnh họ phải sống trong tình trạng “không trang điểm không dám ra đường” như thế trong vòng bao nhiêu chục năm còn lại của cuộc đời…
*Photo: Shelby
Để mở đầu, mình xin kể lại một câu nói của một người đàn ông nói về hai người vợ của ông ta: “Hai người vợ của tôi, một người xấu và một người đẹp. Tuy nhiên tôi yêu người vợ xấu hơn. Người xấu vì biết mình xấu nên cô ta đẹp, người đẹp vì biết mình đẹp nên cô ta xấu.” Câu nói này có đúng không? Trong bài viết này mình sẽ nói về cái xấu và cái đẹp về mặt vật lý và cách mỗi người phản ứng với sự xấu-đẹp của bản thân họ.
Người xấu biết mình xấu…
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều tự biết mình xấu, đẹp chỗ nào. Bằng chứng cụ thể là trên facebook có nhiều bạn thích và chụp rất nhiều ảnh post lên hàng ngày, những ảnh đó khá đẹp, tuy nhiên phần lớn đều rất.. giống nhau, chỉ khác mỗi quần áo thôi. Tôi nghĩ lý do là các bạn đó chỉ chụp ở 1-2 góc nhìn mà họ cho là trông họ đẹp nhất ở góc đó. Đó là ý thức về điểm đẹp, xấu của bản thân mình. Với những người có vẻ bề ngoài xấu (theo quan điểm của bản thân họ và những người xung quanh) thì họ sẽ có những cách phản ứng như sau:
- Không chấp nhận mình xấu nên tìm cách trang điểm, mặc quần áo lòe loẹt không thích hợp. Đôi khi chỉ là không thích hợp thôi, nhưng họ lại không chịu thay đổi hay lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này làm cho họ càng xấu thêm, đặc biệt là phong cách trang điểm.
- Biết mình xấu nên cảm thấy buồn tủi, tự ti, ngại giao tiếp. Điều này không làm cho cái xấu (về diện mạo) của họ tăng thêm hay giảm bớt, cũng không gây phản cảm cho người xung quanh nhưng lại mang đến cảm giác khiến người ta thương hại (nhưng ít ai dám “thương”)
- Có người biết và chán ghét cái xấu của bản thân nên họ dần dần trở nên bảo thủ, gay gắt, cộc cằn, khó chịu, ngang bướng để làm thành một loại “cá tính” nào đó rất là “riêng biệt” – chẳng ai dám đến gần luôn. Họ như con nhím luôn luôn xù gai nhọn lên vì sợ bị thương tổn, nhưng lại không biết rằng cũng vô tình ngăn cách những người thật lòng quan tâm đến họ, vô tình gây nên ấn tượng xấu trong mắt những người bình thường khác. Số người xa lánh hay ghét người khác chỉ vì diện mạo xấu không nhiều và không đáng quan tâm bằng những người vừa kể trên đâu. Tại sao phải vì những người không thích mình mà làm cho tất cả mọi người khác đều không dám tới gần chứ?!
- Chỉ có những người xấu biết rõ và chấp nhận cái xấu của mình thì mới trở nên đẹp hơn.Chấp nhận không phải là “có sao để vậy” mà là chọn cách ăn mặc, trang điểm phù hợp để làm sao đừng nổi bật cái xấu lên là được. Bên cạnh đó là chú ý rèn luyện cách ăn nói nhẹ nhàng lễ phép, tính tình khiêm tốn, hiền hòa, có ước mơ, có chí cầu tiến và những đức tính tốt đẹp khác. Những người này biết tập trung vào những ưu điểm mà họ có thể phát huy để đạt đến cái đẹp chân chính.
Đôi khi trong mắt người khác, bạn không xấu như bạn nghĩ đâu!
Người đẹp biết mình đẹp…
Ai chà, người đẹp thì có ai không biết mình đẹp nhỉ? Họa chăng là những người đẹp.. sống trong rừng. Ngày nay, đàn ông ngày càng đông mà phụ nữ thì ngược lại nên đôi khi có nhiều anh tán tỉnh cũng quá là thô. Ai cũng khen đẹp, khen dễ thương này kia kia nọ làm cho nhiều người “hơi đẹp” cũng tưởng mình là hoa khôi. Thêm vào đó là “công nghệ” chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh phát triển cao khiến cho những người “không xấu lắm” cũng tự tin khoe nhan sắc. Ừ thì tự tin là đức tính tốt đó chứ. Nhưng tự tin quá lố và không có cơ sở thì lại thành lố bịch. Điều đó làm mất đi cái đẹp vốn không lấy gì làm nhiều ở những người này. Đáng tiếc.
Có hai điểm đáng tiếc ở một số người đẹp là việc quá đắm chìm trong cái đẹp của chính mình và việc “khoe của” một cách quá đáng. Tuổi xuân ai cũng có một thời thôi, qua rồi thì còn lại gì. Cố níu kéo thì cũng chẳng được bao lâu. Nếu quá đam mê và tự hào về cái đẹp bề ngoài thì càng lớn tuổi, già đi em sẽ càng khổ đấy, người đẹp. Ban đầu là cái đẹp được mọi người công nhận, trầm trồ, si mê. Sau đó là cái đẹp nhàm chán. Rồi đến lúc chỉ còn mình em thấy mình đẹp mà thôi. Em cũng biết điều đó, nhưng em không chấp nhận. Em đẹp! Em phải đẹp! Khổ thân em.
Người xưa có câu “hồng nhan bạc phận”. Những người thật sự đẹp, ý thức được cái đẹp của mình có khi họ nên tìm cách “che” bớt. Họ biết rằng đó là một lợi thế mà cũng là gánh nặng. Sẽ ra sao nếu bước ra chốn đông người lại bị đám đông nhìn chằm chằm? Hay khi nói chuyện với người khác họ mãi ngắm bạn mà không nghe những gì bạn nói? Tệ hơn là họ chỉ nhìn vào ngực áo mà không nhìn mặt bạn?? Người đẹp có nhiều người theo đuổi và khó tìm được người thật lòng với họ. Đa phần những người đẹp đều lận đận tình duyên. Khi đi làm thì dễ bị lợi dụng, quấy rối t.ình d.ục… Cho nên người đẹp khôn ngoan không tập trung vào cái đẹp mà tập trung vào những giá trị khác để phát triển toàn diện hơn.
Vài dòng sau cùng xin nói về “làm đẹp”
Tôi quan sát thấy có những người lúc nhỏ rất xinh, lớn lên thì rất đẹp. Nhưng rồi họ bắt đầu trang điểm, mua sắm quần áo, làm tóc… Dần dần họ trở thành nô lệ của những mỹ phẩm, kem dưỡng da, phấn, son… Họ hoàn toàn khác so với con người ban đầu của chính họ. Giống như khoác lên người một lớp hóa trang vậy. Cũng đẹp đó, nhưng là một cái đẹp rất công nghiệp, có khi tôi tưởng mình đang nhìn mấy cô ma-nơ-canh. Đôi lúc nhìn họ với hình ảnh “sành điệu” hiện tại và nhớ lại hình ảnh thời còn “tươi trẻ”, tôi chợt nghĩ: Đêm về, khi tẩy trang và sáng sớm khi vừa thức dậy, nhìn vào gương, họ sẽ nghĩ gì?! Tôi nghĩ đến cảnh họ phải sống trong tình trạng “không trang điểm không dám ra đường” như thế trong vòng bao nhiêu chục năm còn lại của cuộc đời…